Ngoáy mũi gây hại gì cho sức khoẻ?
Thói quen ngoáy mũi gây ra những hậu quả rất xấu với sức khoẻ mà nhiều người không ngờ tới.
Nhiễm trùng: Khi ngoáy mũi, móng tay sẽ vô tình làm tổn thương các mô trong mũi khiến các vi khuẩn dễ tích tụ, gây nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, những người hay ngoáy mũi thường có nguy cơ lây lan vi khuẩn gây viêm phổi.
Hỏng khoang mũi: Ngoáy mũi thường xuyên trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ làm hỏng mô mũi. Người có thói quen này dễ bị viêm, sưng tấy mô mũi và hẹp lỗ mũi.
Dễ mắc bệnh: Quá trình hít thở hay ngoáy mũi khiến chất nhầy trong mũi chứa nhiều vi khuẩn và virus. Sau đó, nếu bạn tiếp tục ngoáy mũi, những vi khuẩn này sẽ lây lan ra các bề mặt ngoài môi trường rồi gây bệnh cho những người khác.
Chảy máu cam: Ngoáy mũi có thể làm vỡ các mạch máu trong mũi khiến bạn dễ chảy máu cam.
Video đang HOT
Loét: Ngoáy mũi là nguyên nhân gây ra viêm tiền đình mũi. Không chỉ có vậy, thói quen xấu này cũng vô tình nhổ những sợi lông mũi sau đó tạo thành mụn nhỏ trong mũi.
Tổn thương vách ngăn: Vách ngăn là vách ở giữa 2 lỗ mũi. Việc ngoáy mũi thường xuyên sẽ làm hỏng vách ngăn, thậm chí tạo ra lỗ trên bộ phận này.
Những căn bệnh nguy hiểm có thể 'ẩn mình' sau hiện tượng chảy máu cam
Đừng xem thường hiện tượng chảy máu cam vì có thể do nguyên nhân bệnh lý. Nguyên nhân chảy máu cam có thể chia thành nguyên nhân ngoại khoa và nội khoa.
Nguyên nhân ngoại khoa
- Vết thương do ngoáy mũi, tai nạn xe cộ...
- Lệch vách ngăn mũi
- Viêm xoang cấp và mãn tính, viêm xoang do nấm, viêm mũi dị ứng, giang mai,...
- Các khối u lành tính và ác tính ở khoang mũi, xoang và vòm họng: U lành tính như u nhú, u sợi mạch vòm họng,.... U ác tính như ung thư biểu mô vòm họng.
- Dị vật trong khoang mũi và xoang,...
Nguyên nhân nội khoa:
- Các bệnh về tim và hệ tuần hoàn (như tăng huyết áp, suy tim,...)
- Rối loạn đông máu
- Rối loạn dinh dưỡng hoặc thiếu vitamin.
- Các bệnh mãn tính về gan và thận
- Nhiễm độc mãn tính
- Thiếu vitamin C, K, P và các nguyên tố vi lượng khác, và rối loạn nội tiết
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu mũi?
- Tránh ăn thức ăn cay. Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Bệnh nhân tăng huyết áp cần uống thuốc hạ huyết áp
- Tránh ngoáy mũi, dụi mũi quá mạnh
- Sử dụng máy tạo đổ ẩm khi trời hanh khô.
- Tránh những va đập vào mũi
Phải làm gì nếu bị chảy máu mũi?
Đừng hoảng sợ khi bị chảy máu mũi, trước tiên bạn hãy cầm máu đúng cách, sau đó kiểm tra nguyên nhân rồi mới điều trị. Nếu chảy máu mũi ít, bạn có thể tự cầm máu bằng cách đơn giản:
- Hãy thư giãn và không căng thẳng để không gây co mạch và chảy máu nhiều hơn.
- Ngửa đầu về phía trước (đừng ngửa ra sau) để ngăn máu chảy vào miệng
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi 10-15 phút để cầm máu. Không nên nhét khăn giấy vào hốc mũi làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên trán và hai bên cổ để co mạch máu và giảm chảy máu.
Nếu máu mũi ra nhiều hoặc thường xuyên cần đến bệnh viện để cấp cứu và khám để biết rõ nguyên nhân là gì.
Nhung hươu, nai - thuốc quý bổ thận tráng dương, cường gân cốt Từ xa xưa, nhung hươu đã được xem như một loại thuốc - thực phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Tác dụng của nhung hươu được nghiên cứu từ rất sớm và có nhiều công trình chứng minh nó rất có lợi cho sức khỏe. Nhung hươu là 1 trong 4 thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) có...