Ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách ảnh hưởng đến thính giác ra sao?
Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.
Nếu ngoáy tai thường xuyên và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác.
Nhiều người có thói quen ngoáy tai mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm bằng các vật thiếu vệ sinh như tăm, đầu bút bi, chìa khóa, đầu nhíp…và nghĩ rằng hành động này khiến tai sạch hơn. Nhưng thực tế hành vi này rất không tốt, thậm chí là ảnh hưởng đến thính giác nghiêm trọng.
Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.
Chức năng và nhiệm vụ của tai
Tai đảm nhiệm hai chức năng đó là: tiếp nhận, truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể người. Dẫn truyền âm thanh được thực hiện bởi tai ngoài và tai giữa. Một khi âm thanh được não bộ tiếp nhận sẽ giúp chúng ta nghe và hiểu được.
Tai ngoài đảm nhiệm việc thu nhận âm thanh từ bên ngoài và dẫn truyền vào trong. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, hai bộ phận của tai ngoài đó là: loa tai và ống tai sẽ cùng hoạt động.
Tai trong là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh, giữ được thăng bằng cho cơ thể.
Nó đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể bởi khi có bất kỳ chuyển động nào hệ tiền đình sẽ cảm nhận rõ được, rồi truyền thông tin đi khắp các vị trí và bộ phận khác để chúng cân bằng lại hoạt động của mình. Từ đó, cơ thể người cũng được giữ thăng bằng.
Hay ngoáy tai có dễ bị viêm nhiễm?
Rùng mình xem rắn lục… ngoáy tai người
Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai thường xuyên sẽ gây những tác hại gì?
Gây viêm nhiễm
Video đang HOT
Khi ráy tai cứng và nhiều, nhiều người có xu hướng muốn lấy nó ra thật mạnh, thậm chí không bỏ cuộc cho đến khi thấy đau. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai.
Trên thực tế, việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Cũng có một số trường hợp da bị trầy xước, tổn thương nang lông, nếu vi khuẩn xâm nhập vào nang lông sẽ gây viêm nhiễm, điển hình là viêm ống tai.
Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.
Ảnh hưởng đến thính giác
Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.
Thủng màng nhĩ đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên là cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến điếc.
Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan toả vào các vùng cận kề.
Có cần thường xuyên loại bỏ ráy tai không?
Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm. Ráy khô thường dễ rơi ra, còn ráy ướt thì dính vào tai, khó làm sạch hơn. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng
Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn
Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng Sự tồn tại của ráy tai có một ý nghĩa nhất định.
Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường. Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.
Tai có khả năng tự thanh lọc, khi bạn nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.
Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.
Vệ sinh tai và biện pháp bảo vệ
Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai. Tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đó là:
Khi cảm thấy ngứa, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối vào ống tai, lắc nhẹ vài lần để ống tai được làm ẩm hoàn toàn bằng nước muối, sau đó dùng tăm bông lau nhẹ quanh tai. Lặp lại vài lần ráy tai sẽ sạch và hết cảm giác ngứa.Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vàng tai, day day vào nắp tai. Bạn không nên vội ngoáy tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.Nếu cần phải lấy ráy, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.Không dùng tăm xỉa răng, vật nhọn, chìa khóa chọc tai.Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các âm thanh, âm lượng loa đài nên để mức vừa phải.Đến các cơ sở y tế thăm khám nếu ở vị trí tai xuất hiện cảm giác đau nhức bất thường, tai chảy nước…
Những "trọng điểm" khi tắm giúp phụ nữ khỏe mạnh, sống lâu
Nếu biết tận dụng, tắm rửa không chỉ để làm sạch mà còn là thời gian thư giãn, giúp phòng nhiều bệnh tật.
Chị em phụ nữ thường có xu hướng quan tâm hơn đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Nhưng không phải chị em nào cũng biết rằng ngoài tác dụng làm sạch, việc tắm rửa hàng ngày còn có thể thư giãn, chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên tắm càng nhiều hay tắm càng lâu, kỳ cọ càng kỹ thì càng tốt. Ngược lại, những điều này còn có thể phản tác dụng, gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, có 3 vị trí mà chị em phụ nữ nên chú ý làm sạch, chà xát nhiều hơn trong khi tắm để khỏe mạnh và sống lâu hơn:
1. Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là nơi dễ bị bỏ qua hoặc chỉ kỳ cọ qua loa trong khi tắm. Tuy nhiên, vị trí này có rất nhiều mối liên hệ với sức khỏe, nhất là ở nữ giới.
Lòng bàn chân là vị trí dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, cần vệ sinh kỹ (Ảnh minh họa)
Lòng bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và giày dép hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Phụ nữ cũng thường đi giày cao gót nên việc bàn chân phải căng ra để giữ thăng bằng, trạng thái chân không thoải mái. Vì vậy việc làm sạch kỹ và massage lòng bàn chân không chỉ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn giảm đau, lưu thông mạch máu.
Bàn chân còn được Y học cổ truyền ví như "trái tim thứ hai" của con người, liên quan đến nhiều cơ quan nội tạng. Ví dụ như lòng bàn chân kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày... Do đó, việc làm sạch và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Lòng bàn chân còn là nơi tập trung nhiều kinh tuyến và huyệt đạo quan trọng. Phụ nữ làm, sạch lòng bàn chân kỹ, tác động lực vừa phải lên lòng bàn chân đều đặn giúp nuôi dưỡng thận, làm giãn mạch máu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của máu. Nói cách khác, chăm sóc bàn chân cũng là cách để cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
2. Nách
Vùng dưới cánh tay và gần với ngực (còn gọi là nách) cũng là vị trí chị em phụ nữ cần để ý kỹ hơn mỗi khi tắm rửa. Đây là vùng rất dễ đổ mồ hôi, có mùi khó chịu, lại ẩm ướt nên dễ trở thành "ổ vi khuẩn". Vệ sinh nách kỹ hơn khi tắm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh vi khuẩn tấn công. Ngoài ra còn có thể hạn chế mùi cơ thể, cải thiện tình trạng da tối màu - một trong những điều chị em tự ti với vùng da dưới cánh tay.
Nơi đây còn tập trung nhiều tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết và huyệt đạo quan trọng. Y học cổ truyền cho rằng, dù không hiểu gì về huyệt đạo thì việc chà xát nách mỗi khi tắm hàng ngày cũng đã giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Nhất là với tim mạch và não bộ. Khi tắm, làm sạch vùng da dưới cánh tay tương đương với việc xoa bóp nhẹ các tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết, huyệt đạo và mạch máu, có thể điều hòa khí huyết, giải độc và dưỡng tâm.
Có một huyệt đạo rất quan trọng dưới nách, được gọi là huyệt Cực tuyền. Khi tắm chà xát, massage nhẹ nhàng huyệt Cực tuyền, có thể giúp giãn nở lồng ngực và tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó cũng có thể phòng ngừa được bệnh mạch máu não và bệnh tim mạch vành rất hiệu quả.
Đặc biệt, chú ý đến vệ sinh nách khi tắm hàng ngày còn có thể giúp phát hiện sớm các bất thường liên quan tới ung thư hạch và ung thư vú. Nếu xoa bóp vùng này nhẹ nhàng cùng tác động từ nước tắm, nhất là nước ấm thì còn có thể tác động tích cực tới tim mạch, giảm cân.
3. Phía sau tai
Không sai khi nói rằng muốn biến một người có sạch sẽ hay không thì cần nhìn vào đôi tai của họ, nhất là vị trí phía sau tai. Bởi vì đây là nơi tốt để "che giấu" bụi bẩn, khó vệ sinh và khó tự kiểm tra xem đã thật sự sạch sẽ chưa. Tương tự, vị trí này cũng rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa.
Phía sau tai là vị trí rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa (Ảnh minh họa)
Bạn không nên ngoáy tai quá thường xuyên vì ráy tai có chức năng bảo vệ tai và thính giác. Tuy nhiên, việc làm sạch đôi tai ở bên ngoài thì lại vô cùng cần thiết, phải làm hàng ngày. Tai có nhiều nếp gấp, lại là nơi thường không được bao phủ bởi trang phục, tiếp xúc nhiều với nắng gió cũng như khói bụi. Nhiều người còn có thói quen sờ tay lên tai hoặc đeo nhiều trang sức, tất cả những điều này tiềm ẩn nguy cơ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn cao. Không vệ sinh kỹ dễ gây viêm nhiễm, thậm chí ảnh hưởng thính lực.
Chưa kể, phía sau tai phân bố nhiều huyệt đạo quan trọng và đầu dây thần kinh, có liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể như: hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết . Ví dụ như phía sau dái tai, ở chỗ lõm phía trước đầu dưới của xương chũm, là huyệt Nhất Phong. Nhiều vấn đề về thần kinh, tâm trạng và thậm chí là cải thiện ngũ quan trên mặt có thể được giải quyết khi xoa nhẹ nhàng huyệt đạo này. Đặc biệt là khi tắm. Nổi bật như giảm đau đầu, giúp ngủ ngon, chữa ù tai, đau họng, cải thiện miệng và mắt xếch, cứng hàm, sưng má...
Hay phía trên dái tai khoảng 0,5 cm có một huyệt gọi là huyệt Đình Công có liên quan đến thính giác, trí nhớ và cảm giác cân bằng của chúng ta. Tại mép bên dưới đối bình tai được chia làm 3 phần bằng nhau, phần thứ nhất chính là huyệt "Thần kinh thị giác" có liên quan đến các vấn đề như độ nhạy cảm, thị lực, thị trường của thị giác.
Vì vậy, phụ nữ chú trọng làm sạch và massage tai khi tắm không chỉ giúp sạch sẽ hơn, tăng độ tự tin mà còn thư giãn, phòng nhiều bệnh tật.
Cậu bé phát hiện kịp thời ung thư máu nhờ dấu hiệu lạ ở tai Cậu bé Connor Ellerton, lúc đó 14 tuổi, ở Anh, bị nhiễm trùng tai, các bác sĩ đã kê thuốc kháng sinh cho cậu nhưng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Một lần trong lúc cậu đang tập luyện với đội bóng bầu dục của trường thì giáo viên phát hiện thính giác của Connor có vấn đề. Họ đã gọi...