Ngọc Khánh đẹp dịu dàng, diện áo dài kết hợp từ tơ tằm và thổ cẩm
NTK Vũ Việt Hà giới thiệu bộ sưu tập “ Hoài Niệm” với sự kết hợp độc đáo của tơ tằm và thổ cẩm. 15 chiếc áo dài tái hiện ký ức, lối sống của người dân Việt Nam thời xưa cũ.
NTK Vũ Việt Hà mang đến 15 thiết kế được kết hợp độc đáo, mới lạ của 2 chất liệu là thổ cẩm và tơ tằm trong bộ sưu tập “Hoài niệm”.
NTK chia sẻ toàn bộ những thiết kế được anh thực hiện trong 10 ngày, tái hiện ký ức và dấu ấn truyền thống trong cách ăn mặc, lối sống của người Việt xưa.
Phom dáng áo dài thập niên 1930 – sở trường của nhà thiết kế tiếp tục được phát triển trên chất liệu tơ tằm được đặt dệt riêng.
Người mẫu trẻ Ngọc Khánh diện áo dài kín đáo nhưng vẫn hiện đại. Phần cổ kiến, tay áo phồng và loe rộng đầy phá cách.
Nữ người mẫu khoe vẻ đẹp nhẹ nhàng, e ấp với các chi tiết bông hoa rực rỡ với gam màu nổi bật, xen kẽ với sắc xanh của lá cây. Từng họa tiết được các nghệ nhân tỉ mỉ thêu tay tốn nhiều giờ đồng hồ.
Điểm nhấn đắt giá của bộ sưu tập là những mảnh thổ cẩm xuất hiện trên tay áo, cổ áo, chạy dọc thân hay phần ngực được Ngọc Khánh thể hiện triệt để.
Video đang HOT
“Nhân dịp nghệ thuật làm trang phục dân tộc Mông đen Sa Pa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tôi đã sử dụng thổ cẩm để thể hiện tình cảm, sự tri ân của tôi đối với văn hóa đặc sắc này, đồng thời muốn lan tỏa rộng rãi tinh hoa đó”, anh nói.
Tà áo dài càng làm tăng thêm vẻ đẹp cổ điển, nền nã của nữ người mẫu. Để cho tà áo trở nên sống động và bắt mắt hơn, anh cùng các nghệ nhân đã áp dụng kỹ thuật đính kết cườm và đá ở đường viền.
Chia sẻ về việc sử dụng thổ cẩm, NTK tiết lộ đã sưu tầm trong những chuyến công tác ở Sapa tại bản của người Mông đen. “Chúng là sản phẩm rất quý của người Mông đen nơi đây. Mỗi tác phẩm làm tay nên chỉ có một chiếc duy nhất, giá trị khó có thể đo đếm”, nam NTK thổ lộ.
Anh từng nhiều lần sử dụng chất liệu thổ cẩm trong quãng thời gian gần 20 năm làm nghề.
Trang phục được thực hiện trong bối cảnh di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, càng làm tăng thêm không khí hoài cổ.
Hoài cổ với áo dài xưa
Trải qua những chặng đường biến tấu, cách tân,... chiếc áo dài Việt Nam vẫn giữ được nét dịu dàng, thướt tha trong từng nếp vải.
Mấy năm trở lại đây, áo dài xưa được nhiều phụ nữ lựa chọn để mặc trong những dịp lễ, tết,... gợi lại nét hoài cổ của những năm 1960-1970.
Áo dài phong cách "Cô Ba Sài Gòn" từng "làm mưa làm gió" từ 6 năm trước đến nay vẫn chưa "hạ nhiệt"
Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống, biểu tượng văn hóa mà còn tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Khoảng năm 1960, áo dài dáng suông, thân sau rộng hơn thân áo trước được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Để rồi, hơn 60 năm sau, những chiếc áo dài xưa lại một lần nữa gây thương nhớ khi được nhiều người chọn để mặc vào những dịp quan trọng.
Trong sự giản dị của những nếp áo dài suông, đượm hương hoài cổ là nét thanh xuân, yêu kiều. Áo dài suông mang nét mộc mạc, bình dị mà lại rất thân thương. Chính vì thế, chất liệu để làm nên dáng áo này cũng khá khác biệt. Nhắc đến áo dài, người ta thường nghĩ đến những chất liệu tơ tằm, lụa,... vì có độ rủ, tạo sự uyển chuyển, thướt tha trong từng bước đi. Thế nhưng, áo dài suông phải là những chất liệu thô, mộc như các dòng vải cotton. Áo dài dáng suông thường không rủ mà phải có độ đơ nhất định. Những nếp áo vừa cũ, vừa mới ấy lại có sức hút với hàng vạn "tín đồ" thời trang bởi nó giữ nguyên vẻ mộc mạc của tà áo dài những năm 60 nhưng lại được biến tấu với những đường nét, hoa văn hiện đại. Có lẽ, đó cũng là nét đặc biệt của những nhà thiết kế khi làm về sản phẩm có hơi thở và văn hóa xưa cũ,...
Nhắc đến áo dài xưa, không thể không nhắc đến dáng áo thắt eo, tà rộng của phụ nữ Sài Gòn những năm 1970 từng được xem là chuẩn mực của áo dài Việt Nam một thời. Đây là mẫu áo dài có sự giao thoa giữa yếu tố hiện đại và cổ điển, để lại nhiều dấu ấn nhất. Mẫu áo dài này sử dụng chất liệu mềm mại hơn như chiffon, ren, lụa,... Thiết kế cũng cách tân hơn bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo, chít eo ôm sát tôn vóc dáng, họa tiết lớn, nổi bật hơn như hoa hay họa tiết thổ cẩm.
Áo dài dáng suông thường được sử dụng chất liệu vải thô kết hợp thêu tay tạo nên nét hoài cổ
Năm 2017, sau thành công của bộ phim Cô Ba Sài Gòn, áo dài phong cách "cô ba" phủ sóng. Thời điểm đó, hầu như bạn gái nào cũng có chiếc áo dài mang họa tiết "cô ba" được may theo phom dáng áo dài truyền thống thập niên 60-70 của thế kỷ XX. Và đến bây giờ, cơn sốt áo dài "cô ba" vẫn chưa "hạ nhiệt". Cứ mỗi dịp tết, nhiều nhãn hàng cũng như shop thời trang đồng loạt ra mắt những mẫu áo dài phối họa tiết rực rỡ, bắt mắt mang phong cách "cô ba". Ngoài hoa văn gạch men, chấm bi, những họa tiết vẫn được sử dụng nhiều như hoa cúc, hoa mai, đào, chim công,...
Giữa nhịp sống hiện đại, áo dài xưa vẫn có "chỗ đứng" nhất định trong lòng các "tín đồ" thời trang bởi áo dài không chỉ là trang phục mà còn là hồn cốt dân tộc. Những nét đẹp xưa cũ một thời kết hợp với những đường nét, chấm phá hiện đại đã tạo nên một nét rất riêng cho áo dài xưa ở thời đương đại./.
"Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế 2 tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.
Trải qua nhiều giai đoạn và những lần cách tân, áo dài vẫn giữ nét duyên chuẩn mực truyền thống của người Việt và được phụ nữ chọn mặc vào những dịp quan trọng: Hỏi, cưới, lễ, tết,...
Độc đáo áo dài lụa phối jean tại fashion show Chu và Chung Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 Thu Uyên cùng các người mẫu mang đến phần trình diễn thời trang ấn tượng qua những thiết kế mới nhất của nhà thiết kế Võ Việt Chung và Chu Thị Hồng Anh. Trong đó, có sự kết hợp giữa áo dài lụa và jean. Khi áo dài lụa kết hợp cùng quần jean tại show...