Ngoại trưởng thân Nga Trump chọn có thể bị Thượng viện Mỹ khước từ
Thượng viện Mỹ dự kiến mở phiên điều trần để phê chuẩn vị ngoại trưởng mà Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã lựa chọn, Rex Tillerson trong những ngày tới. Tuy nhiên, các mối quan hệ gần gũi của ông Tillerson với Nga được cho là có thể khiến ông bị Thượng viện Mỹ làm khó, thậm chí có khả năng ông không thể ngồi vào chiếc ghế ngoại trưởng.
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump và vị ngoại trưởng ông chọn Rex Tillerson
Hai nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa Mỹ Lindsey Graham và John McCain nói với hãng tin NBC trong một cuộc họp báo ngày 8.1 rằng, họ đã lên kế hoạch để tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga bất chấp việc Tổng thống mới đắc cử Donald Trump nhiều lần tuyên bố muốn hâm nóng quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Theo tờ Wall Street Journal, Trump và các trợ lý hàng đầu của ông có kế hoạch để hạ thấp vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 mà chính quyền Obama và cộng đồng tính báo Mỹ cáo buộc.
Sự bất đồng, chia rẽ về Nga trong Quốc hội Mỹ được cho là sẽ là thách thức đầu tiên mà ông Trump phải đối mặt ngay khi nhậm chức.
Theo đó, giới chuyên gia dự đoán, những quan ngại về Nga sẽ trở thành vấn đề gây tranh cãi trong cuộc điều trần xác nhận việc bổ nhiệm ông Rex Tillerson cho vị trí ngoại trưởng.
Video đang HOT
Cả Nghị sĩ Graham và McCain đều nhất trí rằng, họ vẫn có nhiều nghi vấn về Tillerson sau các cuộc gặp tích cực với giám đốc điều hành Exxon-Mobil. Các mối quan hệ với Nga của ông Tillerson được cho rằng sẽ bị xem xét rất kỹ.
“Ông Tillerson phải thuyết phục được tôi và cả những thành viên khác trong Thượng viện rằng, ông ta nhìn nhận Nga như là một lực lượng phá hoại, và rằng, Putin có xu hướng phá hoại nền dân chủ trên khắp thế giới chứ không chỉ ở sân sau của chúng ta. Ông ta (Tillerson) phải nhận ra rằng người Nga đã can thiệp bầu cử Mỹ và rằng các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga là hợp lý”, ông Graham tuyên bố.
Trump mới đây vẫn giữ nguyên quan điểm muốn hâm nóng, cải thiện quan hệ với Nga khi tuyên bố rằng, chỉ có những kẻ ngu ngốc hoặc dốt nát mới nghĩ rằng, việc thiết lập quan hệ tốt với Nga là một việc xấu.
Bằng việc chọn Tillerson, Trump được cho là đã bỏ qua những lo lắng từ cả hai đảng lớn của Mỹ rằng ngoại trưởng tương lai là người quá thân Nga. Thậm chí, năm 2014, Tổng thống Vladimir Putin từng trao Huân chương Hữu nghị, một trong những phần thưởng dân sự cao quý nhất của Nga cho ông Tillerson. Bản thân ông Tillerson từng công khai bày tỏ sự hoài nghi về các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt với Nga.
Nếu Thượng viện Mỹ không phê chuẩn Tillerson, đây sẽ trở thành tiền lệ chưa từng có khi một ứng viên ngoại trưởng bị khước từ. Trong thế kỷ 20, mới chỉ có 3 ứng viên nội các do Tổng thống Mỹ lựa chọn nhưng bị Thượng viện từ chối phê chuẩn. Trường hợp mới nhất diễn ra năm 1989 thời George H.W. Bush khi bộ trưởng quốc phòng ông Bush lựa chọn bị Thượng viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát từ chối phê chuẩn. Tillerson đã nhận được nhiều sự ủng hộ bên ngoài Thượng viện. Ông được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates và cựu ngoại trưởng James Baker và Condoleezza Rice ủng hộ.
Thượng viện Mỹ sẽ cần ít nhất 3 phiếu không chấp thuận để có thể loại bỏ ông Tillerson.
Theo Danviet
Obama bất ngờ thừa nhận có điểm chung với Trump
Tổng thống Mỹ Barack Obama chia sẻ, công bằng mà nói, ông và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump là kiểu người đối lập nhau nhưng thừa nhận giữa họ có một điểm chung rất đặc biệt, đó là sự tự tin.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump
Chưa đầy 2 tuần nữa là kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, ông Obama nhận lời phỏng vấn độc quyền với ABC News và tại đây, ông chia sẻ nhiều điều chưa từng nói về Tổng thống mới đắc cử Donald Trump.
Ông Obama cho rằng, công bằng mà nói thì ông và ông Trump là dạng người đối lập nhau nhưng giữa họ vẫn chia sẻ một điểm chung đặc biệt, đó là sự tự tin.
"Đây có lẽ là điều kiện tiên quyết cho công việc (làm tổng thống Mỹ), hoặc ít nhất bạn phải đủ điên rồ để cho rằng bạn có thể làm được công việc này...", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền, ông Obama cũng tiết lộ sâu hơn về các cuộc trò chuyện riêng tư của ông với Tổng thống đắc cử Trump. Ông Obama tiết lộ, cuộc nói chuyện giữa đôi bên diễn ra "thân mật" và ông Trump đã lắng nghe những đề nghị của ông.
"Các cuộc hội thoại rất thân thiện. Ông ấy rất cởi mở trước những lời đề xuất, và điều chủ yếu mà tôi cố gắng truyền tải là có sự khác biệt giữa quản trị nhà nước và vận động tranh cử", ông Obama nói trong chương trình được ABC News phát sóng vào ngày 8.1. "
Về hoạt động mạng xã hội Twitter của ông Trummp, ông Obama bình luận: "Rõ ràng cách thức này có hiệu quả đối với ông ấy và nó mang lại cho ông ấy một sự kết nối trực tiếp đến rất nhiều người đã bỏ phiếu cho ông ấy. Tôi đã nói với ông ấy, và tôi nghĩ rằng những người khác cũng đã nói với ông ấy rằng, vào ngày ông ấy trở thành Tổng thống Mỹ, chính quyền các nước, các thị trường tài chính và người dân trên toàn thế giới sẽ nhìn nhận rất nghiêm túc những gì ông nói".
Ông Obama cho rằng, ông không tin Trump đã dành đủ thời gian để tìm hiểu về việc trở thành Tổng thống và đây có thể là điểm mạnh, nhưng cũng có thể trở thành điểm yếu của Tổng thống mới đắc cử, phụ thuộc vào cách ông tiếp cận và giải quyết các vấn đề.
Trước đó, trong cuộc gặp với ông Obama tại Nhà Trắng sau bầu cử, ông Trump đã gọi là tổng thống đương nhiệm là "một người đàn ông tốt."
Nhưng sau đó Trump chỉ trích ông Obama trên Twitter, nói rằng tổng thống Mỹ thứ 44 đã có những phát biểu "gây kích động" và sẽ làm hỏng quá trình chuyển đổi quyền lực. Trong chiến dịch tranh cử, ông Obama từng tuyên bố rằng ông Trump "không phù hợp" với cương vị tổng thống.
Theo Danviet
Trump chấp nhận kết luận Nga can thiệp bầu cử Mỹ Ông Donald Trump chấp nhận kết luận của cộng đồng tình báo nói Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng bầu cử tổng thống Mỹ, chánh văn phòng Nhà Trắng được chỉ định Reince Priebus hôm qua cho biết. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Ông Reince Priebus cho hay tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tin Nga...