Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ gây ra toàn bộ căng thẳng
Ngoại trưởng Vương Nghị nói Mỹ gây ra toàn bộ căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc khi điện đàm với người đồng cấp Đức hôm nay.
“Ngoại trưởng Vương Nghị chỉ ra những khó khăn hiện tại hoàn toàn do phía Mỹ tạo ra. Mục đích của Mỹ là làm gián đoạn sự phát triển của Trung Quốc và họ dùng mọi biện pháp vô đạo đức để đạt được điều này”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong thông cáo sau cuộc họp trực tuyến của Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Đức Heiko Maas ngày 24/7.
Ngoại trưởng Vương Nghị cáo buộc “một số thế lực chống Trung Quốc tại Mỹ” cố tình tạo ra “đối lập về ý thức hệ” và “ép các nước khác chọn phe và đối đầu với Trung Quốc vì lợi ích của Mỹ”. “Ngoại trưởng Vương Nghị lưu ý Trung Quốc hy vọng không để xảy ra xung đột lẫn đối đầu, mong muốn đạt được tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi với Mỹ”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Giới chức Trung Quốc yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, nhằm đáp trả Mỹ đóng Tổng lãnh sự quán ở Houston, bang Texas. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói một số nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô hành động “không phù hợp với vị trí công việc” và gây tổn hại lợi ích của nước sở tại, song không cung cấp thông tin chi tiết.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 24/5. Ảnh: Reuters.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng gần đây quanh nhiều vấn đề như Covid-19, Hong Kong, Tân Cương và Biển Đông. Mỹ tuyên bố yêu cầu đóng của tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston nhằm “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”, cáo buộc cơ quan đại diện ngoại giao này là “trung tâm tình báo”.
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston Thái Vĩ phủ nhận cáo buộc gián điệp và cho biết họ sẽ hoạt động bình thường tới khi có thông báo mới.
Mỹ mở tổng lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô năm 1985 để thực hiện công tác lãnh sự ở khu vực tây nam Trung Quốc, gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, khu tự trị Tây Tạng và Trùng Khánh. Cơ sở ngoại giao này có khoảng 200 nhân viên và được coi là có tầm quan trọng trong chiến lược của Mỹ vì liên quan đến Tây Tạng.
Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, thành phố lớn thứ tư của Mỹ, mở cửa năm 1979 và cung cấp dịch vụ lãnh sự cho 8 bang gồm Texas, Oklahoma, Louisiana, Arkansas, Mississippi, Alabama, Georgia, Florida và vùng lãnh thổ Puerto Rico.
'Siêu thứ Ba' bầu cử Mỹ: Ai sẽ giành ghế ứng viên Đảng Dân chủ?
Từ 5 người, cuộc đua giành vị trí ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ nhanh chóng trở thành cuộc đua 2 người sau ngày bầu cử Siêu thứ Ba (3/3).
Trong số 14 bang tổ chức bầu cử sơ bộ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden Jr. (Joe Biden) giành chiến thắng ngày Siêu thứ Ba ở Virginia, Alabama, Arkansas, Massachusetts, Minnesota, North Carolina, Oklahoma và Tennessee.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang nhà Vermont, Colorado và Utah. Ông cũng được AP tính toán chiến thắng tại Califonia, bang có số phiếu đại biểu lớn nhất.
Trong các cuộc đua ở Texas và Maine, Joe Biden cũng được dự tính là người thắng cuộc trong khi vẫn chờ kết quả cuối cùng.
Cựu thị trưởng Michael R. Bloomberg của New York giành chiến thắng trong cuộc bầu cử theo hình thức họp kín ở Samoa thuộc Mỹ.
Thượng nghị sĩ Massachusetts Elizabeth Warren đạt thành tích đứng thứ ba, Dân biểu Tulsi Gabbard đứng thứ năm về số phiếu, không giành được chiến thắng nào.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số đại biểu mà các thành viên giành được, chứ không phải phiếu bầu. Con số cụ thể này sẽ mất khá nhiều thời gian để tính toán.
Kết quả bầu cử của Đảng Dân chủ theo ước tính của New York Times. Các cột từ trái sang: Số phiếu bầu - Số đại biểu giành được tương ứng trong ngày Siêu Thứ Ba - Tổng số đại biểu giành được.
Joe Biden và Bernie Sanders chạy đua cân bằng
Joe Biden "hồi sinh" giành chiến thắng càn quét trên khắp nước Mỹ với sự hậu thuẫn hùng hậu của liên minh cử tri đa dạng, trong khi đối thủ Bernie Sanders giành được sự ủng hộ lớn nhất tại bang California.
Cuộc đua đông đúc của Đảng Dân chủ dường như đột ngột biến thành cuộc đua hai người khi hai chính trị gia với tầm nhìn hoàn toàn khác nhau về tương lai của nước Mỹ chiến đấu giành phiếu đại biểu của 14 bang. Người chiến thắng sẽ đảm nhận vị trí đối đầu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Ông Joe Biden (trái) và ông Bernie Sanders.
Các bài phát biểu đêm bầu cử của ông Sanders tập trung vào việc tấn công hồ sơ của đối thủ Joe Biden, gây quỹ từ các nhà tài trợ lớn: "Bạn không thể đánh bại Trump với cùng một kiểu chính trị đã cũ". Ông Biden đáp trả: "Người dân đang nói về một cuộc cách mạng, chúng tôi bắt đầu một phong trào". Ông cho rằng chiến dịch của mình phản ánh tốt hơn sự đa dạng của đất nước.
Chiến thắng của Biden được đóng góp bởi các cử tri Dân chủ đưa ra quyết định vào phút chót. Ở một số bang, những người quyết định muộn chiếm khoảng một nửa số cử tri, theo AP VoteCast. Ông thu hút sự ủng hộ từ liên minh rộng lớn gồm cả những người ôn hòa và bảo thủ, người Mỹ gốc Phi và cử tri trên 45 tuổi.
Thành công của Sanders cho thấy ông có thể mang đến thử thách lớn nhất trong sự nghiệp chính trị kéo dài hàng thập kỷ của mình. Thành công này được xây dựng trên nền tảng của những cử tri tự do (liberals) tràn đầy năng lượng, những người trẻ tuổi và người Latin. Nhưng ông không thể lan tỏa sức hấp dẫn của mình đối với các cử tri lớn tuổi và sinh viên tốt nghiệp đại học, những người chiếm tỷ lệ khá lớn trong số cử tri Dân chủ, theo AP VoteCast.
"Hãy bỏ lá phiếu khiến bạn tự hào"
Khi đấu tranh để tích lũy số đại biểu, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren ở Massachusetts để thua trên chính sân nhà.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.
Phát biểu trước những người ủng hộ tại Detroit trước khi các cuộc thăm dò kết thúc, bà Warren bác bỏ những lo ngại về khả năng tranh cử, kêu gọi cử tri "bỏ lá phiếu khiến bạn tự hào". Từ các chiến dịch trước, có thể thấy Warren sẽ tiếp tục chiến đấu và hy vọng được trao vị trí ứng cử viên của đảng nếu Sanders không giành được đa số phiếu đại biểu. Tuy nhiên khả năng này không lớn.
Đến đây, câu hỏi quan trọng là nếu từ bỏ đường đua chính, Warren sẽ dành sự ủng hộ cho Biden hay Sanders. Các cử tri tự do (liberals) từng nhắc đến "kịch bản" Sanders sẽ đưa Warren vào đề cử phó tổng thống và điều này có thể được nhắc lại.
Chi nửa tỷ USD cho 1 chiến thắng
Phát biểu tại West Palm Beach, tỷ phú Michael Bloomberg cho biết vốn ông không định giành số lượng lớn đại biểu vào tối 3/3.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng đội ngũ tranh cử tốn kém nhất lịch sử, cựu Thị trưởng New York sẽ phải đặt câu hỏi về kế hoạch đầu tư sau "siêu thứ Ba" chỉ "đánh thắng" một trận. Cựu Phó Tổng thống Joe Biden áp đảo ông hết bang này sang bang khác, mặc dù chi ra không nhiều so với ông.
Cựu Thị trưởng New York chỉ giành được một chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ "siêu thứ Ba". (Ảnh: CNN)
"Điều này không diễn ra như kế hoạch," một cố vấn nói thẳng thừng.
Đêm tồi tệ bắt đầu khi CNN và các hãng truyền thông khác lần lượt gọi tên người chiến thắng ở Virginia là Biden. Chiến dịch của Bloomberg, trước khi Biden thắng tại South Carolina, đã xem Virginia là nơi mà họ có năng lực cạnh tranh.
Khó khăn của Bloomberg ở North Carolina còn khiến trụ sở chiến dịch tại New York lo lắng hơn. Đầu tư nhiều và hy vọng "cắm cờ" ở đây vào "siêu thứ Ba", Bloomberg cũng không biến được dự định thành hiện thực.
Các bánh xe bắt đầu chệch hướng từ chiến dịch của Bloomberg vài tuần trước, khi ông được đánh giá là thực hiện cuộc tranh luận buồn tẻ, không tấn công hay phòng thủ hiệu quả.
Chiến thắng của Biden ở South Carolina còn tạo ra phản ứng dây chuyền khiến cho cựu Phó Tổng thống nhận được sự ủng hộ của 3 đối thủ khác sau khi họ rút khỏi cuộc đua - cựu nghị sĩ South Bend, Indiana, Thị trưởng Pete Buttigieg, Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar và cựu dân biểu Texas Beto O'Rourke.
Tình thế hiện tại buộc Bloomberg phải đối mặt với thực tế rằng canh bạc tài chính của ông không những không hiệu quả mà còn làm lợi cho đối thủ.
Người thắng cuối cùng là ai?
Cuộc đua vẫn chưa kết thúc. Một loạt cuộc bầu cử sơ bộ vào tuần tới tiếp tục diễn ra, trong đó Sanders có thể hy vọng vươn lên.
Nhưng cùng với Biden, hai người có thể lại cạnh tranh sát nút từng bang một, tuần này qua tuần khác, kéo dài đến hội nghị Đảng Dân chủ vào tháng 7.
Nếu không ứng cử viên nào có đa số phiếu đại biểu vào thời điểm diễn ra hội nghị (1991 phiếu đại biểu), Đảng Dân chủ sẽ bước vào "đại hội tranh cử" (contested convention), bao gồm nhiều vòng bỏ phiếu có thể trở nên gây tranh cãi.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: NYT, The Guardian, AP)
Theo vtc.vn
Trump đánh giá thấp nỗi sợ Covid-19 của người ủng hộ Lượng người dự mít tinh của Trump ở Tulsa cho thấy mối đe dọa từ Covid-19 có thể làm chùn bước nhiều người ủng hộ hơn ông nghĩ. Đứng sau sân khấu tại Trung tâm BOK ở Tulsa, Oklahoma hôm 20/6, Tổng thống Donald Trump cùng một số trợ lý nhìn trân trân vào những hàng ghế trống trong khán phòng hơn 19.000...