Ngoại trưởng Nga: Phương Tây quá hiểu cuộc chơi
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bình luận rằng những người đã chiếm quyền tại Kiev đã muốn làm hỏng mối quan hệ giữa phương Tây và Nga.
Trong cuộc họp báo giữa ông Lavrov và người đồng cấp Tây Ban Nha tại Paris, ông Sergei Lavrov nói rằng giả thiết về việc chính quyền mới thành lập tại Ukraina muốn đổi gói viện trợ kinh tế để đặt các lá chắn tên lửa của Mỹ trông rất có vẻ như là một nỗ lực nhằm làm hỏng mối quan hệ giữa phương Tây và Nga.
Mặc dù Ngoại trưởng Nga cho biết Kremlin chưa từng nghe về trao đổi này, nhưng Đại sứ Ukraina tại Belarus là Mikhail Ezhal đã đề cập rằng một ý tưởng như vậy đang được bàn thảo.
“Nếu như điều này là đúng, thì chúng ta lại có thêm một ví dụ khác mà những đối tác phương Tây của chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ rằng, những người đã chiếm Verkhovna Rada đang tìm cách đánh bạc với mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, và đồng thời gây ra xích mích trong mối quan hệ này khi thừa nước đục thả câu” – ông Lavrov nói.
Ông Lavrov nói rằng cách hành xử này không nghiêm túc và rằng &’các đồng sự phương Tây của chúng tôi quá hiểu những cuộc chơi kiểu này’.
Phát biểu với người đồng nhiệm Tây Ban Nha, ông Lavrov cho biết Kremlin không hề ra lệnh cho các lực lượng tự vệ tại Crưm chiếm quyền kiểm soát trên bán đảo này những ngày qua.
“Còn về phần các quân nhân tại Hạm đội Biển Đen, họ vẫn đang ở các khu vực triển khai thường trực” – ông Lavrov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga cũng nói rằng các bên liên quan cần có sự đồng thuận để cho phép các quan sát viên nước ngoài tới Crưm.
Ông Lavrov cũng nói rằng ví dụ tiêu cực tại Ukraina có thể lây lan đi khắp nơi, do đó cần loại trừ &’các tiêu chuẩn kép’ khi đánh giá tình hình chung.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk đã bác bỏ nghi vấn Kiev đàm phán với Mỹ để triển khai lá chắn tên lửa đổi lấy viện trợ tài chính.
Trong một diễn biến khác, sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Paris chiều nay, các đại diện ngoại giao của Anh, Pháp, Đức, Nga và Mỹ sẽ thảo luận cụ thể về gói cứu trợ kinh tế cho Ukraina.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu vừa tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Ukraina 11 tỉ euro, tương đương 15 tỉ USD để giúp nền kinh tế nước này trong bối cảnh nợ nước ngoài quá lớn.
Gói cứu trợ này sẽ được cung cấp trong vòng 2 năm từ ngân sách của Liên minh châu Âu và các thể chế tài chính quốc tế của EU.
“Ưu tiên cấp thiết nhất đối với EU lúc này là mang lại một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay mà vẫn tuân thủ đầy đủ luật quốc tế” – Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso cho biết.
Lê Thu (theo RT/Itar-Tass/AP)
Theo_VietNamNet
Nga cảnh báo phương Tây chớ can thiệp vào Ukraine
Nga sẽ không can thiệp vào tình hình nội bộ đất nước Ukraine và các nước phương Tây cũng không nên can thiệp vào quốc gia Đông Âu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua (25/2) đã cảnh báo như vậy.
Ảnh minh hoạ
"Chúng tôi khẳng định lập trường nguyên tắc của chúng tôi là không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và mong chờ tất cả mọi người cũng tuân theo một logic tương tự", Ngoại trưởng Lavrov cho các phóng viên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Luxembourgish - Jean Asselborn.
Theo ông Lavrov, ông và người đồng cấp Asselborn đã đồng ý với nhau rằng, các diễn biến ở Ukraine không phải lúc nào cũng mang tính xây dựng. Ngoại trưởng Asselborn cho rằng, việc bình thường hóa tình hình Ukraine chỉ có thể được thực hiện dưới sự hợp tác chặt chẽ của Moscow và Liên minh Châu Âu (EU). Ukraine không thể bị chia cắt với một bên nhìn về hướng tây và bên kia nhìn về hướng đông, ông Asselborn nói thêm.
Trong khi đó, Moscow bày tỏ sự kinh ngạc trước việc một số chính khách Châu Âu vội vàng ủng hộ cho một cuộc bầu cử sớm ở Ukraine, đi ngược lại với thỏa thuận hòa bình mà chính họ đứng ra làm trung gian để Tổng thống Yanukovych ký với phe đối lập trước đó. Theo thỏa thuận này, một cuộc bầu cử chỉ được tổ chức sau khi Kiev hoàn thành cải cách hiến pháp, Bộ Ngoại giao Nga hôm 24/2 cho biết.
"Rõ ràng, để một cuộc cải cách như vậy thành công, tất cả các lực lượng chính trị và các khu vực ở Ukraine đều nên tham gia và kết quả của tiến trình này phải được đưa ra để trưng cầu dân ý", Bộ Ngoại giao Nga cho hay trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng.
Tính hợp pháp của Quốc hội Ukraine cũng bị đặt nghi vấn bởi một loạt quyết định vi phạm quyền của người Nga và những người dân tộc thiểu số ở Ukraine của cơ quan này gần đây. Cụ thể, Quốc hội Ukraine đang kêu gọi đưa ra lệnh cấm sử dụng tiếng Nga, cấm một số lễ tôn giáo, giải tán các đảng phái, tổ chức, đóng cửa các hãng truyền thông và dung túng cho những phần tử có tư tưởng phát xít mới.
Một số chính trị gia Ukraine đã đòi đóng cửa các kênh truyền hình nói tiếng Nga của nước này. Đây rõ ràng là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, Ngoại trưởng Lavrov cáo buộc. Ông này cho biết, phái viên về báo chí truyền thông của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu đang đến Ukraine để giải quyết vấn đề trên.
"Mục đích của họ rõ ràng là để đàn áp những thành phần đối lập ở các khu vực khác nhau của Ukraine bằng chế độ độc tài và thậm chí là bằng những phương pháp khủng bố", Bộ Ngoại giao Nga cho biết đồng thời nói thêm rằng những diễn biến đó đang gây ra mối đe dọa đối với hòa bình, sự ổn định xã hội và an ninh của các công dân.
Moscow chĩa mũi tấn công vào phương Tây
Moscow cáo buộc các nước phương Tây không quan tâm gì đến số phận của đất nước Ukraine mà chỉ nhăm nhăm nghĩ đến yếu tố địa chính trị có lợi cho họ.
"Muốn hay không muốn thì hành động của những kẻ cực đoan đã được sự ủng hộ của một số đối tác Châu Âu nhằm che giấu kịch bản dùng vũ lực thay đổi chính quyền ở Ukraine mà không cần quan tâm đến việc theo đuổi tiến trình hòa giải quốc tế", Nga cáo buộc.
Đặc biệt đáng lo ngại là việc các cường quốc phương Tây đang tìm cách lợi dụng Ban Thứ ký Liên Hợp Quốc để biện hộ cho cách tiếp cận của họ. "Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ tất cả những ai liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine hãy thể hiện trách nhiệm cao nhất và không để tình hình xấu thêm, đưa nước này trở về con đường hợp pháp và kiên quyết loại bỏ những kẻ cực đoan khát quyền lực", Moscow nhấn mạnh.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu (EU) chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow . Ban đầu, cuộc biểu tình chỉ nhằm mục đích phản đối chính quyền của Tổng thống Yanukovych không ký thỏa thuận với EU nhưng sau đó, phe đối lập lấn tới đòi chính phủ này từ chức. Bạo lực bắt đầu leo thang với gần 100 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Kết quả là một cuộc đảo chính xảy ra, phe đối lập phá vỡ thỏa thuận với Tổng thống Yanukovych, chiếm thủ đô Kiev và truất quyền Tổng thống.
Người ta tin rằng, những diễn biến ở Ukraine trong thời gian vừa qua được xem là "cuộc đấu" giữa Nga với Mỹ và Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine - chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm qua cảnh báo, sẽ là "nguy hiểm và phản tác dụng" khi đưa ra cho Ukraine một tối hậu thư buộc họ "hoặc là đi với chúng tôi hoặc là chống lại chúng tôi". Phát biểu này rõ ràng ám chỉ đến Mỹ và phương Tây.
Trước đó, giới chức Liên minh Châu Âu từng tức giận cáo buộc Moscow gây áp lực khiến Kiev không ký thỏa thuận với họ.
Hiện tại, Ukraine đang trên bờ vực của sự sụp đổ về kinh tế sau khi Tổng thống Yanukovych bị truất quyền. Hồi năm ngoái, Moscow từng thông báo cho Ukraine vay 15 tỉ USD để giúp nước này trả nợ nhưng mới đây, Nga tuyên bố sẽ chỉ thực hiện cam kết của mình sau khi một chính phủ mới được thành lập ở Ukraine.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính lâm thời Ukraine cho biết, nước ông đang tìm kiếm một khoản viện trợ khẩn cấp trị giá ít nhất 35 tỉ USD từ các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Các cường quốc lại thua đau trước Syria Sau một ngày hội họp đầy căng thẳng và mệt mỏi, các nhà ngoại giao đến từ hai cường quốc hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ cùng với đại diện của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới - Liên Hợp Quốc đã một lần nữa phải chấp nhận thất bại cay đắng khi tiếp tục không thể thống nhất...