Ngoại trưởng Trung Quốc sốt sắng thăm Ấn Độ
Sự sốt sắng tiến hành chuyến thăm New Delhi của Vương Nghị được xem là một nỗ lực để giành sự chiến thắng trong cuộc tranh giành sự ủng hộ của chính phủ Modi.
Đài NHK ngày 3/6 đưa tin cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ tới thăm Ấn Độ vào tuần tới để hội kiến với tân Thủ tướng của nước này, Narendra Modi.
Theo lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 3/6, phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ từ ngày 8/6.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Vương Nghị dự kiến sẽ có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj.
Ngoại trưởng Ấn Độ Vương Nghị.
Video đang HOT
Trung Quốc và Ấn Độ cùng có tranh chấp về khu vực biên giới nằm dọc theo dãy Himalaya. Năm ngoái, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã đưa một nhóm binh sĩ tiến sâu vào lãnh thổ nước này ở Himalaya 10 km và dựng trại tại đây trong một vụ việc gây căng thẳng quan hệ song phương.
Hồi tháng 2/2014, trong chiến dịch tranh cử, ông Modi yêu cầu Trung Quốc từ bỏ các “tư duy bành trướng”.
Mặc dù có bất đồng trong vấn đề biên giới, nhưng Bắc Kinh đã luôn cố gắng tranh thủ sự hợp tác với New Delhi khi có thể. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gọi điện cho Thủ tướng Modi ngay sau khi ông nhậm chức, trong đó ông Modi đã mời Chủ tịch Trung Quốc sang thăm nước này vào cuối năm nay.
Động thái này khi đó được giới phân tích xem là dường như New Delhi đang chìa cành ô liu về phía đối thủ truyền thống của mình.
Hồng Lỗi cho rằng, Trung Quốc hy vọng có thể đạt được một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với Ấn Độ trong chính quyền Thủ tướng Modi.
Trung Quốc hy vọng sẽ làm việc với Ấn Độ để nắm bắt cơ hội này nhằm nâng cao mức độ hợp tác chiến lược giữa 2 quốc gia hòa bình và thịnh vượng.
Sự sốt sắng tiến hành chuyến thăm New Delhi của Vương Nghị được xem là một nỗ lực của Trung Quốc để giành sự chiến thắng trong cuộc tranh giành sự ủng hộ của chính phủ Ấn Độ mới ở bối cảnh Bắc Kinh đang vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng đối với những hành động bành trướng ở Biển Đông và Hoa Đông, NHK cho biết./.
Theo Giáo Dục
Quân đội Trung Quốc nâng tầm mức 'sẵn sàng tác chiến'
Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa yêu cầu các đơn vị nâng cao hiệu quả và khả năng sẵn sàng tác chiến, trong bối cảnh nước này đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Binh sĩ Trung Quốc trong một đợt tuần tra ở tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã ngày 18.3 dẫn tin từ tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nhấn mạnh việc "thảo luận sâu rộng về khả năng sẵn sàng tác chiến" sẽ là nhiệm vụ chính trị trọng yếu trong năm 2014 của PLA.
Nhiệm vụ này cũng bao gồm việc học hỏi công nghệ quân sự hiện đại và phân tích những yếu tố giành chiến thắng cho một cuộc chiến tranh hiện đại, theo Tân Hoa xã.
Theo đó, các cuộc tập trận không theo "tiêu chuẩn sẵn sàng tác chiến" sẽ bị loại bỏ.
Ngày 15.3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại phiên họp đầu tiên của nhóm phụ trách cải cách quốc phòng và quân đội Trung Quốc (do ông Tập đứng đầu) đã nhấn mạnh mục tiêu xây dựng một PLA vững mạnh, theo Tân Hoa xã.
Những động thái trên được đưa ra khoảng một tuần sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ "bảo vệ từng tấc lãnh thổ" giữa lúc nước này đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như ở biển Hoa Đông.
Ngày 17.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh "sẽ không dung thứ" cho việc Manila chiếm bãi Cỏ Mây, đồng thời cảnh cáo Philippines sẽ "chịu mọi hậu quả từ hành động gây hấn", theo Tân Hoa xã. Manila chưa có phản ứng gì về tuyên bố của Bắc Kinh nhưng Bộ Ngoại giao Philippines trước đó đã tuyên bố Philippines sẽ không rút binh sĩ khỏi tàu BRP Sierra Madre Hồi 10.3, Bộ Ngoại Trung Quốc tuyên bố ngày 9.3 tàu công vụ nước này đã đuổi hai tàu Philippines hướng tới bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với cáo buộc các tàu này chở vật liệu xây dựng. Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định các tàu này chở hàng tiếp tế cho binh sĩ trên tàu BRP Sierra Madre, mắc cạn tại bãi Cỏ Mây. Philippines đã triệu tập đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc đuổi tàu của Philippines là hành động "gây hấn". Từ năm 1999, binh sĩ Phillipines đã đồn trú trên chiếc tàu BRP Sierra Madre, tại bãi Cỏ Mây.
Theo VNE
Trung Quốc phác thảo ưu tiên ngoại giao năm 2014 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua 23/12 đã phác thảo những ưu tiên ngoại giao của nước này trong năm 2014, trong đó sẽ tăng cường quan hệ với các cường quốc lớn và thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị "Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng khung cho các mối quan...