Ngoại trưởng UAE: Cần thêm thời gian để xây dựng lòng tin với Qatar
Ngày 7/1, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quôc Arab Thông nhât ( UAE) Anwar Gargash cho biết các đồng minh Arab của nước này và Qatar có thể sẽ nối lại các hoạt động giao thông và thương mại trong một tuần nữa, tuy nhiên việc khôi phục quan hệ ngoại giao đòi hỏi nhiều thời gian hơn do các bên cần nỗ lực xây dựng lại lòng tin.
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Khartoum, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Ngoại trưởng Gargash khẳng định Riyadh và các đồng minh Arab sẽ khôi phục mọi quan hệ – vốn đã bị cắt đứt từ năm 2017 – với Doha, trong đó bao gồm các hoạt động hàng không, vận chuyển và thương mại. Tuy nhiên, ông cũng nêu rõ các vấn đề khác như khôi phục toàn bộ quan hệ ngoại giao sẽ cần nhiều thời gian do còn nhiều khác biệt cần giải quyết, trong đó bao gồm các vấn đề địa chính trị như tình hình Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm Hồi giáo như tổ chức Anh em Hồi giáo (MB).
Ngoại trưởng Gargash cho biết: “Một số vấn đề có thể hàn gắn dễ dàng hơn nhưng một số vấn đề khác lại cần nhiều thời gian hơn. Chúng tôi có khởi đầu rất tốt… nhưng chúng tôi vẫn cần xây dựng lại lòng tin”.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 6/2017, Saudi Arabia đã đứng đầu một liên minh – gồm cả các nước Ai Cập, UAE và Bahrain – cắt đứt quan hệ ngoại giao và liên kết vận tải với Qatar. Riyadh cáo buộc Doha hậu thuẫn các nhóm Hồi giáo cực đoan – điều mà Doha kiên quyết phủ nhận. Tại Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) ngày 5/1 vừa qua, các nước nói trên đã nhất trí khôi phục hoàn toàn quan hệ với Qatar theo một thỏa thuận hòa giải do Mỹ và Kuwait làm trung gian.
Theo một nguồn thạo tin, tuy thỏa thuận hướng tới “đoàn kết và ổn định” trong khu vực đã được ký kết, nhưng các cuộc thảo luận vẫn đang được xúc tiến nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng lộ trình.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman cho biết Doha đã nhất trí đình chỉ các vụ việc pháp lý liên quan đến việc nước này bị tẩy chay và hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và “an ninh xuyên quốc gia”. Tuy nhiên, ông cũng nêu rõ thỏa thuận trên sẽ không tác động tới mối quan hệ giữa Qatar với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
GCC đạt thỏa thuận chấm dứt khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh
Các nước GCC đã đạt được thỏa thuận chấm dứt chia rẽ ngoại giao giữa Qata và các nước thành viên trong khối.
Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Quốc vương Sheikh Tamim ngày 5/1 có màn bắt tay nồng ấm ngay tại chân cầu thang máy bay. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik, các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Các Tiểu vương Quốc Arập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Oman và Saudi Arabia đã đạt được thỏa thuận về "đoàn kết và ổn định", giúp chấm dứt rạn nứt ngoại giao giữa Qatar và năm nước thành viên còn lại.
Thỏa thuận đạt được tại thời điểm lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh GCC lần thứ 41, khai mạc ngày ngày 5/1 tại tỉnh Al-Ula, Tây Bắc Saudi Arabia. Theo đó, Saudi Arabia, UAE, Bahrain sẽ dỡ bỏ cấm vận giao thương, tái mở cửa không phận cũng như đường biên giới trên biển, trên bộ với Qatar.
Đây là lần đầu tiên Quốc vương Qatar Sheikh Tamim tham dự Hội nghị GCC kể từ năm 2017. Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Quốc vương Sheikh Tamim ngày 5/1 đã có màn bắt tay nồng ấm ngay tại chân cầu thang máy bay tại sân bay Al Ula, chỉ một ngày sau khi Saudi Arabia tái mở cửa không phận, biên giới đối với Qatar.
Kênh truyền hình Al-Alrabiya dẫn lời Hoàng thái tử bin Salman cho biết, nỗ lực của các bên đã giúp đi tới thỏa thuận tuyên bố chung Al-Ula sẽ được ký tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, trong đó lãnh đạo các nước GCC khẳng định tinh thần đoàn kết, ổn định của vùng Vịnh.
Nội bộ GCC lâm vào khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng hồi tháng 6/2017, sau khi Saudi Arabia và các nước đồng minh gồm UAE, Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với các buộc nước này tài trợ các hoạt động Hồi giáo cực đoan - điều mà chính quyền Doha kiên quyết bác bỏ.
Sau leo thang căng thẳng, 4 nước này đã ra yêu sách 13 điểm đối với Qatar, trong đó có việc đóng cửa kênh Al Jazeera, buộc công dân Qatar phải rời khỏi những nước này, đóng cửa không phận, biên giới trên đất liền và cảng biển đối với Qatar. Đáp lại, Doha tố ngược các nước láng giềng đang tìm cách tước bỏ quyền chủ quyền của nước này.
Quốc vương Qatar lần đầu thăm Saudi Arabia kể từ khi nổ ra khủng hoảng Theo kênh truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani ngày 5/1 đã đến thành phố Al-Ula của nước này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) lần thứ 41. Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani. Ảnh: AFP/ TTXVN Đây là chuyến thăm đầu tiên của...