Ngoại trưởng Nga tới Eritrea
Theo hãng tin TASS của Nga, Ngoại trưởng nước này, ông Sergey Lavrov, đã tới Eritrea trong chuyến thăm và làm việc tại quốc gia châu Phi này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thời gian ở Eritrea, ông Lavrov dự kiến sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà, ông Isaias Afwerki, và Ngoại trưởng Osman Saleh Mohammed.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga trước đó đã đến thăm Nam Phi, Eswatini và Angola trong khuôn khổ chuyến công du châu Phi của ông. Eritrea dự kiến sẽ là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du. Eritrea là một quốc gia ở Đông Nam châu Phi bên bờ Biển Đỏ.
Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Eritrea được thiết lập vào ngày 24 tháng 5 năm 1993. Hồi tháng 4 năm 2022, Bộ trưởng Ngoại giao Eritrea Osman Saleh Mohammed đã có chuyến thăm Moskva. Eritrea là một trong các quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên hợp quốc lên án Nga về tình hình ở Ukraine hồi tháng 3/2022.
Video đang HOT
Ukraine liên tục bị 'dội gáo nước lạnh' về khả năng đánh bại Nga trong xung đột
Mặc dù Kiev được phương Tây cung cấp một lượng lớn vũ khí hiện đại, nhưng ngay cả tướng lĩnh hàng đầu của Mỹ và cựu trợ lý cấp cao của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đều nghi ngờ về vận may quân sự của Ukraine.
Ông Aleksey Arestovich. Ảnh: Wikipedia
Theo ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, không có gì đảm bảo là Kiev có thể đánh bại các lực lượng của Moskva và Ukraine đã phung phí cơ hội giành ưu thế trong cuộc xung đột với Nga.
Đài RT ngày 22/1 dẫn phát biểu của ông Arestovich trong một cuộc phỏng vấn với nhà phân tích chính trị Yuri Romanenko cho biết "nếu mọi người nghĩ rằng chúng tôi chắc chắn sẽ thắng cuộc chiến, thì điều đó có vẻ rất khó xảy ra".
Ông Arestovich cho rằng Ukraine đã "không chỉ bỏ lỡ một cơ hội quân sự", mà Ukraine còn đã bỏ lỡ cơ hội về mặt thời gian. Cho nên, người Nga đã chớp lấy, bắt đầu huy động lực lượng, khôi phục lại tình hình ở tiền tuyến và thậm chí tạo dựng ưu thế ở một số nơi.
Ông Arestovich là Trợ lý của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky. Ngày 17/1, ông Arestovich đã đệ đơn từ chức sau khi tuyên bố rằng tên lửa của Nga rơi xuống một khu dân cư khiến hàng chục người ở thành phố Dnipro đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.
Với thông tin đưa ra, ông Arestovich đã bị "ném đá" dữ dội. Dư luận cho rằng ông Arestovich đang đổ lỗi cho quân đội Ukraine về cái chết của các cư dân tòa nhà ở Dnipro. Bởi Lực lượng Không quân Ukraine cho biết tòa nhà ở Dnipro đã bị trúng tên lửa Kh-22 của Nga. Trong khi đó, tới nay Kiev không có khả năng đánh chặn loại tên lửa hành trình phóng từ trên không này.
Sau đó, ông Arestovich đã xin lỗi về những nhận xét của mình mô tả chúng là "một sai lầm nghiêm trọng". Đơn từ chức của ông Arestovich đã được Văn phòng của Tổng thống Ukraine chấp thuận trong cùng ngày.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Liên quan tới xung đột Nga - Ukraine, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley cuối tuần qua cho rằng trong năm nay, sẽ rất, rất khó để Ukraine có thể đánh bật quân đội Nga ra khỏi các khu vực đã bị chiếm giữ.
Theo RT, phát biểu trong cuộc họp Nhóm Liên lạc quốc phòng do Mỹ đứng đầu tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, Tướng Milley cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và hầu hết các nhà lãnh đạo châu Âu đã nói rằng cuộc chiến này "có khả năng kết thúc bằng một cuộc đàm phán". Nhưng nếu nhìn từ quan điểm quân sự, "đây là một cuộc chiến rất, rất khó khăn", Tướng Milley nhận định.
Tướng Milley cho rằng Ukraine sẽ tiếp tục đấu tranh để thực hiện cam kết đánh đuổi các lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ. Tuy nhiên, "trong năm nay, sẽ rất, rất khó để đẩy quân đội Nga ra khỏi từng tấc đất của Ukraine".
Theo RT, các vùng đất của Ukraine mà Tướng Milley đề cập tới là Crimea (đã sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014) và 4 khu vực mới sáp nhập vào Nga hồi tháng 10 năm ngoái sau các cuộc trưng cầu dân ý, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia.
Giới lãnh đạo Ukraine nhiều lần tuyên bố sẵn sàng giành lại các vùng lãnh thổ đó bằng vũ lực nếu Moskva không từ bỏ chúng.
Trong "công thức hòa bình" đưa ra lần đầu tiên vào tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng yêu cầu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng mới sáp nhập cùng với bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ kế hoạch hoà bình 10 điểm của ông Zelensky, cho rằng đề xuất này "không thực tế và không thỏa đáng".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố: "Không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine khả thi nếu không tính tới thực tế hiện nay với 4 vùng lãnh thổ mới sáp nhập vào Nga. Bất kỳ kế hoạch nào không tính tới bối cảnh này đều không thể gọi là kế hoạch hòa bình".
NATO cảnh báo nguy cơ xung đột với Nga, phương Tây tăng cường viện trợ Kiev Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Rob Bauer hôm 19/1 cho biết, nguy cơ xung đột giữa khối này với Nga vẫn còn bất kể tình hình ở Ukraine như thế nào. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng Moscow sẽ làm mọi cách để đảm bảo các đồng nghiệp từ NATO...