Ngoại trưởng Nga nghi vụ bắn Su-24 được tính trước
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga dường như là một “sự khiêu khích được tính toán trước”, nhưng Nga sẽ không gây chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga là một “sự khiêu khích được tính toán trước”, nhưng Nga sẽ không gây chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ – Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25.11 cho rằng việc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24.11 dường như đã được chuẩn bị từ trước. Ông nói: “Chúng tôi nghi ngờ đây là hành động cố ý. Sự việc diễn ra giống như một kế hoạch khiêu khích đã được vạch sẵn”, theo Russia Today.
Ông Lavrov chỉ ra những lý do khiến ông nhận định như vậy gồm việc Thổ Nhĩ Kỳ không liên lạc với Nga theo cách phù hợp sau khi bắn hạ máy bay, thêm vào đó là những hình ảnh về vụ việc cũng như các bằng chứng khác. Ngoài ra, nhiều đối tác của Nga cũng cho rằng vụ việc lần này rõ ràng là một cuộc phục kích, ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga đặt ra nghi vấn do vụ bắn hạ máy bay xảy ra không lâu sau một loạt cuộc không kích do Nga thực hiện nhắm vào các đoàn xe chở dầu cũng như các cơ sở vật chất của khủng bố. Ông Lavrov nhắc lại rằng: “Tôi từng hỏi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ phải chăng sự quan tâm quá mức của Ankara tới khu vực này, bao gồm lời kêu gọi lập vùng đệm ở đây, xuất phát từ việc họ muốn bảo vệ cơ sở hạ tầng của phiến quân. Tuy nhiên, ông ấy không trả lời”.
Ngoại trưởng Nga khẳng định khu vực mà hai chiến đấu cơ F-16 bắn phi cơ Su-24 không chỉ là nơi người Turkmen sống. Ông nói vài trăm tay súng nước ngoài liên quan tới các nhóm khủng bố cũng sống ở đó với nhiều kho đạn và cả những trung tâm chỉ huy. Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ahmet Davutoglu đã lên tiếng chỉ trích Nga không kích nhằm vào nhóm người Turkmen ở Syria, vốn được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24.11 – Ảnh: Reuters
Không chỉ nghi ngờ sự cố ý của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Lavrov còn đặt nghi vấn về sự liên quan của phía Mỹ đối với vụ việc. Ông cho biết, theo các nguồn tin ông có được, Mỹ đã yêu cầu tất cả thành viên trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu nếu sử dụng máy bay do Mỹ sản xuất thì tất cả đều phải phối hợp triển khai với quân đội Mỹ. Theo ông, nếu yêu cầu của Mỹ có bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ thì có thể có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ xin phép Mỹ. Tuy vậy, thông tin này vẫn chỉ là băn khoăn một chiều của ông Lavrov.
Ông Lavrov cũng chỉ trích NATO vì họ không chia buồn với Moscow sau khi một phi công trên chiếc Su-24 đã thiệt mạng và một lính thủy đánh bộ đã chết khi đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm phi công mất tích. Ông Lavrov lập luận rằng: “Nhiều tuyên bố kỳ lạ đã xuất hiện sau khi NATO họp khẩn theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Không thành viên nào trong NATO chia buồn hay lấy làm tiếc vì sự việc đã diễn ra. Liên minh châu Âu cũng thể hiện thái độ tương tự”.
Mặc dù cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga dường như là cố ý và được tính toán trước nhưng Ngoại trưởng Nga vẫn tuyên bố Nga sẽ không gây chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc này, theo Reuters.
Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất với nhau sau cuộc điện đàm ngày 25.11 rằng sẽ sắp xếp gặp nhau vào tuần sau, Cụ thể, cuộc gặp có thể diễn ra tại cuộc hop của Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), diễn ra tại Belgrade, Serbia ngày 3-4.12 tới.
Trong khi đó, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày khẳng định Ngoại trưởng Lavrov đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ông Lavrov không hề đồng ý bất kỳ đề nghị gặp mặt nào, theo Interfax.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ từng bảo vệ hành động vi phạm không phận
"Xâm phạm biên giới ngắn hạn không bao giờ có thể là cái cớ để tấn công" - chính Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố như thế sau khi máy bay nước này bị Syria bắn vì vi phạm không phận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: AFP
Tuyên bố kể trên được đưa ra vào năm 2012, ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo Syria bắn một chiếc máy bay F-4 Phantom của nước này do vi phạm không phận Syria.
Quay lại với những gì mới xảy ra, cũng ông Erdogan nay "thay đổi tư tưởng", mạnh mẽ tuyên bố rằng việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga là chính đáng. Hãng thông tấn Sputnik của Nga dẫn lời ông Erdogan: "Chúng tôi không muốn để xảy ra điều này nhưng tất cả mọi người đều phải tôn trọng quyền của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc bảo vệ biên giới của mình".
Đến nay, trận khẩu chiến giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa tới hồi kết thúc, phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định chiếc Su-24 bị bắn hạ xâm phạm không phận của mình, Nga nói điều ngược lại. Nhưng cho dù là có vi phạm đi chăng nữa thì cũng chỉ là 17 giây theo chính tiết lộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Và 17 giây chắc chắn không thể dài hơn khái niệm "ngắn hạn" mà ông Erdogan từng đưa ra khi chỉ trích Syria 3 năm trước đây.
Sputnik cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi chính sách "đạo đức giả" khi chính máy bay của nước này cũng liên tục vi phạm không phận Hy Lạp trong những năm qua. Sputnik đưa tin, chỉ mới 2 tuần gần đây, giới chức Hy Lạp tố cáo 8 chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận Hy Lạp 19 lần cả thảy. Còn tính trong cả năm 2014, con số đó là 1.017 lần.
Người ta đã chụp được bức ảnh này khi chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ. Phi công đã thoát ra ngoài - Ảnh: AFP
Khi chiếc Su-24 rơi xuống, 2 phi công Nga đã kịp nhảy ra ngoài, nhưng lập tức họ bị các thành viên "nổi dậy ôn hòa" được Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ bắn, có thông tin 1 người đã được cứu thoát, người còn lại có lẽ đã chết. Còn chiếc trực thăng cứu hộ đi tìm 2 phi công cũng bị các thành viên "nổi dậy ôn hòa" khác dùng vũ khí chống tăng do Mỹ sản xuất mà phá hủy, giết thêm 1 binh sĩ Nga nữa.
Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, đã nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ "đâm sau lưng Nga" và đe sẽ "không bao giờ dung thứ cho tội ác này".
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Bắn Su-24 Nga, Thổ Nhĩ Kỳ có thể vi phạm quy ước giao chiến Theo quy ước giao chiến quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lựa chọn khác ngăn chặn máy bay Nga mà vẫn bảo vệ được chủ quyền vùng trời của mình. Chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: F-16.net Ngày 24/11, ngay sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga khiến một phi...