Ngoại trưởng Nga trấn an Ai Cập về nguồn cung ngũ cốc
Ngày 24-7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trấn an Ai Cập về nguồn cung cấp ngũ cốc trong chuyến thăm tới Cairo, giữa lúc các bên lo ngại thỏa thuận nối lại xuất khẩu của Ukraine từ biển Đen vẫn chưa chắc chắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, Ai Cập là một trong những nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Năm ngoái, khoảng 80% lượng lúa mì nhập khẩu của nước này là đến từ Nga và Ukraine.
Video đang HOT
“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã làm gián đoạn các chuyến hàng và đẩy giá hàng hóa toàn cầu tăng nhanh, gây ra một cú sốc tài chính đáng kể cho Ai Cập.
Trong tình hình đó, Ai Cập đã bị giằng xé giữa mối quan hệ lâu đời với Nga và mối quan hệ thân thiết với các cường quốc phương Tây.
Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov, các đại sứ quán phương Tây đã vận động Ai Cập và Liên đoàn Ả Rập ủng hộ quan điểm của họ trong việc phản đối Nga, bao gồm các cuộc hội đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi và các đại diện của Liên đoàn Ả Rập.
Trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry, ngoại trưởng Nga nói: “Chúng tôi tái khẳng định rằng các nhà xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ đáp ứng tất cả các cam kết của họ”.
“Chúng tôi đã thảo luận về các thông số hợp tác cụ thể trong lĩnh vực này, nhất trí về các cuộc làm việc giữa những bộ ngành liên quan và chúng tôi có hiểu biết chung về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ngũ cốc hiện nay”, ông Lavrov nói thêm.
Kể từ khi xung đột bắt đầu, một loạt các cảng của Ukraine đã bị phong tỏa, khiến hàng chục triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt, làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hôm 22-7, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã ký một thỏa thuận nhằm tái khởi động hoạt động xuất khẩu lúa mì của Ukraine bằng đường biển. Song, một cuộc tấn công của Nga vào Odessa một ngày sau đó khiến các chuyên gia nghi ngờ khả năng thỏa thuận được thực thi.
Nga xem xét đề nghị mua thêm khí đốt của Hungary
Ngày 21/7, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Hungary, ông Peter Szijjarto, tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga sẽ xem xét yêu cầu mua thêm khí đốt của Hungary.
Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp báo, ông Szijjarto nói rằng để đảm bảo an toàn cho nguồn cung, Hungary cần thêm 700 triệu m3 khí đốt ngoài thỏa thuận cung cấp dài hạn hiện có với Nga. Theo ông Szijjarto, các kho khí đốt của Hungary hiện chỉ đáp ứng hơn 27% nhu cầu tiêu thụ hàng năm của nước này.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Nga cho biết Ngoại trưởng Szijjarto cũng đã hội đàm với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov. Phát biểu với Ngoại trưởng Hungary Szijjarto, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết: "Hiện nay, tình hình chính trị khá phức tạp, nhưng chúng tôi đánh giá cao quan điểm của Chính phủ Hungary, bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Chúng tôi quyết tâm phát triển hơn nữa các mối quan hệ giữa hai nước, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng".
Theo thỏa thuận kéo dài 15 năm đã ký với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vào năm ngoái, Hungary nhận được 3,5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm qua Bulgaria và Serbia, và thêm 1 tỷ m3 qua đường ống từ Áo.
Trước đó, Ngoại trưởng Szijjarto cho biết Budapest đang thảo luận để mua thêm khí đốt trên thị trường trước khi mùa Đông đến, trong bối cảnh các nước châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung và giá năng lượng tăng cao ngất ngưởng. Theo ông Szijjarto, Hungary đang đàm phán với Nga về việc chuyển hướng toàn bộ lượng khí đốt trong thỏa thuận cung cấp lâu dài sang đường ống Turkstream đi qua Serbia.
Việc Hungary duy trì quan hệ với Nga kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gây ra căng thẳng với một số đồng minh EU muốn có đường lối cứng rắn hơn với Nga. Là quốc gia phụ thuộc khoảng 85% vào khí đốt vào Nga, Hungary phản đối các lệnh trừng phạt của EU đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt từ Nga.
LHQ: Số người sơ tán khỏi Ukraine tăng lên trên 9,5 triệu người Ngày 20/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết số người sơ tán khỏi Ukraine đã vượt quá 9,5 triệu người kể từ khi xảy ra xung đột tại nước này hồi cuối tháng 2 năm nay. Người tị nạn Ukraine xếp hàng chờ đăng ký xin giấy phép lưu trú tại Praha, CH Séc, ngày 2/3/2022. Ảnh:...