Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu gặp mặt sau vụ bắn rơi Su-24

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua 1/7 đã gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu lần đầu tiên kể từ khi Moscow và Ankara đóng băng quan hệ sau vụ bắn rơi máy bay Su-24 hồi cuối năm ngoái.

Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu gặp mặt sau vụ bắn rơi Su-24 - Hình 1

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ bên lề hội nghị hợp tác kinh tế khu vực tại khu nghỉ dưỡng Sochi, Biển Đen (Ảnh: Reuters)

Phát biểu sau cuộc họp với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bên lề hội nghị hợp tác kinh tế khu vực tại khu nghỉ dưỡng Sochi, Biển Đen ngày 1/7, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng cả hai bên mong muốn bình thường hóa quan hệ song phương sau một thời gian dài “lạnh nhạt”.

“Chúng tôi có thể nói chuyện với Nga về mọi vấn đề, tích cực hay tiêu cực, vì cuộc đối thoại giữa hai nước từng bị cắt đứt nay đã được khôi phục và quan hệ giữa hai nước bắt đầu quay lại giống như trước”, Ngoại trưởng Cavusoglu phát biểu trên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov.

Ông Lavrov cho biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí tái khởi động “nhóm tác chiến chống khủng bố” và thông tin liên lạc giữa các lực lượng vũ trang của hai nước có thể được cải thiện.

“Tôi cho rằng các hoạt động liên lạc giữa hai nước sẽ phát triển theo nhiều kênh khác, kể cả giữa lực lượng quân đội và hoạt động của không quân hai nước”, ông Lavrov nói.

Cũng theo Ngoại trưởng Nga, hai bên có thể thảo luận “cả những vấn đề khó khăn nhất”, trong đó có “việc không chấp nhận lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ là địa bàn hậu thuẫn cho các tổ chức khủng bố ở Syria”.

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Cavusoglu cũng cho biết thêm rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyi Erdogan có thể bay đến Sochi để gặp trực tiếp người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào tháng 8 tới.

Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi Moscow tuyên bố gỡ bỏ cấm vận du lịch đối với Ankara hôm 30/6 sau 7 tháng áp dụng. Đây là bước khởi đầu thuận lợi trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga ở biên giới giáp Syria hồi tháng 11 năm ngoái.

Video đang HOT

Trước đó, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm 27/6 đã gửi thư tới người đồng cấp Nga Putin để xin lỗi về cái chết của phi công Nga trong vụ bắn rơi máy bay Su-24, trong đó bày tỏ sự hối tiếc về vụ việc và nói sẽ bồi thường thiệt hại trong trường hợp cần thiết. Trong thư, ông Erdogan còn gọi Nga là “bạn và đối tác chiến lược của Ankara đồng thời khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không muốn làm tổn hại mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Ngày 29/6, ông Putin và ông Erdogan đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau thời gian dài căng thẳng, theo đó hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nối lại hợp tác và sẵn sàng họp mặt trong thời gian tới. Ông Putin cũng nói rằng sẽ chỉ đạo chính phủ bắt đầu đàm phán với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ để khôi phục quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác.

Tháng 11/2015, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một máy bay ném bom chiến lược của Nga gần biên giới Syria với cáo buộc máy bay xâm phạm không phận. Moscow đã phản bác cáo buộc này, khẳng định máy bay vẫn trong không phận của Syria. Đáp lại hành động bị coi là “đâm sau lưng” của Ankara, Nga đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ và ra điều kiện chỉ bình thường hóa quan hệ khi Ankara xin lỗi và bồi thường.

Thành Đạt

Theo Dantri/ AFP

Qua cơn ảo tưởng sức mạnh

Cùng thời điểm tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Israel, Thổ Nhĩ Kỳ hàn gắn quan hệ đổ vỡ với Nga bằng lời xin lỗi được đánh giá là chân thành về vụ tấn công chiếc Su-24 của Nga. Ankara dường như đã "bừng tỉnh" sau cơn ảo tưởng sức mạnh khiến nước này lún sâu vào khủng hoảng toàn diện cả về đối nội lẫn đối ngoại...

Từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay Su-24 của Nga ở khu vực biên giới với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành tâm điểm bị chỉ trích bởi sự kiện này đã bộc lộ rõ chính sách đối ngoại cứng rắn và tham vọng của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, "gậy ông đập lưng ông", lập trường cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ này càng làm tổn hại tới nỗ lực duy trì ảnh hưởng của Ankara ở khu vực.

Khi phong trào "mùa xuân A-rập" bùng phát năm 2010 với cao trào là cuộc khủng hoảng ở Syria, Ankara đã tự phong cho mình là người "điều khiển những trận cuồng phong ở Trung Đông" và có sức mạnh ảnh hưởng ở khu vực. Khi đó nước này từng công khai tham vọng "trở thành một quốc gia được thế giới lắng nghe, chứ không phải là một quốc gia buộc phải nghe lời các nước lớn trên thế giới".

Còn nhớ sau khi xảy ra sự cố Su-24, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ khi đó là Ahmet Davutoglu đã tuyên bố đầy thách thức rằng: "Sẽ không để bất cứ ai sai khiến mình... Nga nên hiểu đây là khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Những người ở bên kia biên giới đều là anh em của chúng tôi, và nghĩa vụ của chúng tôi là bảo vệ các quyền lợi của họ cũng như bảo vệ biên giới của mình".

Cùng với đó là những hành động can thiệp vào tình hình Syria của Ankara nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống al- Assad, nhưng không đạt được ý đồ. Thất bại ở Syria cũng chính là sự cáo chung cho những tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ.

Qua cơn ảo tưởng sức mạnh - Hình 1

Vụ đánh bom liều chết tấn công sân bay Ataturk tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29-6-2016. Theo Vietnam . (Nguồn: AFP/Getty Images)

Không chỉ Syria, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Đông bị đánh giá là "chìm xuống đáy vực" từ trước đó. Bằng các chính sách can thiệp của mình, chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan đã phá hỏng mối quan hệ với Iraq, Iran, Ai Cập và Israel. Có thể kể tới sự sụp đổ của chính phủ do phong trào "Huynh đệ Hồi giáo" lãnh đạo ở Ai Cập mà Ankara hậu thuẫn. Sau này, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trả giá bằng sự lạnh nhạt của chính phủ mới ở Cairo.

Không chỉ gây xích mích với các nước láng giềng, lập trường bị đánh giá là độc đoán của Tổng thống Tayyip Erdogan đã đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế đối đầu với châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Thực tế là trong mấy năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải nếm trải "vị đắng" của sự cô lập sau khi chuyển từ chính sách "không có mối bất hòa nào với láng giềng" sang tình trạng không có nước láng giềng nào không có vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Asli Aydintasbas, chuyên gia về đối ngoại của Hội đồng châu Âu cho rằng "đây là thời điểm cô đơn nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ".

Sức ép bị quốc tế cô lập ngày càng gia tăng khiến Thổ Nhĩ Kỳ cùng lúc phải đối mặt với nhiều nguy cơ cả về đối nội lẫn đối ngoại, trong bối cảnh phân cực chính trị-xã hội gia tăng, kinh tế sụt giảm, leo thang căng thẳng ở cả trong và ngoài nước. T

ổn hại kinh tế và chính trị vì quan hệ đổ vỡ với Nga, quốc gia đang giữ vai trò nổi bật ở khu vực, đối tác thương mại hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, là điều không phải bàn cãi. Quan hệ đóng băng với Israel cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ thiệt hại không kém.

Israel là đồng minh quan trọng số 1 ở khu vực của Mỹ, một đồng minh lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang mong cải thiện quan hệ. Thổ Nhĩ Kỳ làm lành với Israel là điều Washington mong muốn và chính Mỹ là quốc gia đã đứng ra hòa giải để hai nước bình thường hóa quan hệ. Nối lại quan hệ với Israel, Thổ Nhĩ Kỳ rất kỳ vọng vào dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Israel sang Síp đến Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, giảm phụ thuộc vào Nga.

Thực tế là Ankara cần cả Nga và Israel cho nhu cầu năng lượng của mình vì Thổ Nhĩ Kỳ cũng ấp ủ dự án đường dẫn khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ xuống phía Nam châu Âu mang lại lợi ích to lớn cho nước này. Vả lại, Ankara cũng không dại gì đẩy sự việc đi quá xa để khắc sâu thêm mâu thuẫn với hai nước đồng minh truyền thống quan trọng này.

Và điều không thể không nhắc tới, đó là thách thức an ninh nghiêm trọng của Thổ Nhĩ Kỳ do mối đe dọa tấn công khủng bố từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các hoạt động chống đối chính quyền từ phong trào chính trị của người Kurd.

Trong khi đó, sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo kéo theo những hệ lụy xấu cho khối, khiến cho EU kém phần hấp dẫn hơn trước đối với Ankara cùng những tác động xấu tới kinh tế thế giới, buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải xem xét lại các bước đi ngoại giao của mình trong bối cảnh nước này đang trong quá trình đàm phán để gia nhập EU.

Trong cục diện rối như mớ bòng bong ấy, Ankara buộc phải lựa chọn giữa tham vọng chính trị có vẻ viển vông ở khu vực và lợi ích kinh tế cũng như an ninh trước mắt. Quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel và nỗ lực hàn gắn với Nga của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ankara theo hướng mềm mỏng và có phần thực dụng hơn cả trước đây.

Hòa giải với cả Nga và Israel, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và chống khủng bố ở trong nước cũng như khu vực đang là mối lo ngại hàng đầu. Quan trọng hơn, nó sẽ góp phần cải thiện hình ảnh "ông bạn láng giềng xấu xí" nuôi tham vọng mở rộng vai trò bằng các chiêu bài hậu thuẫn chính trị và quân sự không được hoan nghênh. Đồng thời, góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước cởi mở, linh hoạt và có trách nhiệm hơn trong các vấn đề đối ngoại ở khu vực bất ổn mà nước này được đánh giá là đóng vai trò "mỏ neo".

Dù thế nào, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực, được xem là mô hình cho các nước Hồi giáo khác bởi tương đối dân chủ và có nền kinh tế vận hành khá hiệu quả.

Đây là một bước đi khôn khéo của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan đang phải hứng chịu búa rìu dư luận bởi lập trường cứng rắn trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Chính quyền của ông từng bị công kích không chỉ bởi tham vọng trở nên vĩ đại kiểu khôi phục đế chế Ottoman, mà còn bị chỉ trích vì tham vọng củng cố quyền lực của tổng thống.

Trên thực tế, cách đây vài năm trước khi xuất hiện phong trào "Mùa xuân A-rập", chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là khôn khéo và hiệu quả khi Ankara chủ trương xây dựng các mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và dần giành được vị trí chi phối trong khu vực. Ankara đã khéo léo khai thác "quyền lực mềm" thông qua dân chủ và cải cách kinh tế trong nước, cùng với chính sách ngoại giao sắc sảo giúp Ankara đóng vai trò trung gian trong các cuộc xung đột khu vực.

Vì vậy, sau những tính toán chính trị sai lầm và bước đi chưa phù hợp, Ankara đang đi những bước sửa sai cần thiết, vừa góp phần bảo đảm những lợi ích sống còn, vừa giúp nước này từng bước giành lại sức mạnh ở khu vực.

Theo Mỹ Hạnh

Quân đội nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?
16:55:54 09/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024
Nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
19:27:31 09/11/2024
Lý do Trung Á ít quan tâm tới chiến thắng của ông Trump
14:46:15 10/11/2024
Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump
17:28:19 09/11/2024
Bà Nancy Pelosi trách Tổng thống Biden rút lui trễ
17:40:02 09/11/2024
Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine
20:58:47 09/11/2024

Tin đang nóng

Chi Dân và Andrea bị điều tra vì nghi liên quan ma túy
17:49:39 10/11/2024
Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024

Tin mới nhất

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.

Dự trữ vàng của Nga đạt mức cao kỷ lục mới

16:45:55 10/11/2024
Về giá vàng tại Nga, mặt hàng này đã chịu biến động mạnh trước những thay đổi địa chính trị trên thế giới. Giá vàng tăng khoảng 4% trong tháng 10 với đỉnh điểm có lúc lên tới mức giá kỷ lục là 2.800 USD/ounce.

Cháy rừng bất thường ở New York

16:26:06 10/11/2024
Đám cháy bùng phát từ cuối ngày 8/11 theo giờ địa phương, ảnh hưởng tới gần 1 ha khu đồng cỏ nổi tiếng Nethermead thuộc công viên Prospect.

Liệu luật cấm có ngăn Mỹ rút khỏi NATO dưới thời ông Trump cầm quyền?

16:20:12 10/11/2024
Do đó, chuyên gia Anderson cho rằng để tăng cường sức mạnh của luật, Quốc hội Mỹ có thể cần thêm vào các điều khoản rõ ràng cho phép kiện tụng trong trường hợp tổng thống phớt lờ luật.

Israel khẳng định nỗ lực viện trợ ở Gaza

16:18:16 10/11/2024
Hiện Mỹ đang phối hợp với Israel, Liên hợp quốc và các đối tác khác để tìm kiếm giải pháp phân phát hàng viện trợ hiệu quả. Ngoài ra, Mỹ cũng đặt thời hạn vài ngày cho Israel thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình nhân đạo ở...

EU cam kết duy trì viện trợ cho Ukraine

15:50:45 10/11/2024
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, một mình Mỹ chi hơn 90 tỷ USD.

Serbia gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga

15:30:12 10/11/2024
Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng 5/2022, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Điều đáng chú ý là Moskva đã đồng ý ký kết với những điều kiện có lợi cho Belgrade, trong khi lại cắt nguồn cung cho Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria.

Israel nới lỏng khuyến cáo an toàn ở miền Bắc

15:28:36 10/11/2024
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh quân đội Israel vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Liban, trong khi lực lượng Hezbollah cũng cho biết đã bắn rocket và tên lửa nhằm vào khu vực miền Bắc Israel.

Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'

15:26:45 10/11/2024
Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ , Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.

Giải pháp xử lý rác thải ở quốc gia châu Á đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa

15:26:03 10/11/2024
"Cách duy nhất để tăng tỷ lệ tái chế là tăng cường phân loại tại nguồn để vật liệu có thể được thu gom theo cách phân loại và có thể đến đúng cơ sở xử lý, thay vì đến bãi rác và đại dương", ông Nainani nói.

Dự báo biện pháp đối phó với Mỹ của Trung Quốc khi ông Trump trở lại

15:21:59 10/11/2024
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi nỗ lực để tự chủ hơn về công nghệ, đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển các loại chip hàng đầu của riêng mình. Và nước này đã tiếp tục xây dựng quân đội của mình.

Ukraine tìm thấy linh kiện phương Tây trong vũ khí của Nga

15:06:05 10/11/2024
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết, việc phân tích chiếc UAV S-70 bị bắn hạ vào tháng 10 vừa qua đã chỉ ra sự hiện diện của các linh kiện được sản xuất bởi các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Sức khỏe

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Nữ thần tượng Gen Z nhận 6 đề cử Grammy 2025, sánh ngang với Taylor Swift

Nhạc quốc tế

20:24:02 10/11/2024
Được coi là hiện tượng nổi bật nhất mùa hè năm 2024 cùng bản hit Espresso, Sabrina Carpenter trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá của Lễ trao giải Grammy 2025.