Ngoài xe hộ đê “rởm” còn làm giả Công lệnh Chính phủ, giấy Bộ Công an
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho biết, ngoài xe sử dụng phù hiệu xe hộ đê giả, trong quá trình giám sát phát hiện các lái xe dùng nhiều giấy tờ giả để lưu thông như Giấy ra vào Bộ Công an, Công lệnh Chính phủ, giấy giới thiệu Ban cố vấn đặc biệt Chính phủ…
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật – Phó trưởng phòng Tuyên truyền, điều tra, giải quyết TNGT của Cục CSGT – đưa ra thông tin nói trên trong buổi tọa đàm “Cách nào quản xe hộ đê tràn lan trốn phí đường bộ”, tại báo Giao thông, sáng 3/10.
Cuộc tọa đàm diễn ra tại báo Giao thông sáng 3/10
“Giả” Công lệnh Chính phủ, Bộ Công an
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật – Phó trưởng phòng Tuyên truyền, điều tra, giải quyết TNGT – Cục CSGT – cho hay, không chỉ có xe sử dụng phù hiệu xe hộ đê giả, trong quá trình giám sát các lái xe thực hiện rất nhiều hình thức giấy tờ giả để lưu thông với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: Giấy ra vào Bộ Công an, giấy Công lệnh Chính phủ, giấy giới thiệu Ban cố vấn đặc biệt Chính phủ…
“Với xe hộ đê hiện nay, có thể nói điều nguy hiểm đây là loại xe được quy định ưu tiên không chỉ dừng lại ở vấn đề trốn phí mà còn nhiều quyền ưu tiên khác khi tham gia giao thông như đi không hạn chế tốc độ, được đi ngược chiều, đi vào đường ưu tiên… Vì vậy, việc này rất cần thiết phải ngăn chặn ngay.” – Thượng tá Nguyễn Quang Nhật nói.
Đại diện Cục CSGT đề cập tới dấu hiệu nhận biết phù hiệu giả – thật: Theo Nghị định 109 Chính phủ, tín hiệu xe hộ đê, làm nhiệm vụ hộ đê phải có cờ hiệu hộ đê cắm phía trước xe, bên trái người lái. Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên để người tham gia giao thông nhường đường. Nếu xe không có cờ hiệu thì không phải là xe được ưu tiên.
Thông tư 159 Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu phí quy định, xe hộ đê còn phải trình được phù hiệu và giấy phép xe ưu tiên, do vậy nhân viên thu phí phải nắm được để giám sát xe có cờ hiệu, phù hiệu xe hộ đê hay không.
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật – Cục CSGT
“Qua phản ánh, chúng tôi cũng thấy có dấu hiệu vi phạm Luật hình sự về hành vi Làm giả con dấu, sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức để lừa dối tổ chức, nhân dân trong giao dịch mà khiến tổ chức cá nhân tin là thật . Đây là lỗi cố ý trực tiếp lừa dối.” – Thượng tá Nguyễn Quang Nhật cho biết.
Về xử lý vi phạm, đại diện Cục CSGT nói: Trường hợp xe “giả danh”, không có tín hiệu, phù hiệu giả, sử dụng biển giả của xe ưu tiên, theo Nghị định 46 sẽ xử phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, chiếu theo các quy định xử lý hiện nay sẽ phải xử lý hình sự.
Thị uy, trốn phí, “trộm” thẻ!
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đức Quang – Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Bộ NN&PTNT) – cho biết, theo quy định, hiện có 2 cơ quan được cấp phù hiệu xe hộ đê là Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai và UBND các tỉnh ủy quyền cho một cơ quan trực thuộc. Năm 2018, Trung ương cấp 568 phù hiệu xe hộ đê, các địa phương cấp 1.867 phù hiệu. Hiện các địa phương có báo cáo, qua thẩm tra bước đầu chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.
Ông Quang cho hay, trước đây phù hiệu xe hộ đê chỉ dùng cho việc hộ đê và khắc phục khẩn cấp trong phòng chống lụt bão, phạm vi sử dụng ở các địa phương có đê và mùa mưa bão. Sau khi Luật Phòng chống thiên tai có hiệu lực, loại hình thiên tai được Luật hoá. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Trung ương là phải ứng phó đẩy đủ tất cả các loại hình thiên tai, do đó phạm vi mở rộng hơn.
Xe BKS 14A – 048.67 gắn phù hiệu xe hộ đê “giả” qua Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sáng 7/9 (ảnh: Báo Giao thông)
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nhi – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – cho biết, VEC đang quản lý 4 tuyến đường cao tốc với gần 500km. Lưu lượng xe hộ đê đi qua trên địa bàn Lào Cai 9 tháng đầu năm 2018 có 4.519 lượt; tương tự các con số này tại Nội Bài, Ninh Bình là 6.900 lượt và 3.600 lượt; Long Thành – Dầu Giây tại TPHCM là 1.966 lượt và 1.113 lượt; Đà Nẵng, Quảng Ngãi trong 3 tháng năm 2017 lần lượt là 188 lượt và 177 lượt.
“Qua số liệu này cho thấy các tuyến đường tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều hơn lượt xe hộ đê so với miền Trung, miền Nam. Như tỉnh Hải Dương, cấp phù hiệu hộ đê cho 250 xe. Đề nghị cơ quan quản lý chấn chỉnh nhắc nhở tình hình cấp phù hiệu xe hộ đê. Nếu địa phương nào cũng được cấp số lượng lớn như vậy rõ ràng có sự bất hợp lý.” – ông Nhi nói.
Theo ông Nguyễn Văn Nhi, trong quá trình quản lý khai thác đường, VEC phát hiện các hiện tượng sau biển giả, biển hết hạn, sử dụng không đúng mục đích, xe sử dụng không đúng địa bàn, xe thực hiện hiệu lệnh không đúng điều lệnh, quy định.
Đáng chú ý, các xe này thường gây khó khăn cho đơn vị thu phí, đầu vào không trưng phù hiệu, vẫn lấy thẻ song chỉ tới đầu ra mới đẩy lên phù hiệu hộ đê, không trưng thẻ. Điều này gây thất thoát kép vừa tiền thu phí lẫn tiền thẻ (có giá hơn 200.000 đồng/chiếc). Theo ước tính mỗi năm mất hơn 4-5 nghìn chiếc thẻ.
“Đối với xe lạm dụng, lái xe thường chạy rất mất trật tự an toàn giao thông, khi bị nhân viên thu phí phản ứng thì sợ bị phát hiện nên đã có hành vi thiếu văn hóa thậm chí còn nhục mạ, chống đối với lực lượng thi hành nhiệm vụ. Do vậy chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý trên hệ thống đường cao tốc, trong đó có cả lực lượng CSGT để xử lý.” – ông Nhi nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Có hay không CSGT bảo kê xe chở cây "quái thú" vượt 16 tỉnh thành?
Người phát ngôn của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay: "Tổ kiểm tra của Cục CSGT sẽ làm rõ việc có hay không CSGT bảo kê cho vi phạm, CSGT làm ngơ hoặc thiếu trách nhiệm khi xe chở cây quá khổ quá tải chạy suốt 16 tỉnh, thành phố mà không biết".
Chiều 6/4, PV Dân trí có cuộc trao đổi trực tiếp với Thượng tá Nguyễn Quang Nhật - người phát ngôn của Cục CSGT nhằm làm rõ hơn những thông tin liên quan đến sự việc xe chở cây "quái thú" đang gây bức xúc trong dư luận và trách nhiệm của đơn vị đầu ngành.
- Phóng viên: Ông có thể cho biết Cục CSGT nắm được thông tin các xe chở cây "quái thú" vượt hàng loạt chốt CSGT qua kênh nào, Cục đã có động thái gì về việc này?
- Thượng tá Nguyễn Quang Nhật: Cục CSGT nắm được thông tin khi Dân trí đăng tải về hiện tượng xe chở cây quá khổ, quá tải, sau đó một số phương tiện thông tin đại chúng khác cũng thông tin về sự việc.
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật - người phát ngôn Cục CSGT, Bộ Công an
Bộ phận chuyên trách của Cục CSGT đã điện thoại trực tiếp cho Trưởng phòng CSGT một số địa phương miền Trung làm rõ thông tin báo nêu. Ngày 2/4, Cục có công điện chỉ đạo 16 tỉnh, thành phố xác minh, làm rõ phương tiện vận chuyển cây quá khổ quá tải qua địa bàn, xử lý nghiêm các vi phạm.
Khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an, Cục CSGT đã thành lập Tổ công tác trực tiếp về các địa phương làm rõ sự việc nói trên.
Theo báo cáo của CSGT 3 địa phương Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, có 5 trường hợp chở hàng quá khổ quá tải, không thực hiện đúng giấy phép lưu hành đã bị xử lý. Tổng số tiền xử phạt là 97 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng đối với 5 tài xế, buộc hạ tải 4 trường hợp (1 trường hợp phạt nguội).
- Dư luận cho rằng Cục CSGT đã phản ứng chậm, phải chờ tới khi Thủ tướng chỉ đạo thì Cục mới thành lập Tổ công tác đi xác minh, thậm chí lãnh đạo Cục CSGT còn né tránh khi được hỏi về sự việc. Ông nghĩ sao?
Hàng ngày có rất nhiều sự kiện về trật tự an toàn giao thông, việc nắm bắt, xử lý đối với từng vấn đề có bộ phận tham mưu kịp thời, vì thế tôi không nghĩ đối với việc này Cục phản ứng chậm.
Khi có thông tin báo nêu, Cục đã điện thoại trực tiếp cho Trưởng phòng CSGT các địa phương miền Trung, ngày 2/4 gửi công điện, khi có chỉ đạo của Thủ tướng thì Cục CSGT đã thành lập Tổ công tác đi xác minh. Tôi nghĩ Cục CSGT đã có phản ứng cơ bản.
Lãnh đạo Cục CSGT không né tránh, ngày 5/4 lãnh đạo Cục đã trả lời VTV về việc này.
Xe chở cây "quái thú" chạy suốt 16 tỉnh, thành phố mà không bị CSGT "tuýt còi" (ảnh: Văn Dũng)
- Rõ ràng, xe chở cây quá khổ quá tải đã đi qua 16 tỉnh, thành phố nhưng CSGT nhiều địa phương không hề biết gì là điều rất bất thường. Phải chăng ở đây có sự bảo kê của CSGT để "con voi chui lọt lỗ kim"?
- Chính vì báo thông tin phản ánh xe di chuyển trên hành trình như thế nên Cục CSGT sẽ xác minh bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ. Tổ đi kiểm tra trực tiếp của Cục CSGT sẽ làm rõ việc có hay không CSGT bảo kê cho vi phạm, hoặc CSGT làm ngơ, thiếu trách nhiệm khi xe chở cây quá khổ quá tải chạy suốt 16 tỉnh, thành phố mà không biết. Khi có kết quả chúng tôi sẽ thông báo.
- Hiện nay sự việc mới chỉ đang xử lý phần "ngọn" là phạt tiền, tước giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện và doanh nghiệp vi phạm, trong khi đó cái "gốc" là cần xử lý là trách nhiệm của CSGT tại hàng loạt chốt tuần tra kiểm soát để xảy ra vi phạm lại chưa thấy đâu, tại sao vậy thưa ông?
- Việc Cục CSGT thành lập Tổ công tác đi xác minh tại các địa phương cũng là một dạng đi thanh tra trong lực lượng, trong nội bộ để làm rõ có hay không dấu hiệu tiêu cực, dấu hiệu bảo kê, thiếu trách nhiệm... nhưng phải cho Tổ công tác thời gian để làm việc này (kết quả kiểm tra sẽ có theo thời hạn Thủ tướng giao là trước ngầy 15/4 - PV).
- Quan điểm của Cục CSGT về vụ việc này như thế nào, thưa ông?
- Quan điểm của Cục CSGT là sẽ xử lý nghiêm theo yêu cầu của Thủ tướng, xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm, không bao che cho vi phạm. Nếu phát hiện thấy hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ của CSGT thì Cục sẽ phối hợp cùng với Công an tỉnh, thành phố và các Phòng CSGT xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và của ngành công an.
- Xin cảm ơn ông!
3 xe chở "quái thú" chui lọt 7 tỉnh thành trước bị CSGT tỉnh Thừa Thiên Huế tạm giữ vào tối ngày 30/3. (Ảnh: Đại Dương).
Lãnh đạo Vụ ATGT: "Muốn truy trách nhiệm CSGT rất đơn giản"
Trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết: "Đoàn xe chở 4 cây "khủng" đi qua nhiều tỉnh, thành như vậy là điều không bình thường. Nếu cơ quan chức năng muốn làm rõ trách nhiệm của từng CSGT tại các chốt mà đoàn xe đi qua rất đơn giản, chỉ cần trích xuất dữ liệu trong thiết bị giám sát hành trình của từng xe đó, sẽ cho chính xác xe này đi qua xã nào lúc mấy giờ, từ đó sẽ biết được ca đó do CSGT nào trực".
Trả lời phóng viên về thời gian di chuyển của đoàn xe chở cây quá khổ quá tải, vị lãnh đạo trên cho biết: Căn cứ vào dữ liệu giám sát hành trình của đoàn xe nói trên lưu giữ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, đoàn xe này chủ yếu di chuyển vào ban đêm, đến khoảng 6h hôm sau thì nghỉ và tới 15h-16h cùng ngày lại tiếp tục di chuyển.
"Tôi cho rằng, các chốt CSGT không tỉnh này thì tỉnh khác nếu làm hết trách nhiệm thì sẽ phát hiện ra ngay, chứ không thể lọt qua nhiều tỉnh như vậy" - vị lãnh đạo Vụ An toàn giao thông nêu quan điểm.
Theo báo cáo của Vụ An toàn giao thông gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ngày 22/3, tổ hợp xe đầu kéo BKS 73C-034.64 và sơmi rơmoóc BKS 73R-003.38 xuất phát từ xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chở cây quá tải trọng, quá khổ giới hạn của phương tiện lưu thông trên QL.26 đến thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), sau đó lưu thông trên QL.1 (qua nhiều tỉnh miền Trung), đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai 3 trên cao, QL.1, ĐT.379 đến khu đô thị Ecopark (xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, Hưng Yên) vào ngày 27/3.
Ngày 28/3, xe tải chuyên dùng BKS 73C-028.80 xuất phát từ xã Tam Giang, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk); ngày 28/3, tổ hợp xe đầu kéo BKS 73C-021.48, sơmi rơmoóc 73R-003.82 xuất phát từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk); ngày 26/3, tổ hợp xe đầu kéo BKS 73C-046.05, sơmi rơmoóc BKS 73R-002.01 xuất phát từ xã Băng A Drênh, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk). Cả 3 tổ hợp xe chở cây quá tải, quá khổ giới hạn phương tiện, lưu thông trên QL.26 đến thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), sau đó lưu thông trên QL.1.
Đến 23h46 ngày 30/3, khi lưu thông trên tuyến QL.1, đoạn tránh TP Huế, địa bàn xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) thì bị lực lượng CSGT kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phương tiện phù hợp và xin giấy phép lưu hành xe theo quy định trước khi tiếp tục lưu thông. Hiện các cây "khủng" này đang bị tạm giữ tại bãi cạnh QL1, tuyến tránh TP Huế.
Châu Như Quỳnh - Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đề xuất "trừ điểm" trên GPLX: Cần nghiên cứu kỹ về "thang điểm" Liên quan đến đề xuất xử phạt vi phạm giao thông bằng cách trừ điểm trên giấy phép lái xe, PV Dân Việt đã trao đổi với Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý TNGT (Cục CSGT, Bộ Công an). Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý...