Ngọc Anh lên ngôi Hoa hậu các dân tộc VN
Người đẹp Thanh Hóa vượt qua 61 thí sinh trở thành người chiến thắng trong đêm chung kết cuộc thi nhan sắc tại Nhà hát Hội An, Quảng Nam tối 26/6.
Đêm chung kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam bắt đầu từ 20h30 và kết thúc sau gần 3 tiếng đồng hồ. Các cô gái đến từ 39 tỉnh thành trong cả nước cùng nhau chào khán giả trong chiếc áo dài tinh khôi và bắt đầu cuộc đua nhan sắc qua ba phần thi Trang phục dân tộc, Áo tắm và Trang phục dạ hội. 18 gương mặt nổi bật được chọn ra, trong đó sáu người xuất sắc bước tiếp vào phần thi ứng xử. Năm thí sinh dân tộc Kinh gồm Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Hà, Trần Ngọc Nguyên Khánh, Nguyễn Thị Loan, Phạm Thị Thanh Tâm và thí sinh Lò Thị Minh dân tộc Xinh Mun cùng nhau bốc thăm để chọn ra vị giám khảo đặt câu hỏi cho mình.
Ngọc Anh trong trang phục áo tắm.
Là người thi ứng xử đầu tiên nhưng Nguyễn Thị Ngọc Anh rất tự tin. Cô trả lời trôi chảy câu hỏi của Tiến sĩ sử học Trịnh Thị Thủy: “Tại sao tham gia cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam?”. Cô sinh viên Đại học Mở Hà Nội cho biết: “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần ba là cuộc thi nhan sắc quốc gia duy nhất năm 2013, dành cho 54 dân tộc anh em, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, tài năng, trí tuệ tâm hồn, là cơ hội kết chặt tình đoàn kết dân dộc. Đến với cuộc thi, các thí sinh có thể giới thiệu nét đẹp của dân tộc mình tới các bạn”.
Trước đó, Ngọc Anh cũng để lại ấn tượng đẹp với mái tóc xõa dài ngang hông, dáng đi uyển chuyển trong phần trình diễn trang phục dân tộc. Cô chọn chiếc áo dài trắng tha thướt với phần tay cách điệu. Những đóa sen nhỏ xinh kết trên chiếc mấn góp phần làm bừng sáng khuôn mặt của Ngọc Anh. Ở phần thi Trang phục dạ hội, cô gái xứ Thanh xuất hiện trong chiếc váy đuôi cá xanh mát, gợi cảm.
Cô được đánh giá là gương mặt sáng của cuộc thi ngay khi xuất hiện tại buổi họp báo lần đầu về Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đầu tháng 5 tại Hà Nội. Tuy nhiên, chiến thắng của cô gái cao 1,69m nặng 51kg, số đo ba vòng 84-60-89 vẫn làm nhiều người bất ngờ. Chính bản thân Ngọc Anh cũng không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc khi nhận được sự chúc mừng từ các thí sinh và người thân.
Top 6 người đẹp vào vòng ứng xử.
Lò Thị Minh giành ngôi Á hậu 1. Cô gái dân tộc Xinh Mun cao 1,65m, số đo ba vòng 85-65-89 gây chú ý khi mang đến phần thi Trang phục truyền thống chiếc váy nhung đen và áo chẽn đỏ bằng nhung, đặc trưng của mảnh đất Điện Biên quê hương cô.
Video đang HOT
Sở hữu chiều cao vượt trội 1,74m và số đo ba vòng 90-63-93 nhưng Nguyễn Thị Loan chỉ nhận được ngôi Á hậu 2. Người đẹp Thái Bình luôn nổi bật trong các phần thi với kinh nghiệm sân khấu và khả năng trình diễn catwalk. Chân dài 23 tuổi cũng trả lời trôi chảy câu hỏi ứng xử, không mắc lỗi như tại chung kết Hoa hậu Việt Nam 2010. Tuy nhiên cô thiếu sự tươi mới, trẻ trung so với các ứng viên còn lại.
Cô gái đến từ mảnh đất Lâm Đồng, Trần Ngọc Nguyên Khánh giành giải Người đẹp Thân thiện. Danh hiệu Người đẹp xứ Quảng thuộc về thí sinh chủ nhà Quảng Nam Đặng Thị Hà. Người đẹp Du lịch thuộc về Phạm Thanh Tâm, cô công an của thành phố Cần Thơ.
Cả sáu người đẹp top 6 đều nhận được vương miện với những giá trị khác nhau. Người trao vương miện cho Hoa hậu là Quý bà Đoàn Kim Hồng – Phó ban tổ chức. Á hậu 1 nhận vương miện từ Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đầu tiên Hoàng Nhung. Trong khi đó, Hoa hậu đăng quang cuộc thi lần hai Triệu Thị Hà không xuất hiện.
Phút đăng quang của Tân hoa hậu.
Cuộc thi còn dành sự tôn vinh với hai người đẹp dân tộc Kinh trùng tên. Nguyễn Thị Hồng Nhung (Quảng Bình) nhận danh hiệu Người đẹp tài năng. Nguyễn Thị Hồng Nhung (Hải Phòng) với chiều cao 1,77m, cao nhất cuộc thi trở thành Người đẹp Biển. Danh hiệu Người trình diễn trang phục dân tộc truyền thống đẹp nhất thuộc về Đinh Thị Thùy Trang, dân tộc H’Re, đến từ tỉnh Quảng Ngãi. Người đẹp Ảnh thuộc về Vũ Trần Triều Thu dân tộc Kinh, thí sinh từng dự thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011.
Đêm chung kết Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ ba cũng chính là đêm bế mạc của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V. Sân khấu Nhà hát Hội An mang đậm dấu ấn hai di sản của tỉnh Quảng Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Cùng với đó là hoa văn chim lạc, những thửa ruộng bậc thang của vùng Tây Bắc, hình ảnh cách điệu những chiếc cồng chiêng Tây Nguyên mang lại nét giao hoà của văn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Là đêm lên ngôi của nhan sắc, nhưng phần nghệ thuật cũng được Ban tổ chức xây dựng khá công phu, với sự góp mặt của những ca sĩ nổi tiếng như Thanh Lam với Đợi chờ, Tùng Dương với Trăng vàng, Hồ Quỳnh Hương với Tình yêu, Hoàng Quyên với Lọ Lem và những gót sen. Bên cạnh đó, dàn diễn viên múa cũng cống hiến tới khán giả điệu múa Đèn lồng với hình ảnh những cô gái trong trang phục áo dài truyền thống, tóc chải bồng, mang nét của Hội An thế kỷ 19 hay Thiếu nữ dệt mây khắc hoạ vẻ đẹp của thiếu nữ Cơ Tu trong lao động và cuộc sống.
Theo VNE
Người đàn bà gây dựng "vương quốc khuyển"
Để có đủ thức ăn cho hàng trăm chú chó lớn bé, hàng ngày, bà Anh phải lặn lội đến các quán cơm, nhà hàng hay các khu trọ công nhân ven khu công nghệp... để gom đồ ăn thừa.
Thậm chí, lúc bí quá, bà còn tình nguyện xin vào làm rửa chén thuê ở các quán để đổi công sức lấy khẩu phần ăn cho những chú chó yêu của mình. Tính đến nay "duyên nợ" giữa bà và những chú khuyển đã ngót 15 năm. Người ta bảo bà lập dị, nhưng bà bảo công việc khác người đó đơn thuần xuất phát từ tình yêu thương động vật mà thôi.
"Cư khuyển" của chó mồ côi
Đến thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), chỉ cần hỏi câu chuyện về người đàn bà dị 15 năm gây dựng "vương quốc khuyển" thì hầu như ai cũng biết. Bà là Nguyễn Thị Ngọc Anh (56 tuổi, ngụ ở tổ 2, ấp Phước Thái), người ta bảo việc nuôi chó của bà đã trở thành câu chuyện cảm động giữa tình cảm con người và loài vật. Bởi lẽ, bà vốn nghèo lại sống đơn độc một mình, nhiều lúc ăn chưa dám no, nhưng lại cưu mang hàng trăm chú chó, mỗi ngày phải tiêu tốn không biết baonhiêu cơm gạo mà kể. Điều đáng nói, tất cả chú khuyển tại "vương quốc" đều được bà xin, lượm về nuôi. Lúc lớn lên, bà không bắt thịt hay đổi bán, mà chỉ cho những ai thực sự có lòng yêu thương động vật.
"Vương quốc khuyển" của bà Anh. Ảnh: Q.H
Mong con người đừng tàn nhẫn với loài vật trung thành "Người ta bảo tôi rảnh hơi, kỳ dị, nhưng bản thân tôi tự thấy công việc này xuất phát từ tình cảm. Tôi quan niệm rằng mọi sinh linh, giống loài, đều có quyền được sống và được yêu thương. Huống gì chó là con vật thông minh, trung thành lại sống gần gũi với con người. Chúng cũng biết thể hiện cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố... rất rõ khi ở bên con người, vì vậy không nên tàn nhẫn đối với loài vật này", bà Anh nói.
Có mặt tại "vương quốc khuyển", hiện ra trước mắt chúng tôi là hàng chục con chó lớn bé chạy nhảy tung tăng quanh một căn nhà nằm trên gò đất cao. Khoảnh đất rộng 1.000m2 ấy, bà đều ưu tiên nhường chỗ cho các chú cún cưng của mình, dễ đến hàng trăm con, ai lạc chân vào có thể nhầm tưởng căn nhà của bà là vườn thú. Để duy trì "vương quốc khuyển" này, bà phải vất vả đêm hôm trông từng miếng ăn giấc ngủ, thậm chí có khi bà còn nhường cơm cho chúng. Có lúc thiếu hụt, bà lại quảy gánh đi gom thức ăn thừa khắp nơi, luôn đảm bảo không chú nào bị đói mới yên lòng. Với tình yêu thương loài chó đặc biệt như vậy nên từ chỗ chỉ nuôi 4 chú khuyển ban đầu, nay bà đã có đàn chó hàng trăm con, đủ chủng loại.
Nói về duyên nợ với loài vật thông minh này, bà Anh kể: "Cách đây 15 năm, trong một chiều mưa tầm tã khi đi ngang một bãi rác ở thị trấn Tân Phước Khánh (huyện Tân Uyên), tôi tình cờ trông thấy 4 con chó con chưa mở mắt bị bỏ lẫn trong đống rác nồng nặc mùi. Không đành lòng để chúng chết, tôi liền bế về ủ ấm, nấu cháo hoa "mớm" cho ăn một lúc thì chúng khỏe lại. Đêm đó, bốn chú chó mồ côi ăng ẳng kêu đòi mẹ, tôi phải thức cả đêm dỗ dành, sau khi chăm nuôi khôn lớn, tôi đặt tên cho mỗi con theo bốn mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông". Từ mối "duyên nợ" ấy, bà Anh bắt đầu công việc thiện nguyện của mình là đi lượm chó về nuôi.
Từ đó, căn hộ bà trở thành nơi gặp nhau của những chú chó mồ côi theo đúng nghĩa. Để có đủ chỗ ở cho số lượng cún cưng đông đúc như vậy, bà Anh phải cải tạo hẳn mấy chuồng heo, chuồng gà để làm nơi cho chúng ở, đóng máng cho cho chúng ăn, xây khu vệ sinh để chất thải không làm ảnh hưởng đến hàng xóm. Bà Anh bảo: "Trong hàng trăm chú chó hiện tại, có con tôi nhặt ở bãi rác, ở góc phố, hoặc nhận từ những người khác mang đến cho". Hôm chúng tôi đến thăm "vương quốc" này, cảnh tượng vô cùng lý thú, từ góc nhà, gầm giường cho đến những đống gạch ngoài vườn nơi nào cũng thấy chúng, tiếng những chú cún con ăng ẳng chộn rộn cả gian nhà. Nhiều lúc thảnh thơi nhìn đàn chó quấn quýt đùa giỡn với nhau, bà lại cảm thấy ấm áp. Với bà, niềm hạnh phúc đơn giản chỉ là được chăm sóc, nhìn chúng khỏe mạnh lớn lên từng ngày.
Để làm tròn bổn phận "vú nuôi" cho "vương quốc" cún mồ côi này, bà phải tốn rất nhiều công sức. Ngoài tiền ăn mỗi ngày, thì thuốc men chích ngừa dại cho chúng cũng ngốn đi một phần chi phí rất lớn, chưa kể thuốc phòng những trận dịch theo mùa đe dọa đến "tính mạng" của những chú cún cưng. "Tôi thì nay đã có tuổi hay ốm đau. Nhưng mỗi lần đổ bệnh nhìn thấy đám cún cháu, chắt, chút, chít của "Xuân, Hạ, Thu, Đông" cứ đứng quanh như an ủi, tôi lại chóng khỏe". Để có đủ thức ăn nuôi đàn chó mồ côi, bà phải lặn lội đến các tiệm cơm, nhà hàng hay các khu công nghiệp xa nhà như V-Sip, Sóng Thần... vào những khu trọ công nhân xin thức ăn thừa mang về "vương quốc khuyển".
Bà Anh trò chuyện với PV. Ảnh: Q.H
Mối tình 15 năm son sắt
Ít ai biết rằng đằng sau nụ cười hạnh phúc bên đàn chó, người "vú nuôi" ấy lại có hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo. Bà Anh kể, chồng mất sớm để lại 5 người con thơ dại, một mình bà bươn trải, làm đủ thứ nghề để nuôi con. Khi các con đủ lông đủ cánh, mỗi người an phận một phương, người phụ nữ nghèo lại đơn độc trở về căn nhà cũ trên gò đất này sống với đàn chó cưng, đem tình thương yêu làm động lực sống. Thi thoảng lúc rảnh, bà lại kêu chúng lại rồi bới lông bắt rận, tắm rửa, tra ghẻ, chải chuốt... tươm tất cho từng con. Đến bữa, bà bao giờ cũng cho chúng ăn cơm trước, khi nào cảm thấy tất cả đều no, bà mới bày mâm ra ăn. "Thân già thui thủi một mình ai không buồn hả chú, nhưng may mà có những chú cún cưng này căn nhà mới bớt hiu quạnh", bà Anh tâm sự.
Sống hàng ngày bên đàn chó, bà Anh hiểu tính cách từng con và có những bí quyết dạy bảo khiến tất cả đều ngoan ngoãn. Bởi vậy dù đông đúc nhưng rất ít khi bà thấy chúng cắn nhau. Thậm chí trong khi ăn chung một máng, con này cũng không tranh giành con kia, ăn xong lại tự túc về chỗ nằm. Trong đám cún cưng thì chú "Chuột" được bà dành tình cảm đặc biệt nhất. Cái tên Chuột được bà đặt để nhớ lúc mới nhặt nó về từ bãi rác. Sau khi chăm bẵm, chú chó mồ côi lớn nhanh, lông óng mượt tựa lông chuột, rất ngoan ngoãn, đi đâu làm gì bà cũng dẫn theo. Bà Anh cười tâm sự: "Chúng cũng biết ghen tỵ đấy, nói thì người ta không tin nhưng mỗi khi tôi cưng nựng "thằng Chuột" là cả đàn chạy đến vờn chân như thể bắt tôi phải quan tâm tất cả".
Lo cho đàn chó cưng, hàng đêm chỉ cần nghe tiếng động cơ xe máy rồ ga đi qua, bà Anh lại giật mình tỉnh giấc chạy ra ngóng xem có đám "cẩu tặc" nào có lởn vởn quanh sân nhà hay không. Đã không ít lần, những kẻ bất lương tìm cách đột nhập "vương quốc khuyển" của bà như đều bất thành. "Nhiều đêm, những đám người lạ đi xe gắn máy rình rập quanh nhà để câu trộm hoặc đánh bả chúng. Rất may, tôi đều phát hiện xua đuổi được. Có lúc, tôi phải thức trắng đêm để trông giấc ngủ của chúng", bà tâm sự.
Có hàng trăm con chó, nhưng bà Anh không hề đổi chác hoặc bán đi. Chỉ khi nào chúng chết, thì bà chôn cất đàng hoàng, chứ tuyệt đối không đổi chúng để lấy những đồng tiền làm tư lợi. Tuy nhiên, mái ấm này cũng là nơi đến và đi của những chú chó mồ côi, bà sẵn sàng đón nhận những chú chó hoang, bị vứt đi nhưng cũng sẵn sàng trao cho ai đó đem về tiếp tục nuôi dưỡng. Bà Anh sợ nhất là chúng không may rơi vào tay những lái buôn thịt cầy, bởi vậy mỗi khi quyết định trao ai bà đều điều tra mục đích xin về rất cẩn thận. "Trước đến nay, tôi đã trao cho không biết bao nhiêu người đến xin, nhưng chưa bao giờ chúng phải bất hạnh "vào" nồi. Bởi khi cho xong, tôi đều giữ địa chỉ, duy trì liên lạc để mỗi tuần, tháng đều đến thăm. Tất nhiên khi nhận về, không may nó bị què, ốm đau, còi cọc... mang đến trả tôi đều nhận lại", bà Anh nói.
Trước khi chia tay, người "mẹ nuôi" của đàn chó mồ côi tâm sự: "Nuôi những chú cún này vất vả và tốn kém lắm, nếu không yêu thương chúng thì tôi đã không gắn bó được suốt 15 năm qua". Bà Anh chỉ buồn rằng, mỗi lần ra đường vẫn phải thấy những tấm biển lấy thịt chó ra quảng cáo làm đặc sản. Bà chỉ mong mọi người yêu thương động vật hơn, bởi với bà chúng cũng là một phần không thể thiếu của thế giới này.
Theo 24h
Thí sinh Hoa hậu các dân tộc VN khoe dáng với bikini Giữa nắng vàng, biển xanh, cát trắng tuyệt đẹp của Hội An, chiều 19/6, các người đẹp tham gia phần thi Trang phục áo tắm để tìm ra Người đẹp Biển - một trong mười danh hiệu của cuộc thi. Nguyễn Thị Loan, cao 1,74m, nặng 57 kg, số đo ba vòng 90-63-93. Cô từng giành giải Hoa hậu Biển Hoa hậu Việt...