Ngoại trưởng Trung Quốc hối thúc Tổng thống Joe Biden dỡ bỏ thuế trừng phạt
Trung Quốc hối thúc chính quyền Tổng thống Joe Biden thực hiện các bước đi xây dựng thiện chí, với điểm mấu chốt là dỡ thuế, bỏ trừng phạt kinh tế.
Ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 2/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Bắc Kinh ngày 22/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng hai bên cần khôi phục lại các nền tảng đối thoại vốn từng bị cắt đứt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời hối thúc Mỹ trở lại chính sách của một số thời chính quyền tiền nhiệm. Ông Vương Nghị tái khẳng định quan điểm Mỹ cần dỡ bỏ các dòng thuế trừng phạt.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nêu quan ngại về một số động thái của Mỹ gây khó khăn cho hoạt động báo chí, du học của công dân Trung Quốc tại Mỹ. Ông mong muốn Mỹ sẽ nới lỏng quy định cấp thị thực cho sinh viên và nhân viên báo chí, truyền thông Trung Quốc sang học tập, làm việc tại Mỹ, nhìn nhận đây có thể là một điểm mà hai bên sớm đạt đồng thuận.
Tháng trước, ông Kurt Campbell – người đặc trách chính sách về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cũng bắn tín hiệu Washington có thể thay đổi chính sách trong vấn đề này để gây dựng lòng tin với Trung Quốc.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, hai bên có thể khởi động lại quan hệ từ những việc đơn giản, chủ động giao thiệp và tạo dựng thiện chí. Ngay trong thời điểm này, Bắc Kinh và Washington vẫn có thể đạt được đồng thuận lớn có lợi cho thế giới. Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ sớm điều chỉnh chính sách.
Bài phát biểu của ông Vương Nghị thể hiện quan điểm của quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Bắc Kinh về quan hệ Mỹ-Truing kể từ thời điểm ông Joe Biden có cuộc điện đàm ngắn với Chủ tịch Tập Cận Bình trước thềm năm mới âm lịch.
Tuy cả Mỹ và Trung Quốc đều mong muốn lập lại ổn định trong quan hệ song phương từng chao đảo mạnh dưới thời ông Trump, có nhiều tín hiệu cho thấy ông Joe Biden vẫn muốn níu giữ một số chính sách của người tiền nhiệm trong quan hệ với Trung Quốc.
Video đang HOT
Màn ra mắt quốc tế phơi bày thách thức của Biden
Biden đã có hai cuộc họp đầu tiên với lãnh đạo thế giới cuối tuần qua, nhưng chúng báo hiệu nhiều thách thức cho ông để đưa Mỹ trở lại.
Tổng thống Joe Biden đã tham gia hai cuộc họp quan trọng ở London, Anh và Munich, Đức với các lãnh đạo đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Âu bằng hình thức trực tuyến, điều khó có thể tưởng tượng được trước đại dịch.
Tổng thống Biden tuyên bố "Mỹ đã trở lại" trong Hội nghị An ninh Munich (MSC) được tổ chức thường niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo nhóm G7 do Anh chủ trì, Biden tỏ ra hào phóng khi tuyên bố hỗ trợ 4 tỷ USD cho sáng kiến COVAX, nhằm cung cấp vaccine cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Tháng 11 năm ngoái, Donald Trump, người tiền nhiệm của Biden, đã bất ngờ rời hội nghị thượng đỉnh toàn cầu với các lãnh đạo G20 do Riyadh chủ trì bằng hình thức trực tuyến. Sau đó, ông bị bắt gặp đi chơi golf tại một trong những khu nghỉ dưỡng riêng. Tuy nhiên, kịch bản này không lặp lại trong hai cuộc họp của Biden vào 19/2.
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich trực tuyến từ Nhà Trắng hôm 19/2. Ảnh: Reuters.
Biden rất quen thuộc với những cuộc họp MSC tổ chức trực tiếp. Ông từng nhiều lần đi qua hành lang đông đúc ở khách sạn 5 sao Bayerischer Hof, địa điểm tổ chức MSC thường niên, và không ít lần thành công thúc đẩy ngoại giao Mỹ trong các lần tham gia sự kiện.
Nhiều người cho rằng cuộc họp trực tuyến năm nay có thể sẽ nhàm chán hơn so với các sự kiện trực tiếp mà Biden từng có mặt. Tuy nhiên, điều đó đã không xuất hiện trong lần ra mắt của Tổng thống Mỹ trên sân khấu quốc tế. Mọi người tham dự đều vui vẻ chào đón sự xuất hiện của Biden trong phòng họp ảo.
Tổng thống Biden đã nói với các đồng minh rằng ông muốn hợp tác với họ và sử dụng công cụ ngoại giao đầu tiên mỗi khi đối đầu với mối đe dọa của thế giới. Tuy nhiên, thông điệp cốt lõi của ông rất đơn giản: tôi không phải là Donald Trump.
"Các mối quan hệ đối tác của chúng tôi đã duy trì và phát triển qua nhiều năm bởi vì chúng bắt nguồn từ sự phong phú của các giá trị dân chủ được sẻ chia. Chúng không mang tính chất giao dịch hay khai thác. Chúng được xây dựng dựa trên tầm nhìn về tương lai, trong đó mọi tiếng nói đều quan trọng, quyền của tất cả mọi người đều được bảo vệ và luật pháp được tôn trọng", Biden nói tại MSC.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người chủ trì hội nghị MSC, tin rằng Tổng thống Mỹ là người theo đuổi con đường ngoại giao. "Chủ nghĩa đa phương sẽ được củng cố dưới thời Tổng thống Biden", bà Merkel nói.
Tuy nhiên, Merkel cũng ám chỉ những khác biệt với Biden về Nga, trong đó có phản ứng với vụ bắt lãnh đạo đối lập Alexey Navalny. "Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng một chương trình nghị sự về Nga chung xuyên Đại Tây Dương, trong đó một mặt đưa ra các đề nghị hợp tác nhưng mặt khác phải xác định rõ những khác biệt", Thủ tướng Đức nói.
Biden muốn đường ống dẫn Nord Stream 2, đưa khí đốt từ Nga vào châu Âu, bị đóng cửa, nhưng Merkel thì không.
"Những khác biệt này có thể không là gì nếu so sánh với khoảng cách giữa Merkel và Trump, nhưng ngay cả trong cuộc họp ảo, khoảng cách giữa Mỹ và Nga vẫn tồn tại", Nic Robertson, biên tập viên của CNN, viết.
Merkel không phải người duy nhất báo hiệu cho Biden rằng châu Âu hiện tại không còn giống châu Âu mà ông biết. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tỏ ra thận trọng khi chào đón Biden.
"Chúng tôi có những thách thức chung với Mỹ ở châu Phi và Trung Đông. Chúng tôi có một chương trình nghị sự có thể không toàn khác biệt, nhưng có lẽ sẽ không có cùng mức độ ưu tiên", Macron nói.
Về Trung Quốc, một lĩnh vực tồn tại khác biệt giữa châu Âu và Mỹ, Biden muốn các đồng minh đứng về phía ông. "Các bạn biết đấy, chúng ta phải cùng nhau chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh chiến lược dài hạn với Trung Quốc", ông nói.
"Nếu Biden đứng trên bục phát biểu tại Bayerischer Hof thời điểm đó, ông ấy có thể thấy một số người phía dưới tỏ ra không hào hứng. Cũng như sự mệt mỏi từng có với Trump, cảm giác mệt mỏi trước những gì sắp xảy ra ở Mỹ, có thể không phải do Biden mà do chủ nghĩa Trump, đã đeo bám nhiều chính phủ phương Tây", Robertson cho hay.
Phát biểu sau Merkel và Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã dành cho Biden sự chào đón quen thuộc. "Mỹ đã trở lại một cách đáng kinh ngạc với tư cách là lãnh đạo thế giới tự do và điều đó thật tuyệt vời", ông nói. Nhưng Johnson đã đưa Anh rời Liên minh châu Âu, nên tiếng nói của Anh giờ khó có thể "bắt nhịp" cho các quốc gia khác ở châu Âu đi theo.
Vào đêm trước khi Biden trở lại sân khấu quốc tế, quan chức EU ở Brussels đã báo trước về một số bất đồng. "Chúng tôi tin rằng châu Âu nên có những thỏa thuận của riêng mình... Chúng tôi tin nên làm việc với Trung Quốc, không chỉ nói về Trung Quốc mà hãy nói với Trung Quốc", một quan chức nói.
Ngoài ra, Biden cũng đang đối mặt với một thực tế trớ trêu, khi nền dân chủ của chính nước Mỹ bị tấn công trong cuộc vây hãm Đồi Capitol hồi đầu tháng 1. EU, một đồng minh mà Biden cần nhất cho "cạnh tranh chiến lược" với Trung Quốc, đã chán ngấy việc bị cuốn vào vòng xoáy của Mỹ.
"Chúng tôi coi đây là một phần của tự chủ chiến lược của khối. Chúng tôi có đối tác và chúng tôi bảo vệ giá trị, lợi ích của mình", một quan chức EU giải thích.
Một chút mệt mỏi đã xen lẫn giọng điệu của Biden khi ông kết thúc bài phát biểu tại MSC. Robertson cho rằng đây có thể đơn giản là cảm giác mệt mỏi khi phải ngồi trước màn hình quá lâu hoặc chính là "phép ẩn dụ" về những thách thức sắp tới của ông chủ Nhà Trắng.
Ông Trump tham dự sự kiện quan trọng đầu tiên sau khi mãn nhiệm Cuối tuần tới, ông Donald Trump sẽ phát biểu tại hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC), tại Orlando, bang Florida, Mỹ. Ian Walters, phát ngôn viên của liên minh Bảo thủ Mỹ, cho biết cựu Tổng thống Donald Trump sẽ phát biểu tại hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ hàng năm của liên minh vào ngày 28/2 tới....