Ngoạn mục bức ảnh tụ hội 4 hiện tượng vũ trụ kỳ thú
4 hiện tượng vũ trụ kỳ thú xuất hiện trong cùng một bức ảnh tạo nên cảnh tượng đáng kinh ngạc.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Donna Lach chụp vào tối 14/7 gần trang trại của cô ở Manitoba, Canada.
Trong bức ảnh có thể quan sát thấy một vệt sao băng lướt qua bầu trời đêm ở góc trên bên trái. Dưới đó là dải ruy băng màu tím trong một hiện tượng khí quyển bí ẩn có tên là STEVE (Tăng cường tốc độ phát xạ nhiệt mạnh).
4 hiện tượng vũ trụ kỳ thú tụ hội trong cùng một bức ảnh.
Đây là loại cực quang mới được các nhà khoa học phát hiện. STEVE không có màu như các loại cực quang khác mà nó có màu tím bao xung quanh dải màu xanh lá cây.
Ở giữa khung hình là hiện tượng cực quang màu xanh lá cây. Góc bên phải của bức ảnh là sao chổi NEOWISE tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời.
NEOWISE dự kiến đến điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo vào ngày 23/7. Nhưng trong vài đêm tiếp theo, chúng ta vẫn có thể quan sát nó trên bầu trời. Sau lần xuất hiện này, phải 6.768 năm nữa NEOWISE mới trở lại Hệ Mặt trời.
Lach cho biết ban đầu cô chỉ định chụp lại hình ảnh chung của cực quang và sao chổi chứ không hề hay biết sẽ bắt được khoảnh khắc hiếm có trong đời này.
“Các báo dự báo sẽ có cực quang trong vài ngày vì vậy tôi sẵn sàng bắt lại cả hai. Tôi không ngờ tới sự xuất hiện ở STEVE hoặc sao băng”, cô cho hay.
“Tôi chỉ đứng mỉm cười và nói “wow” với chính mình”, Lach nói, cho biết rằng đó là “ một đêm hoành tráng mà tôi sẽ không bao giờ quên”.
Những bức ảnh ấn tượng đến khó tin về vẻ đẹp kỳ ảo của vũ trụ
Từ những ngôi sao rực rỡ đến những tinh vân huyền ảo hay những chòm thiên hà phức tạp, vũ trụ là tập hợp của những kỳ quan khó tin nhất.
Hình dạng chú bướm rực rỡ này là luồng khí nóng phát ra từ một ngôi sao đã chết trong tinh vân NGC 6302.
Luồng ánh sáng trông giống như một "thanh gươm" phát sáng này là luồng khí thoát ra từ các cực của một ngôi sao trẻ.
Hình ảnh của Terzan 1 nằm cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng là "nhà" của một số ngôi sao cổ xưa nhất trong thiên hà của chúng ta.
Kính Thiên văn Huble đã quan sát được vụ phun trào bí ẩn của một ngôi sao mang tên V838 Mon.
Cảnh tượng cực quang tại một trong các cực của sao Mộc.
Đây là M62, cụm sao cầu với 150.000 ngôi sao ở trung tâm. Với 12 tỷ năm tuổi, đây là một trong những cụm sao gần nhất với trung tâm thiên hà của chúng ta.
Cụm sao cầu M75 mà Kính Thiên văn Hubble quan sát được có hơn 400.000 ngôi sao. Nằm cách Trái Đất 67.500 ánh sáng, ước tính "tuổi đời" của nó là 13 tỷ năm.
Tinh vân Tarantula hay 30 Doradus, một trong những vườn ươm sao lớn nhất trong khu vực lân cận thiên hà của chúng ta.
RS Puppis là một ngôi sao biến quang (cepheid) và cũng là một trong những ngôi sao sáng nhất thiên hà.
Đây là Fomalhaut, ngôi sao sáng nhất trong chòm Song Ngư (Pisces).
Bức ảnh chi tiết nhất từng chụp được về Tinh vân Con Cua.
Sự phát quang ma mị của một ngôi chết phát nổ trong sự kiện gọi là vụ nổ siêu tân tinh.
Bức ảnh ấn tượng nhất từng chụp được của các thiên hà Râu.
Tinh vân Gourd hay còn gọi là Tinh vân Trứng thối. Sở dĩ tinh vân này có tên gọi như vậy là bởi khu vực này có mức độ lưu huỳnh tập trung cao.
Vẻ đẹp ngoạn mục của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) hay còn gọi là M57.
Cảnh tượng khó tin của Tinh vân Lạp Hộ (Orion) hay còn gọi tinh vân Messier 42.
Đây là M2-9, hay còn gọi là Tinh vân Bươm bướm hành tinh lưỡng cực.
Vẻ đẹp của MACS J0717 - một trong những chòm thiên hà phức tạp nhất từng được phát hiện đến nay./.
Đêm nay sẽ có mưa sao băng, người dân quan sát bằng cách nào? Mưa sao băng Eta Aquarids (mưa sao băng Bảo Bình) sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm 6/5 và Việt Nam là một trong số các quốc gia có thể quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Đêm 6/5, mưa sao băng Eta Aquarids (mưa sao băng Bảo Bình) sẽ xuất hiện trên bầu trời. Việt Nam là một trong số...