Ngoại trưởng Pompeo thuyết phục Brazil giảm phụ thuộc Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Mỹ và Brazil phải giảm phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về việc gia tăng hợp tác Mỹ-Brazil nhằm phục hồi sau đại dịch COVID-19, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ kinh tế song phương, đồng thời bày tỏ quan ngại về “rủi ro to lớn” xuất phát từ sự tham gia đáng kể của Trung Quốc vào nền kinh tế hai nước.
“Trong khi tìm các cách nhằm tăng cường thương mại giữa hai nước, chúng ta có thể… giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng quan trọng đến từ Trung Quốc. Hai nước chúng ta sẽ an toàn hơn và mỗi quốc gia sẽ thịnh vượng hơn rất nhiều, cho dù phải mất 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ với Brazil, mong muốn giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng đối với Trung Quốc ở khu vực Mỹ Latinh.
Video đang HOT
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Washington. Tuy nhiên điều này đang bị cản trở bởi Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, nước mua nhiều đậu nành và quặng sắt của nước này.
Phản ứng trước tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 20/10 cho rằng, một số chính trị gia Mỹ đang cố gắng “gieo rắc mối bất hòa”. Theo ông Triệu Lập Kiên, hợp tác giữa Trung Quốc và Brazil là lâu bền và nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở cả hai nước.
Tổng thống Bolsonaro vẫn chưa quyết định có cấm các công ty viễn thông Brazil mua thiết bị 5G từ gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc theo lời kêu gọi từ chính quyền Trump hay không.
Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Bolsonaro đã công bố 3 thỏa thuận với Mỹ. “Trong một năm rưỡi qua, cùng với Tổng thống Trump, chúng tôi đã nâng tầm quan hệ Brazil – Mỹ. Quan hệ hai nước đang ở thời điểm tốt nhất từ trước đến nay và mở ra một chương mới trong quan hệ song phương”, ông Bolsonaro nói.
Ông Pompeo cho biết Brazil đang tiến gần hơn đến việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhóm các quốc gia giàu có với sự hỗ trợ của Mỹ. “Chúng tôi muốn điều này xảy ra nhanh nhất có thể”, ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho hay, ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ sẽ hỗ trợ các dự án trị giá 450 triệu USD ở Brazil trong năm nay, trong khi Tập đoàn Phát triển tài chính Mỹ có kế hoạch đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào các dự án ở quốc gia Mỹ Latinh này.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ với Brazil ước tính đạt 105,1 tỷ USD trong năm 2019.
Trung Quốc dọa đáp trả nếu Mỹ đóng cửa Viện Khổng Tử
Trung Quốc tuyên bố "bảo lưu quyền phản ứng" nếu Mỹ can thiệp vào hoạt động bình thường của Viện Khổng Tử, sau khi Ngoại trưởng Pompeo dọa đóng cửa.
"Viện Khổng Tử hoạt động ở Mỹ dựa trên sự tự nguyện của các trường đại học, trên nguyên tắc tôn trọng nhau và cùng có lợi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết hôm 16/10, thêm rằng các viện này góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá và "được các trường đại học Mỹ và người dân Mỹ hoan nghênh mạnh mẽ".
Ông Triệu cáo buộc "một số chính trị gia Mỹ, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, đang cố tình phá hoại việc trao đổi văn hóa và giáo dục bằng cách hạ thấp uy tín của các Viện Khổng Tử và can thiệp vào hoạt động bình thường của các cơ sở này".
"Các chính trị gia này cần từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và ngừng can thiệp vào các hoạt động trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân thông thường. Nếu Mỹ vẫn từ chối điều này, phía Trung Quốc bảo lưu quyền có các hành động đáp trả", ông Triệu nói. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ biện pháp đáp trả là gì.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm 12/10. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Ngoại trưởng Pompeo hồi tháng 9 đề cập đến chương trình Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại Mỹ, cáo buộc các viện do chính phủ Trung Quốc tài trợ đang tuyển dụng "gián điệp và cộng tác viên" tại các trường đại học Mỹ. Ông hy vọng tất cả các Viện Khổng Tử trong khuôn viên các trường đại học Mỹ sẽ đóng cửa trước cuối năm nay.
Theo Pompeo, các Viện Khổng Tử ở nước này là "thực thể thúc đẩy hoạt động tuyên truyền và ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh" và yêu cầu các viện này phải đăng ký như phái bộ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ phải báo cáo chi tiết thông tin nhân sự và kê khai tường tận tài sản ở Mỹ, dựa trên Đạo luật Phái bộ Nước ngoài năm 1982 (FMA).
Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 lớp học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức ở nước ngoài. Mục tiêu của Viện Khổng Tử là giảng dạy ngôn ngữ, truyền bá văn hóa Trung Quốc và được xem là một trong những phương tiện nhằm phát huy sức mạnh mềm của nước này.
Mỹ tăng cường kiểm soát các Viện Khổng Tử giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tung một loạt "đòn giáng" vào Trung Quốc, như cấm giao dịch với hai công ty lớn của nước này là ByteDance và Tencent, trừng phạt các quan chức hàng đầu của Hong Kong, bao gồm cả trưởng đặc khu, đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Giới quan sát cho rằng Trump sẽ tiếp tục gây áp lực với Bắc Kinh để đổi lấy sự ủng hộ của cử tri khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần.
Tội phạm giết người gia tăng tại Brazil bất chấp dịch COVID-19 Diễn đàn An ninh công cộng của Brazil cho biết số vụ giết người và tử vong do bạo lực tại Brazil đã tăng 7,1% trong nửa đầu năm nay bất chấp các biện pháp phong tỏa vì dịch COVID-19. Khu ổ chuột ở Brazil được xem là nơi có tỷ lệ phạm tội cao. (Ảnh: CIM) Theo báo cáo do Diễn đàn...