Ngoại trưởng Nga nêu điều kiện cho cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay 28.3 nhấn mạnh rằng một cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ diễn ra khi hai bên tiến gần hơn tới việc đồng ý về một số vấn đề quan trọng.
Phát biểu với báo chí, Ngoại trưởng Lavrov còn nói rằng bất kỳ cuộc gặp giữa hai ông Putin và Zelensky để trao đổi quan điểm trong lúc này sẽ phản tác dụng, theo Reuters.
Hôm 21.3, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ không thể đàm phán về kết thúc chiến sự ở Ukraine nếu không có một cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Putin. “Tôi tin rằng không có cuộc gặp này thì không thể biết được rằng họ đã sẵn sàng làm điều gì để kết thúc cuộc chiến tranh”, Tổng thống Zelensky phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo Ukraine Suspilne, theo AFP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh AFP
Cũng trong hôm nay, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29.3. Hai bên đã trải qua ít nhất 5 cuộc đàm phán kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24.2, nhưng ông Peskov hôm nay khẳng định các cuộc đàm phán đã không tạo ra đột phá.
Tính đến ngày 28.3, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ 33 và quân Nga bị cho là đang gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân Ukraine. Dù vậy, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksander Motuzyanyk hôm nay cho hay nước này không thấy dấu hiệu cho thấy Nga từ bỏ kế hoạch bao vây thủ đô Kyiv, theo Reuters.
Nga, Ukraine điều tra video cáo buộc quân đội Ukraine tra tấn tù binh
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev hôm nay nhấn mạnh thay đổi chính quyền ở Ukraine không phải là mục tiêu của Moscow trong việc phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, theo hãng tin Interfax. Theo ông Patrushev, việc phương Tây cho rằng đó là mục tiêu của Nga là không chính xác.
Trong bài phát biểu vào ngày 24.2, Tổng thống Putin tuyên bố ông đã đưa ra quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm đáp lại đề nghị từ lãnh đạo của hai vùng đòi ly khai Donetsk và Luhansk thuộc miền đông Ukraine, theo TASS. Tổng thống Putin còn khẳng định Moscow không có kế hoạch chiếm lãnh thổ của Ukraine.
Hợp đồng vũ khí Nga - Ấn Độ bằng nội tệ: khởi đầu xung đột với hệ thống đôla Mỹ
Các lệnh trừng phạt Nga đang dội trở lại với đồng đô-la Mỹ, trong đó 'phát súng" ấn tượng nhất là các giao dịch vũ khí bằng đồng nội tệ, không qua USD, giữa Nga và Ấn Độ.
Ấn Độ đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Getty Images/Kommersant/
Nga và Ấn Độ vừa thực hiện một bước đi nhỏ nhưng vô cùng quan trọng đối với hoạt động đầu tư và thương mại phi đô-la: ngày 25/3, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã cho phép Nga đầu tư số tiền nội tệ bán vũ khí cho Ấn Độ vào các trái phiếu doanh nghiệp của nước này.
Theo tờ Asia Times, hợp đồng mua bán vũ khí bằng nội tệ Nga - Ấn đã khởi đầu cuộc xung đột với hệ thống đô-la Mỹ.
"Vết rạn" nhỏ, ý nghĩa lớn
Tài khoản của Nga tại Ngân hàng Trung ương của Ấn Độ rất nhỏ, với số dư chỉ 262 triệu USD, nhưng lợi thế tiềm năng với cả hai nước là rất lớn. Ấn Độ sẽ thanh toán cho một trong những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của mình - vũ khí Nga - bằng nội tệ và Nga sẽ đầu tư số tiền thu được vào một thị trường tài chính an toàn trước các lệnh trừng phạt.
Theo Bloomberg, Ấn Độ đã thay đổi các quy định về vay thương mại nước ngoài để phù hợp với đề xuất của Nga. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phong tỏa dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga cũng như tài sản của các nhà tài phiệt Nga sau khi Moskva mở chiến dịch tấn công Ukraine vào ngày 24/2.
Danh sách vũ khí Nga bán cho Ấn Độ và số lượng đã chuyển giao trong giai đoạn 2016-2020. (Nguồn Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm
Đó là một vết rạn nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong khuôn khổ hệ thống dự trữ USD. Saudi Arabia cũng được cho là sẽ chấp nhận thanh toán bằng nhân dân tệ cho các đơn hàng dầu xuất sang Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của nước này.
Điều đó ngụ ý rằng, Saudi Arabia sẽ duy trì một phần đáng kể dự trữ của mình bằng tiền Trung Quốc, có thể theo một thỏa thuận giống như thỏa thuận vừa qua giữa Ấn Độ và Nga về tái đầu tư số tiền bán vũ khí.
Sau khi dự trữ của Nga ở nước ngoài bị phong tỏa, Saudi Arabia đã rất dè chứng với việc cất giữ của cải của mình ở những nơi mà Mỹ và các chính phủ phương Tây có thể kiểm soát. Việc đa dạng hóa nguồn dự trữ, với nhân dân tệ, là một giải pháp thay thế hợp lý.
Trong khi đó, Nga đã yêu cầu thanh toán các lô hàng khí đốt đến các quốc gia "không thân thiện" bằng đồng nội tệ rúp (ruble), buộc các khách hàng khí đốt châu Âu phải mua đồng rúp trên thị trường mở. Nhờ thế, đồng rúp Nga đã tăng từ mức thấp 140 rúp/USD vào ngày 8/3 lên 100 rúp/USD vào 25/3.
Sau khi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản phong tỏa hơn một nửa trong tổng số 630 tỷ USD của Nga, Moskva có rất ít nơi an toàn để biến nguồn thu từ dầu và khí đốt thành đô-la Mỹ và rúp. Và bằng cách chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp, Nga đã giữ được tỉ giá hối đoái và giảm áp lực lạm phát gia tăng do nội tệ mất giá.
Nga và Ấn Độ bắt đầu giao dịch vũ khí bằng nội tệ của nhau.
Vị thế trung tâm của USD lung lay?
Các lệnh trừng phạt chống Nga được Goldman Sachs dự báo sẽ khiến nền kinh tế nước này sụt giảm 10%, sau đó sẽ tăng trưởng 3-4% trong năm 2023 và 2024
Với doanh thu bán dầu và khí đốt ước tính khoảng 1,1 tỷ USD mỗi ngày, Nga có thể sẽ chứng kiến thặng dư tài khoản vãng lai tới 200 tỷ USD trong năm nay, cao hơn một chút so với mức thặng dư niên hóa 165 tỷ USD trong quý 4 / 2021.
ADVERTISING
Lúc này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổ chức tài chính quốc tế được thành lập vào năm 1944 nhằm quản lý tiền tệ thế giới theo một tiêu chuẩn kết hợp giữa vàng và đô-la Mỹ, đang phải lo lắng. Quy định "vàng bản vị" của tiêu chuẩn này được bãi bỏ vào năm 1971, khi Mỹ đơn phương ngừng thanh toán cho khoản thâm hụt vãng lai của mình trong các giao dịch vàng. Tuy nhiên vai trò trung tâm của đồng đô-la Mỹ thì đã được tái khẳng định vào năm 1974, khi Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu ở Vùng Vinh khác đồng ý duy trì giao dịch dầu lửa bằng USD để đổi lại đảm bảo an ninh từ Mỹ.
Nhưng tất cả điều đó có thể thay đổi - IMS cảnh báo trên website của mình hôm 15/3. "Chiến tranh có thể thay đổi căn bản trật tự địa chính trị và kinh tế toàn cầu nếu thương mại năng lượng thay đổi; chuỗi cung ứng được định hình lại, mạng lưới thanh toán bị phân mảnh, và các quốc gia xem xét lại đồng tiền dự trữ của họ".
Một chỉ dấu cho những nghi ngờ về vai trò dự trữ trung tâm của đồng đô-la Mỹ là giá vàng tăng. Giao dịch vàng thường gắn chặt với lợi tức của các loại chứng khoán được Bộ Tài chính Mỹ bảo đảm chống lạm phát. Cả hai đều nhằm phòng ngừa trước cú sốc lạm phát và mất giá đồng tiền.
Tổng thống Putin và Thủ tướng Ấn Độ Modi chào hỏi khi gặp tại New Delhi, ngày 6/12/2021. Ảnh: AP
Bộ Tài chính Mỹ hôm 24/3 cho biết các lệnh trừng phạt hiện tại nhằm ngăn cản Nga bán vàng dự trữ (trị giá khoảng 40 tỉ USD) với giá thị trường hiện tại là khoảng 1.960 USD/ounce. Truyền thông đã dự báo về lệnh phong tỏa dự trữ vàng Nga, nhưng hóa ra điều này hoàn toàn sai lệch. Nga không cần phải bán vàng để lấy tiền mặt, vì họ đang thu 1,1 tỉ USD mỗi ngày từ bán năng lượng!
Các ngân hàng trung ương thực hiện giao dịch bên ngoài hệ thống USD, như Nga, Ấn Độ, có thể sử dụng vàng để thanh toán. Nếu Nga xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều hơn Ấn Độ xuất khẩu tới Nga theo các hợp đồng thanh toán nôi tệ, Moskva có thể đầu tư tiền vào tài sản của New Delhi - theo thỏa thuận mới với Ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Đổi lại, Ấn Độ cũng có thể bán vàng cho Nga để thanh toán khoản chênh lệch.
Ukraine, Nga tiếp tục hoạt động sơ tán người dân Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết trên 1.000 người Ukraine đã được sơ tán khỏi nước này thông qua các hành lang nhân đạo trong ngày 27/3. Người dân sơ tán tránh xung đột khỏi Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo bà Vereshchuk, khoảng 1.100 người dân đã được sơ tán khỏi các khu vực Donetsk và Luhansk theo 2 hành lang...