Ngoại trưởng Ukraine thăm châu Phi
Ngoại trưởng Ukraine hướng đến việc giành được sự ủng hộ cho xuất khẩu ngũ cốc của Kiev không bị gián đoạn qua Biển Đen và đảm bảo các cơ hội mới cho doanh nghiệp Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 23/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba sẽ có chuyến công du các nước châu Phi trong tuần này, đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao của Kiev trước ảnh hưởng của Nga ở khu vực và củng cố tầm nhìn mà Ukraine đặt ra là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình.
Ngoại trưởng Kuleba cho biết ưu tiên chính của ông là thuyết phục các nước châu Phi tán thành kế hoạch hòa bình của Tổng thống Volodymyr Zelensky khi ông tới Maroc trong chuyến công du châu Phi lần thứ hai kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
“Các cuộc đàm phán quan trọng với các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp châu Phi đang ở phía trước”, Ngoại trưởng Kuleba viết trên kênh Instagram, nói rằng ông hướng đến việc giành được sự ủng hộ cho xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine không bị gián đoạn qua Biển Đen và đảm bảo các cơ hội mới cho doanh nghiệp Ukraine.
Chuyến thăm của ông Kuleba diễn ra sau cuộc ngoại giao con thoi của Tổng thống Zelensky tại Liên đoàn các quốc gia Arập và hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Ngoài các nhà lãnh đạo G7, ông Zelensky đã gặp lãnh đạo các nước như Ấn Độ, Indonesia, Iraq và Saudi Arabia trong chuyến công du của mình.
Video đang HOT
Các nhà phân tích chính trị cho rằng Ukraine đang đẩy nhanh việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước Mỹ Latinh, châu Phi và phần lớn châu Á – và rằng nỗ lực này có tầm quan trọng lớn hơn khi các đề xuất hòa bình nhằm chấm dứt xung đột đã xuất hiện ở các quốc gia khác.
Trung Quốc, nước đã đưa ra kế hoạch hòa bình ở Ukraine của riêng mình, đã cử một đặc phái viên hàng đầu tới Kiev, Moskva và các nước châu Âu khác để thảo luận về một “giải pháp chính trị” trong tháng này. Nam Phi cho biết tuần trước Kiev và Moskva đã đồng ý thảo luận về một kế hoạch hòa bình với các nhà lãnh đạo châu Phi.
Phát biểu tại hội nghị G7 cuối tuần qua, ông Zelensky đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu vào tháng 7 tới. Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Lokke Rasmussen hôm 22/5 cho biết nước này sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đó, lưu ý rằng “cần thiết phải xây dựng mối quan tâm và sự tham gia từ các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc”.
Chuyến công du châu Phi gần đây nhất của ông Kuleba diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, tại các nước Senegal, Bờ Biển Ngà, Ghana và Kenya. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kuleba đã không thông tin chi tiết về các nước trong chuyến thăm châu Phi mới nhất này.
Ukraine hoài nghi lệnh ngừng bắn của Nga, NATO kêu gọi hỗ trợ Kiev
Tổng thống Zelensky cho rằng lệnh ngừng bắn của Nga chỉ là "vỏ bọc" nhằm chặn đà phản công của Ukraine.
NATO kêu gọi tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Theo CNN, trong ngày 5/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng lệnh ngừng bắn 36 giờ dịp Giáng sinh Chính thống giáo chỉ là "vỏ bọc" của Nga, nhằm ngăn cản bước tiến của Ukraine tại Donbass.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: pravda
"Họ đang dùng lễ Giáng sinh như một vỏ bọc để làm chậm đà phản công của chúng ta. Trong thời gian này, Moscow sẽ điều động rất nhiều khí tài và binh lính tới Donbass. Chỉ có một lệnh ngừng bắn đúng nghĩa khi đối phương rút khỏi lãnh thổ Ukraine, hoặc chúng ta đẩy họ ra ngoài", ông Zelensky nói.
Cùng quan điểm với Tổng thống Zelensky, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bày tỏ sự hoài nghi trước động thái của Nga. "Họ làm ngơ trước đề xuất hòa bình của Ukraine, thực hiện các cuộc tập kích vào Giáng sinh và đêm giao thừa. Mọi người không cần quá coi trọng lệnh ngừng bắn đơn phương này", ông Kuleba nhận xét.
NATO kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine
Theo Guardian, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi các nước phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đây là cách để Kiev có được lợi thế trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters
"Các cuộc xung đột cuối cùng đều kết thúc trên bàn đàm phán, vấn đề Ukraine không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, những gì Kiev đạt được trên bàn đàm phán sẽ phụ thuộc vào màn thể hiện của họ trên tiền tuyến. Do đó, cách nhanh nhất để giúp Ukraine kết thúc xung đột là viện trợ thêm vũ khí cho họ", ông Stoltenberg nói.
Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, tình hình an ninh của châu Âu sẽ thay đổi bất chấp kết cục của cuộc xung đột Ukraine. Để chuẩn bị cho tương lai, các thành viên NATO cần chi tiêu nhiều hơn cho lĩnh vực quốc phòng và năng lượng, tránh phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Nga cập nhật tình hình ở tiền tuyến
Theo TASS, trong ngày 5/1, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ một cường kích Su-25 của Ukraine tại khu vực Pobeda, vùng Donetsk. Bên cạnh đó, 21 UAV của Ukraine cũng bị bắn rơi tại Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia trong vòng 24h qua.
Cũng theo thông báo này, các đơn vị của Nga đã thành công đánh chặn 5 quả tên lửa được phóng từ các tổ hợp HIMARS và 4 tên lửa chống bức xạ HARM tại Kherson.
Ukraine đề nghị Trung Quốc làm nước bảo lãnh an ninh Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã đề nghị Trung Quốc cung cấp các đảm bảo an ninh cho chính quyền Kiev. Phát biểu này được ông Kuleba đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã của Trung Quốc trong ngày 30/4. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN Ngoại trưởng Kuleba nêu rõ: "Ukraine hiện đang nghiên cứu khả năng...