Ngoại trưởng Vương Nghị: Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển, không có tham vọng tranh ngôi siêu cường
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng, Bắc Kinh không có ý định chạy đua vào cuộc chiến giành vị trí bá chủ thế giới với Washington.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh không bao giờ có tham vọng bá quyền và không có ý định chạy đua vào “cuộc chiến vương quyền”, cạnh tranh vị trí với Mỹ.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp Quốc. (Ảnh: TASS)
“ Một số quan chức Mỹ hiện đang bàn về vấn đề sự thay đổi quyền lực quốc tế. Họ sợ rằng Trung Quốc sẽ thách thức và soán ngôi vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ“, TASS dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Theo lời Ngoại trưởng Trung Quốc, suy nghĩ của quan chức Mỹ về “nguy cơ Bắc Kinh” là “phản ánh sự nghi ngờ của Washington vào khả năng của chính mình”. Bời vì, Trung Quốc hiện nay vẫn đang là một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra, sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump chỉ trích về các hoạt động thương mại của Trung Quốc tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ cáo buộc chính sách tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh đang gây tổn hại đến lợi ích của Washington. Tổng thống Trum cũng yêu cầu WTO phải thay đổi quy định, nhằm loại Trung Quốc ra khỏi danh sách nền kinh tế đang phát triển.
Hiện nay, cuộc đối đầu thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài hơn 1 năm. Washington áp thuế 25% đối với 818 mặt hàng của Trung Quốc trong năm 2018. Tổng giá trị của gói thuế quan này là 34 tỷ USD .
Vào tháng 5/2019, Mỹ một lần nữa tăng mức thuế lên 200 tỷ USD nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, khi Washington cáo cuộc Bắc Kinh không tuân thủ các thỏa thuận thương mại.
Video đang HOT
Bắc Kinh ngay sau đó cũng đáp trả bằng việc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ, với tổng giá trị lên tới 60 tỷ USD.
Ngày 12/9, Mỹ bất ngờ trì hoãn việc tăng thuế thương mại đối với Trung Quốc. Theo thông tin của báo chí Mỹ, Tổng thống Trump thông qua quyết định này theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, liên quan đến lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
(Nguồn: TASS, Iz.ru)
MINH TUẤN
Theo VTC
Thực chất cơ chế tham vấn biển song phương Malaysia-Trung Quốc
Malaysia khẳng định cơ chế tham vấn hàng hải song phương với Trung Quốc không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách ở Biển Đông.
Khẳng định vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông
Thông báo gần đây liên quan đến cơ chế tham vấn song phương giữa Trung Quốc và Malaysia về các vấn đề hàng hải làm nảy sinh những câu hỏi xung quanh vấn đề Biển Đông - nơi cả hai nước đều có các yêu sách chồng chéo.
Ngoại trưởng Trung Quốc và Ngoại trưởng Malaysia gặp gỡ báo chí ở Bắc Kinh hôm 12/9.
Trong cuộc gặp mới đây giữa Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, quan chức Trung Quốc đã công bố về một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác về vấn đề hàng hải.
Ông Saifuddin cho biết, cơ chế này sẽ được Bộ Ngoại giao của hai nước chỉ đạo thực hiện. Malaysia và Trung Quốc là 2 nước vốn có quan hệ thương mại chặt chẽ và hai bên cũng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay.
Mặc dù vậy, theo nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, phía Malaysia khẳng định cơ chế song phương trong kế hoạch không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông. Malaysia vẫn nhất quán quan điểm cho rằng, thông qua ASEAN mới là con đường duy nhất để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông. Cơ chế này không nên bị đánh đồng thành các cuộc đàm phán song phương về Biển Đông.
Tuần trước, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã công bố một khung hướng dẫn mới đối với chính sách đối ngoại của nước này, nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ tiếp tục lập trường không liên kết với các cường quốc và tuyên bố kế hoạch đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác trong thế giới Hồi giáo.
Cụ thể liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, tài liệu khung gồm 80 trang này cho biết, Thủ tướng Mahathir đã đề xuất phi quân sự hóa tuyến đường hàng hải đang có tranh chấp gay gắt này và biến nó thành một khu vực hòa bình hữu nghị và thịnh vượng.
Về cơ bản, Biển Đông phải là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN, tài liệu khung cho biết.
Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) khẳng định quyết tâm giữ khu vực trung lập, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài đã được Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký kết vào năm 1971.
Với sức mạnh của Hải quân, Mỹ đã liên tục thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua việc Washington thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này, đi kèm với đó là cam kết giữ cho Biển Đông luôn tự do và rộng mở.
Còn nhớ, hồi năm 2016, Philippines cũng đã ký kết một cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông với Trung Quốc sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức. Hai nước đã thảo luận về các thỏa thuận thăm dò chung trong vùng biển có tranh chấp mặc dù không có bất kỳ thông tin cụ thể nào được công bố.
Cẩn trọng với "chiêu" đàm phán của Trung Quốc
Ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho biết, cho đến nay, Trung Quốc phản đối hầu hết các yêu sách chủ quyền hàng hải của Malaysia. Bắc Kinh ngang nhiên khẳng định yêu sách phi lý của họ trải dài tới 2.000km từ lục địa, đến cả các vùng biển ở gần Malaysia, Việt Nam và Philippines.
Joseph Liow Chin Yong tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nhận định, dù Trung Quốc vẫn thường xuyên bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của các nước khác có xung đột với lợi ích của họ nhưng cái cách Bắc Kinh đưa ra phản ứng đã có những thay đổi trong những năm qua.
Ông Liow lưu ý, dù các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Malaysia về vấn đề Biển Đông ổn định hơn nhiều so với giữa Trung Quốc và các nước khác có liên quan. "Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc đang ngày càng tuần tra xa hơn về phía Nam. Họ đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía Đông của Malaysia và thậm trí Petronas (công ty dầu khí quốc gia Malaysia) còn phải bày tỏ quan ngại về hoạt động của tàu Trung Quốc ở khu vực lân cận các giàn khoan ngoài khơi của Petronas".
Trung Quốc từ trước cho đến nay vẫn muốn tranh chấp ở Biển Đông chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận song phương riêng biệt giữa họ và từng bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vẫn đang được xúc tiến nhưng COC được thiết kế để giảm căng thẳng chứ không phải để giải quyết tranh chấp, học giả cao cấp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore và là chuyên gia địa chính trị về Biển Đông, cho biết.
Theo các chuyên gia, cơ chế này thường chủ yếu liên quan đến việc tạo ra sự tiến bộ trong nhận thức, giống như trong cái gọi là "cơ chế tham vấn song phương" của Philippines, trong khi trên thực tế lại "không cho thấy nhiều tiến triển thực sự".
"Cho đến thời điểm này này, COC chủ yếu tập trung vào những tiến triển mang đến những lợi ích về chính trị cho cả hai phía (Trung Quốc và Philippines-ND). Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc không hề nhượng bộ chút nào trong những yêu sách chủ quyền của nước này so với thời điểm ông Duterte nhậm chức và điều tương tự cũng đang xảy ra ở Malaysia trong bối cảnh các tàu Hải cảnh Trung Quốc liên tục có những hành vi đe dọa đến hoạt động khai thác dầu và khí đốt của Malaysia", ông Poling nhận định.
Cùng quan điểm cho rằng, các bên cần phải hướng tới xây dựng COC thực chất và hiệu quả, chuyên gia Liow cảnh báo, nếu cơ chế này không thực sự chạm đến vấn đề cốt lõi hiện nay ở Biển Đông, nó sẽ vẫn chỉ là một cơ chế tham vấn để thảo luận về những vấn đề không phù hợp.
VOV/SCMP
Theo VTC
Ông Trump : Trung Quốc là 'mối đe dọa đối với thế giới' Tổng thống Trump hôm 20-9 nói rằng Trung Quốc là "mối đe dọa đối với thế giới" và đề nghị Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện thỏa thuận thương mại nếu không muốn thuế quan của Mỹ tiếp tục làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc. Tờ The New York Times cho hay chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã siết...