Ngoại trưởng Syria thăm Ai Cập – dấu hiệu của sự hàn gắn
Chuyến thăm Ai Cập của Ngoại trưởng Syria là dấu hiệu mới nhất của việc các quốc gia Arab hàn gắn quan hệ với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad (trái) và người đồng cấp nước chủ nhà Sameh Shoukry tại thủ đô Cairo ngày 1/4. (Nguồn: AFP)
Ngày 1/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Sameh Shoukry tại thủ đô Cairo.
Video đang HOT
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin, cuộc hội đàm nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước.
Đây là chuyến công du đầu tiên của một ngoại trưởng Syria tới Ai Cập kể từ khi nổ ra cuộc xung đột vào tháng 3/2011.
Theo một nguồn tin an ninh Ai Cập giấu tên cho hay, mục đích của chuyến thăm là thực hiện các bước đi để đưa Syria trở lại Liên đoàn Arab thông qua vai trò trung gian hòa giải của Ai Cập và Saudi Arabia.
Liên đoàn Arab có trụ sở tại Cairo đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria vào năm 2011 và nhiều quốc gia Arab đã rút đại diện ngoại giao khỏi Damascus.
Hồi tháng 2 vừa qua, Ngoại trưởng Sameh Shoukry thăm Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xảy ra những trận động đất kinh hoàng tại hai nước này.
Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngừng bắn trên toàn quốc ở Syria
Các quốc gia Arab và một số nước phương Tây ngày 24/3 đã kêu gọi ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Syria để tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo đối với tất cả người dân nước này, đặc biệt là những nạn nhân của trận động đất kinh hoàng hồi tháng 2 vừa qua.
Cảnh tàn phá do xung đột tại tỉnh Hama, miền Trung Syria. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông cho biết lời kêu gọi trên được đưa ra sau cuộc họp tại thủ đô Amman của Jordan giữa các quan chức của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Qatar, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Pháp, Đức, Na Uy, Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Liên đoàn Arab (AL).
Tuyên bố chung của cuộc họp nêu rõ các quốc gia Arab và phương Tây "nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn trên toàn quốc và tiếp cận nhân đạo liên tục, không bị cản trở đối với tất cả người dân Syria thông qua mọi phương thức". Ngoài ra, các quốc gia cũng kêu gọi duy trì và mở rộng các hoạt động viện trợ xuyên biên giới của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời khuyến khích cộng đồng quốc tế cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người dân Syria có nhu cầu, đặc biệt là nạn nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuyên bố cũng hoan nghênh kết quả của hội nghị các nhà tài trợ quốc tế diễn ra ngày 20/3 tại Brussels (Bỉ) để hỗ trợ các nạn nhân động đất ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà tài trợ đã cam kết ủng hộ 7 tỷ euro (tương đương 7,52 tỷ USD) để giúp hai nước phục hồi sau động đất.
Trận động đất có độ lớn 7,8 xảy ra hôm 6/2 đã tàn phá miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Tây Bắc Syria, cướp đi sinh mạng của hơn 48.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng gần 6.000 người ở Syria. Theo ước tính, tổng thiệt hại do động đất gây ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là 103,6 tỷ USD, tương đương 9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Trong khi đó, LHQ ước tính chi phí phục hồi cho Syria là 14,8 tỷ USD.
Lan tỏa tình yêu thương Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình....