Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích chính quyền Obama “nhút nhát, viển vông”
Điều đáng chú ý trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo ở Ai Cập ngày 10/1 là những chỉ trích gay gắt chính sách ở Trung Đông thời Obama.
“Mỹ là một lực lượng đem lại những điều tốt đẹp ở Trung Đông”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định trong bài phát biểu ngày 10/1 ở Cairo, Ai Cập. Trong bài phát biểu này, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ cũng chỉ trích các chính sách Trung Đông của Tổng thống Obama và cáo buộc chính quyền tiền nhiệm đã phạm sai lầm nghiêm trọng khiến cuộc khủng hoảng trong khu vực này càng thêm tồi tệ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP
Năm 2009, Tổng thống Obama cũng có một bài phát biểu tại Đại học Cairo University và khẳng định rằng, chuyến thăm Ai Cập của ông là nhằm tìm kiếm “một khởi đầu mới giữa Mỹ và những nước Hồi giáo trên khắp thế giới”. Gần 1 thập kỷ sau, ông Pompeo đã chỉ trích nhận định này và nói rằng: “Bây giờ cái gọi là ‘khởi đầu mới’ mới thực sự bắt đầu”.Bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo tại Đại học American University tại Cairo, Ai Cập đã cho thấy quan điểm của ông Pompeo về các ưu tiên của Mỹ tại Trung Đông. Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong bài phát biểu này là những lời công kích của Ngoại trưởng Mỹ với chính quyền tiền nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết thêm: “Hãy nhớ rằng, chính tại đây, tại thành phố này, một người Mỹ khác đã đứng trước các bạn. Ông ấy nói rằng chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan không xuất phát từ ý thức hệ. Ông ấy khẳng định rằng cuộc tấn công 11/9 đã khiến nước Mỹ từ bỏ những lý tưởng của mình – đặc biệt ở Trung Đông. Ông ấy cho rằng Mỹ và thế giới Hồi giáo cần một ‘khởi đầu mới’. Kết quả của những đánh giá sai lầm này thật thảm khốc”.
Ngày 4/6/2009, Tổng thống Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ dừng việc sử dụng các hình thức tra tấn và đóng cửa nhà tù quân sự ở vịnh Guantanamo cũng như tìm các giải pháp để Washington và thế giới Hồi giáo cùng tồn tại hòa bình.
Theo quan điểm của ông Pompeo, bài phát biểu của ông Obama đã cho thấy một kỷ nguyên viển vông, nhút nhát và mù quáng trong tầm nhìn khi đó của Tổng thống Mỹ. Ngoại trưởng Pompeo cũng đổ lỗi cho các chính sách của chính quyền tiền nhiệm đã khiến khiến bạo lực và chủ nghĩa cực đoan leo thang.
Ông cũng đưa ra một loạt hậu quả của những cuộc khủng hoảng ở Trung Đông mà theo ông, nguyên nhân sâu xa là từ các chính sách sai lầm của chính quyền Tổng thống Obama, như sự nổi lên mạnh mẽ của IS, cuộc nội chiến Syria, những động thái tăng cường ảnh hưởng của Iran và kho tên lửa dự trữ của lực lượng Hezbollah.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng chính quyền Tổng thống tiền nhiệm đã thất bại ở Trung Đông trong suốt phong trào Mùa xuân Arab .
Ngoài ra, bài phát biểu của ông Pompeo cũng tập trung vào cam kết của Mỹ về hòa bình, thịnh vượng, ổn định và an ninh ở Trung Đông”
Để làm rõ vấn đề này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Tổng thống Trump sẽ ngày càng quyết liệt hơn trong việc đối phó với Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng như có một lập trường cứng rắn hơn với Iran và tăng cường lực lượng ở chiến trường chống IS.
Nhận định về phản ứng của các nhà lãnh đạo Trung Đông đối với các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump, phóng viên trang NPR từ thủ đô Baghdad, Iraq cho biết: “Đây là một kỷ nguyên mới và một phần trong kỷ nguyên mới này là niềm tin rằng Mỹ sẽ sẵn sàng hơn trong việc tìm ra hướng đi khác từ các cuộc khủng hoảng và vấn đề nhân quyền ở các nước như Ai Cập và Saudi Arabia nếu có những lợi ích về an ninh và kinh tế”.
Trong khi bài phát biểu ở Cairo của ông Pompeo và Tổng thống Obama có nhiều khác biệt rõ rệt thì điểm chung trong hai bài phát biểu này chính là việc hai người đều muốn xóa bỏ hình ảnh của Mỹ như một nước đế quốc.
Năm 2009, ông Obama đã khẳng định: “Cũng giống như những nước Hồi giáo không phải lúc nào cũng gắn với định kiến về sự dã man, nước Mỹ cũng không phải hình ảnh của một nước đế quốc chỉ biết làm lợi cho mình. Mỹ là một trong những nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển toàn cầu. Chúng tôi được sinh ra từ cuộc cách mạng chống lại đế quốc”.
Bài phát biểu ngày 10/1 của ông Pompeo cũng khẳng định: “Với những người không hài lòng với việc sử dụng quyền lực của Mỹ, hãy ghi nhớ điều này: Mỹ luôn và sẽ luôn là một lực lượng giải phóng chứ không phải một thế lực chiếm giữ. Chúng tôi chưa bao giờ tham vọng sẽ thống trị Trung Đông”.
“Mỹ chưa bao giờ là một kẻ đàn áp. Khi nhiệm vụ đã xong, công việc đã hoàn thành, chúng tôi sẽ rời đi”, ông Pompeo khẳng định./.
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ vẫn rút quân bất chấp cảnh báo của Thổ Nhĩ Kỳ VOV.VN – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 10/1 khẳng định Mỹ vẫn rút quân dù Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ tấn công người Kurd ở Syria.
Báo chí Trung Quốc chỉ trích bình luận “hiểm độc” của Pompeo VOV.VN – Trong chuyến thăm Mỹ Latin, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã cảnh báo các nước trong khu vực về những khoản đầu tư “chẳng tốt đẹp gì” từ Trung Quốc.
Theo Kiều Anh
VOV
Ông Trump khôi hài ví Mỹ cần bức tường biên giới giống như tường nhà ông Obama
Trong khi chính phủ Mỹ đang đóng cửa dài ngày với những tranh cãi xung quanh ngân sách cho bức tường biên giới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Trump đăng tải dòng trạng thái lập luận thêm lý do cần phải có bức tường ngăn giữa Mexico và Mỹ.
Trong dòng trạng thái đăng trên Twitter ngày 31/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: "Tổng thống Obama và phu nhân có/xây một bức tường cao 10 foot (hơn 3 m) xung quanh biệt thự/khu phức hợp nhà ở D.C của họ. Tôi ủng hộ, điều đó hoàn toàn cần thiết cho sự an toàn và an ninh của họ. Nước Mỹ cũng cần một thứ tương tự, chỉ đơn giản là phiên bản lớn hơn một chút thôi!"
Theo như ông Trump viết, nhà cựu Tổng thống Obama ở Washington D.C có một bức tường cao 10 foot bao quanh. Dù vậy theo Washington Post, điều này là không chính xác.
Gia đình ông Obama mua ngôi nhà ở Kalorama, Washington năm 2017. (Ảnh: Andrew Harnik / AP file)
Một người hàng xóm tại khu vực trả lời Washington Post: "Có một hàng rào đi men theo phía trước ngôi nhà, nhưng nó cũng giống những ngôi nhà gần đó. Nó được làm rất trang nhã."
Một hàng xóm khác xác nhận với Washington Post là ngôi nhà của cựu tổng thống Obama "100% trông thấy được từ ngoài phố".
Trong khi có một hàng rào và nhà bảo vệ chắn một phần đường lái xe vào ngôi nhà trị giá 8,1 triệu USD của ông Obama - do Cục an ninh Mỹ thiết lập, Washington Post xác nhận rằng phía trước ngôi nhà rộng mở ra ngoài đường, và không có gì chặn ở bậc thang dẫn lên cửa chính. Bên cạnh đó, theo Washington Post, biệt thự nằm ở Kalorama này không phải là một khu phức hợp (compound) như ông Trump nói.
Ông Trump cho rằng bức tường biên giới mình đề xuất chỉ là một phiên bản "lớn hơn một chút" so với bức tường ông nghĩ nhà ông Obama có. Nhưng bức tường biên giới Tổng thống Mỹ muốn sẽ cao gấp 3-4 lần và dài hàng trăm, hàng nghìn km, lớn hơn rất nhiều hàng rào quanh nhà ông Obama, tờ Rolling Stone bình luận.
Ngày 1/1 Tổng thống Trump kêu gọi lãnh đạo đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Quốc hội tham gia vào một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng về an ninh biên giới hôm 2/1 để thảo luận về giải pháp chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ kéo dài hơn 10 ngày qua.
Trong một dòng tweet mới đăng tải, Tổng thống Trump kêu gọi bà Nancy Pelosi, người dự kiến được bầu làm chủ tịch Hạ viện vào ngày 3/1 cùng ngồi xuống để đi tới một thỏa thuận.
"An ninh biên giới, Bức tường và Đóng cửa chính phủ không phải là những thứ mà bà Nancy Pelosi muốn khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình với tư cách là chủ tịch Hạ viện. Hãy thống nhất để đi tới một thỏa thuận", ông Trump viết trên Twitter hôm 1/1.
Đây được xem là tín hiệu tích cực đầu tiên được nhà lãnh đạo Mỹ phát đi sau nhiều ngày khẳng định sẽ chỉ mở cửa chính phủ nếu khoản ngân sách 5 tỷ USD cho bức tường biên giới được thông qua.
(Nguồn: Rolling Stone, NBC News)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Bà Obama trải lòng về "đồng phạm tội lỗi" Hồi tháng trước, tại lễ tang cố Thượng nghị sĩ John McCain, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama và cựu Tổng thống George W. Bush trở thành tâm điểm khi ông Bush dúi cho bà Obama một viên thuốc ngậm ho. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 11-10, bà Obama ca ngợi ông Bush là "người đàn ông tuyệt vời" và cho...