Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Campuchia
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay đến Campuchia trong một chuyến thăm nhằm phát đi tín hiệu về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai nước.
Tại điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc dự kiến gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Phó thủ tướng Hor Namhong và Ngoại trưởng Prak Sokhonn, Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết.
Trung Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, đối tác thương mại hàng đầu, đồng thời là nước nắm giữ 46% trong khoản nợ nước ngoài trị giá 7,9 tỷ USD của Campuchia. Việc Trung Quốc ngày càng gia tăng hiện diện tại Campuchia khiến Phnom Penh có nguy cơ bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington, giới chuyên gia nhận định.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đón Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Bắc Kinh hồi tháng hai. Ảnh: Xinhua.
Tháng trước, Washington áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Union Development Group, một công ty đầu tư thuộc sở hữu Trung Quốc đã thuê khoảng 20% trong 440 km đường bờ biển của Campuchia với lý do nêu ra là nhằm phát triển dự án du lịch. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng đó có thể là nơi lưu trữ tài sản quân sự của Trung Quốc, đồng thời dự án còn gây tổn hại đến môi trường và dẫn tới việc cư dân địa phương bị cưỡng chế di dời.
Hồi đầu tháng, Phó thủ tướng Campuchia xác nhận đã phá hủy một cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ bên trong căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Thái Lan, song vẫn nhận tài trợ từ Trung Quốc để triển khai dự án mở rộng cầu tàu, nạo vét cát nhằm tiếp nhận các tàu chiến lớn và xây dựng một cơ sở sửa chữa tàu.
Chad Roedemeier, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, tuần qua cho hay Washington lo ngại động thái trên có thể nhằm phục vụ kế hoạch lưu trữ tài sản quân sự và đồn trú binh sĩ Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream.
Phnom Penh bác bỏ những cáo buộc từ phía Washington, khẳng định Hiến pháp Campuchia cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại nước này.
Theo Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á, trụ sở ở Phnom Penh, chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương nhằm thách thức những áp lực mà Mỹ đã đặt ra đối với Campuchia và được thực hiện trong bối cảnh Mỹ đang bị phân tâm bởi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào đầu tháng 11.
Video đang HOT
Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Phay Siphan trong khi đó nói rằng Phnom Penh muốn cả Bắc Kinh và Washington đối xử với họ như một quốc gia “em gái”.
“Mối quan hệ Trung Quốc – Campuchia vẫn tốt đẹp như bấy lâu nay, cả về kinh tế lẫn chính trị”, ông nhấn mạnh. “Chúng tôi đang cố gắng bị trở thành một chiến trường địa chính trị”.
Ngoại trưởng Trung Quốc dự kiến ký một thỏa thuận tự do thương mại với Campuchia trong chuyến thăm lần này. Sau Campuchia, ông sẽ tới Malaysia, Lào và Thái Lan.
Ông Hunsen liên tục lên tiếng về quan hệ Campuchia - Trung Quốc
Thủ tướng Hunsen khẳng định Campuchia không phải là quốc gia vệ tinh của Trung Quốc dù Phnom Penh nhận được nhiều hỗ trợ từ Bắc Kinh thời gian qua.
"Một số người sau khi thấy Trung Quốc giúp xây dựng các con đường của chúng ta thông qua hỗ trợ và cho vay không hoàn lại, bắt đầu cáo buộc Campuchia là vệ tinh của Trung Quốc. Tôi muốn hỏi ngược lại bạn nếu Trung Quốc không giúp xây dựng con đường nay thì ai sẽ đến xây dựng nó", ông Hun Sen nói.
Nhà lãnh đạo Campuchia thậm chí còn khẳng định nếu bất cứ ai chứng minh các nước khác có thể làm điều đó thay Trung Quốc, ông sẽ từ chức.
Thủ tướng Hunsen cho biết trong khi Nhật Bản xây dựng một số con đường và cầu, Trung Quốc xây dựng hàng nghìn km đường ở nước này.
Tuyên bố này được ông đưa ra sau khi Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại trước thông tin tòa nhà do Mỹ xây tại căn cứ hải quân Ream ở Campuchia bị phá dỡ.
Bác bỏ nghi vấn Trung Quốc sử dụng độc quyền Ream, ông Hunsen nói Campuchia đã cho phép tàu của nhiều nước neo đậu tại quân cảng Ream.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: Getty Images)
"Bất cứ quốc gia nào cũng có thể xin phép cập cảng để tiếp nhiên liệu hoặc hạ cánh để tiến hành một cuộc tập trận với Campuchia hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác với Campuchia. Chúng tôi hoan nghênh họ", ông nói thêm.
Cũng theo Thủ tướng Campuchia, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao gửi công hàm tới tất cả các đại sứ quán nước ngoài để giải thích lý do đằng sau việc phá dỡ cơ sở ở Ream của Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với báo giới hôm 1/10, ông Hunsen tái khẳng định cam kết của Campuchia về một chính sách độc lập, trung lập và không liên kết. Ông nhắc lại các tuyên bố trước đây rằng Hiến pháp Campuchia không cho phép các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng căn cứ quốc gia.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia Chad Roedemeier cho biết, ông rất thất vọng khi giới chức quân sự Phnom Penh chọn cách phá hủy một cơ sở an ninh hàng hải mới được xây dựng 7 năm. Campuchia trước đó nói nguyên nhân phá dỡ là bởi cơ sở này quá cũ kỹ nên không thể giữ lại.
Ông Roedemeier mô tả cơ sở trên là "dấu hiệu cho mối quan hệ Mỹ - Campuchia".
"Chúng tôi lo ngại việc san bằng cơ sở này có thể gắn liền với kế hoạch của chính phủ Campuchia về việc lưu trữ khí tài và quân nhân Trung Quốc tại Căn cứ Hải quân Ream. Sự hiện diện quân sự như vậy sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ song phương Mỹ-Campuchia, đồng thời gây rối và gây bất ổn cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương", ông này nói.
Giới chức Campuchia biết cơ sở của Mỹ bị phá dỡ sẽ được chuyển tới khu vực Koh Preap, cách Ream khoảng 30 km.
Căn cứ Ream thu hút rất nhiều sự chú ý bởi nó cách không xa sân bay quốc tế Dara Sakor mà Trung Quốc xây dựng ở Campuchia. Khi được hoàn thành, sân bay quốc tế nằm trên một khu đất hướng ra biển này sẽ có đường băng dài nhất Campuchia.
Tập đoàn phát triển liên hiệp Thiên Tân (UDG) của Trung Quốc - đơn vị thi công đường băng và cảng khẳng định các công trình này phục vụ cho mục đích dân dụng. Nhưng nhiều người không tin vào lý do đó, họ cho rằng chúng được xây dựng vì các mục đích khác.
Mỹ hồi giữa tháng 9 thông báo trừng phạt UDG, cáo buộc tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc thâu tóm đất đai của người dân địa phương để phát triển dự án bao gồm xây dựng một sân bay quốc tế có thể tiếp nhận những máy bay lớn nhất thế giới, và có khả năng chuyển đổi phục vụ mục đích quân sự.
Vị trí của dự án Dara Sakor và căn cứ quân sự Ream. (Đồ họa: GIS)
Campuchia bày tỏ sự thất vọng về các lệnh trừng phạt này.
Các chuyên gia lo ngại sự hiện diện quân sự ở Dara Sakor và Ream của Trung Quốc nếu có sẽ củng cố kế hoạch biến quốc gia Đông Nam Á thành một tiền đồn quân sự của Bắc Kinh. Chưa kể, 2 căn cứ này có thể kết hợp với các tiền đồn mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa tạo thành một mạng lưới đe dọa an ninh khu vực.
Thời gian qua, Campuchia đang thúc đẩy tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc. Truyền thông Campuchia đầu tháng 10 đưa tin quân đội nước này vừa tiếp nhận 75 xe quân sự do Trung Quốc tài trợ.
Giới chức Campuchia không nói rõ loại xe họ tiếp nhận.
Hồi tháng 6, con trai Thủ tướng Campuchia Hun Sen là tướng Hun Manet, Phó tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia tham gia lễ tiếp nhận 290 xe tải quân sự của Trung Quốc.
Trong buổi lễ, ông Manet nói số xe trên được Trung Quốc bán lại chứ không phải tài trợ. Ông này tiết lộ ngân sách mua xe do các cá nhân tài trợ, nhưng không nêu tên nhà tài trợ.
3 tháng trước đó, bất chấp tình hình dịch bệnh, Campuchia vẫn tiến hành cuộc tập trận Rồng Vàng cùng Trung Quốc với sự tham gia của hơn 3.000 binh sỹ.
Tháng 10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ký thỏa thuận viện trợ 85 triệu USD để Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia phát triển năng lực.
Campuchia nói căn cứ hải quân 'không dành riêng cho Trung Quốc' Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định Trung Quốc sẽ không có quyền tiếp cập độc quyền căn cứ hải quân Ream. "Các nước khác cũng có thể xin phép cập cảng tại căn cứ hải quân, tiếp liệu hoặc tổ chức các cuộc tập trận chung với Campuchia", Thủ tướng Hun Sen nói trong bài phát biểu tại lễ khai trương công...