Ngoại trưởng Serbia: Bắc Kosovo như thùng thuốc súng
Ngày 29-7, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về đối ngoại Catherine Ashton thông báo nhà thương lượng của EU Robert Cooper sẽ đến Kosovo trong những ngày tới để thúc đẩy Kosovo và Serbia ngồi vào bàn đàm phán.
Hôm trước đó, tình hình đã lắng dịu ở phía bắc nước cộng hòa tự phong Kosovo. Hôm 26-7, khoảng 200 người Serb đã tấn công trạm kiểm soát hải quan ở Jarinje (Bắc Kosovo) giáp Serbia. Nguyên do: cảnh sát đặc nhiệm Kosovo đến kiểm soát các trạm hải quan nhằm thực hiện lệnh cấm nhập khẩu từ Serbia để trả đũa Serbia cấm nhập khẩu hàng từ Kosovo.
Lực lượng NATO triển khai ở phía bắc Kosovo ngày 29-7. Ảnh: AP
Ngày 28-7, Hội đồng Bảo an LHQ chỉ tham khảo ý kiến kín chứ không tổ chức cuộc họp khẩn theo yêu cầu của Serbia. Ngoại trưởng Serbia Vuc Jeremic cho biết quyết định của Hội đồng Bảo an thật khó hiểu. Ông so sánh tình hình ở phía bắc Kosovo như thùng thuốc súng và kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp để ngăn chặn bạo lực.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo đã tuyên bố ranh giới Kosovo và Serbia là khu quân sự và đã triển khai binh lính Mỹ và Pháp đến đây. Người phát ngôn NATO cho biết nếu bị đe dọa, lực lượng có thể sử dụng vũ khí. Trong khi đó, dân người Serb đã dùng gỗ, lốp xe, xe tải, xe kéo phong tỏa các con đường sang Serbia bị lực lượng NATO kiểm soát.
Theo
Người Serbia tại Kosovo bắn vào lực lượng NATO
Reuters và Tân Hoa xã đưa tin các tay súng người Serbia ngày 27/7 đã nổ súng vào các lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại khu vực phía Bắc Kosovo có đông người Serbia sinh sống.
Lực lượng NATO tại Kosovo. (Nguồn: Internet)
Các tay súng này cũng đã tấn công và đốt cháy một cửa khẩu trên biên giới với Serbia.
Trong một tuyên bố, phái bộ gìn giữ hòa bình NATO tại Kosovo (KFOR) nói: "Tình hình tại cửa khẩu Jarinje ngày một xấu đi và rằng đã có hành động cố ý gây hỏa hoạn tại cửu khẩu này. NATO cũng xác nhận thông tin nói rằng đã có những vụ nổ súng vào các nhân viên của KFOR tại khu vực gần cửa khẩu."
Trong tuyên bố trên không cho biết liệu có ai bị thương trong cuộc tấn công kể trên hoặc các binh sỹ KPOR có nổ súng đáp trả hay không, nhưng cho biết các lực lượng chi viện đã được gửi tới khu vực trên.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nói: "Những hành động gây hấn của chính quyền Kosovo đang gây mất ổn định tình hình vốn đã rất mong manh tại khu vực, làm gia tăng căng thẳng, huỷ hoại tiến trình đàm phán giữa Belgrad và Pristina."
Một nhân chứng người Serbia cho biết hàng chục đàn ông bịt mặt, trang bị xàbeng, gây gộc, búa, bom xăng và pháo sáng đã đốt cửa khẩu kể trên.
Các nhân viên hải quan và cảnh sát tại đây đã bỏ chạy tới gần một trạm gác của KPOR sau khi cửa khẩu này bị đốt và họ bị những kẻ bịt mặt trên truy đuổi.
Ngày 26/7, các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm của Kosovo đã chiếm quyền kiểm soát hai cửa khẩu biên giới với Serbia trong một chiến dịch theo lệnh củaThủ tướng tự phong của Kosovo, ông Hashim Thaci./.
Theo TTXVN
Serbia giao nộp cựu Tổng thống Krajina cho ICTY Chiều 22/7, Bộ trưởng Tư pháp Serbia, bà Snezana Malovic đã ký lệnh chính thức cho phép dẫn độ cựu Tổng thống Krajina của người gốc Serbia ở Croatia, ông Goran Hadzic sang La Haye, Hà Lan, để giao nộp cho Tòa án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY). Ông Goran Hadzic. (Nguồn: AP) Ông Hadzic, 52 tuổi,...