Ngoại trưởng Nga, Mỹ – bộ đôi nồng ấm giữa căng thẳng
Dù quan hệ Nga – Mỹ đang lạnh lẽo, ngoại trưởng hai nước này có mối quan hệ cá nhân khá thân mật và thường xuyên đối thoại về các điểm nóng quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov gặp nhau hồi tháng ba. Ảnh: Reuters
Họ là hai nhà ngoại giao lão làng: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Họ dường như có rất nhiều điểm chung, từ bề ngoài cho đến các dự tính. Cả hai đều cao, gầy, thanh lịch và tao nhã, trông thường mệt mỏi sau những chuyến đi liên tục, nhiều giờ cân não, và những “trận đấu” chính trị cấp cao.
Nhiều người gọi họ là “bộ đôi năng nổ”, còn một số người gọi họ là “bộ đôi kỳ quặc” trong giới ngoại giao. Hai ông đã gặp và nói chuyện với nhau hàng chục lần trong ba năm qua ở châu Á, châu Âu, Mỹ và Nga. Khuôn mặt dài và đôi mắt sắc sảo của hai người dường như cố gắng nhìn thấu nhau, khi họ bàn bạc về các vấn đề thế giới, như chương trình hạt nhân Iran hay những thách thức trong đàm phán hòa bình Syria.
Hai ngoại trưởng “có quan hệ rất tốt với nhau”, ông Lavrov tháng trước cho biết, “nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc họp nào chúng tôi cũng tươi cười và bày tỏ niềm vui để lấy lòng người Nga, Mỹ, và các nhà báo”.
Người Nga dường như thông cảm với hai quan chức mang gánh nặng thế giới trên vai này. Báo chí Nga thường giữ giọng điệu mềm mỏng về ông Kerry hơn nhiều Tổng thống Barack Obama. “Bộ máy tuyên truyền của chúng tôi chẳng cần mất nhiều thời gian để biến ông Kerry vào một kẻ ấu dâm hay tàn bạo, nhưng ông Lavrov không cho phép điều đó, ông ấy coi trọng mối quan hệ tốt của họ”, nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Oreshkin nói với Daily Beast.
Cách cư xử lịch thiệp của ông Kerry lôi cuốn người Nga. Ngoại trưởng Mỹ từng đi dạo ở trung tâm thành phố Moscow và trò chuyện với những người dân thường. Năm 2013 và 2014, ông Lavrov là bộ trưởng nổi tiếng nhất trên truyền thông Nga, nhưng năm ngoái Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã “đẩy” ông xuống vị trí thứ hai.
Video đang HOT
Ông Lavrov nói tiếng Anh lưu loát và cả hai ông đều biết tiếng Pháp. Ông Lavrov và ông Kerry thường bàn chuyện chính sách khi đi dạo trong vườn. Tháng 2/2014, hai ngoại trưởng còn được chụp ảnh đá bóng trên sân Đại sứ quán Mỹ tại London. Cả hai đều là người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt.
Những hình ảnh hồi tháng ba cho thấy ông Putin mỉm cười với ông Kerry giống như với một người bạn cũ dường như là sự báo hiệu mùa xuân sau một mùa đông lạnh giá. Sau hơn 3,5 giờ đàm phán với Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Kerry cho biết hai bên đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực chống nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng nhau. “Chúng tôi muốn những kết quả tương tự nhau, chúng tôi cùng nhận thấy những mối nguy hiểm và hiểu các thách thức giống nhau”.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm tại Moscow hồi tháng ba. Ảnh: Reuters
Một số nhà báo đã mỉa mai về sự “tan băng đột ngột” này: “Mọi người còn nhớ hồi ông Obama làm Nga tức giận khi gọi họ là cường quốc khu vực không? Bây giờ ông Kerry nói Mỹ và Nga là “các quốc gia hùng mạnh”. “Ông Putin đương nhiên sẽ mỉm cười”, Steve Rosenberg, phóng viên BBCtại Moscow, viết trên Twitter hôm 24/3.
Daily Beast cho rằng Kerry và Lavrov là những người thúc đẩy những tiến bộ đó. Họ vẫn duy trì được mối quan hệ thân mật, thậm chí nồng ầm vào thời điểm hai nước căng thẳng với nhau nhất từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tuần trước, ông Kerry và Lavrov điện đàm về cuộc chiến ở Ukraine, Syria và Nagorno-Karabakh. Mặc dù họ bất đồng ý kiến về nhiều vấn đề lớn, bao gồm các điều kiện cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine, và số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, họ vẫn gặp nhau trực tiếp hoặc điện đàm hàng giờ để bàn bạc. Tháng trước, ông Kerry tới Moscow lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm, để thảo luận về xung đột Syria và Ukraine với Điện Kremlin.
Hai bên trao đổi một số ý tưởng trước khi ông Lavrov đưa ông Kerry đến gặp Tổng thống Vladimir Putin. Nói trước máy quay ông, ông Kerry chúc mừng sinh nhật ông Lavrov: “Tôi hy vọng tuổi mới sẽ càng khiến ông thêm khôn ngoan khi trò chuyện cùng chúng tôi”, ngoại trưởng Mỹ nói.
Ông Lavrov cười và đáp lại: “Cảm ơn ông. Nhưng nếu sự khôn ngoan được đo bằng số ngày sinh nhật, thì tôi không thể bắt kịp với ông”. Ông Kerry năm nay 73 tuổi.
Tuy nhiên, căng thẳng Nga – Mỹ lại một lẫn nữa gia tăng sau khi máy bay Su-24 Nga lượn sát tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook hôm 11 và 12/4. Ông Kerry gọi hành động của máy bay Nga là “nguy hiểm” và “khiêu khích”. Hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik thì nói rằng đây là “một sự cố nhỏ.”
Ông Kerry đã cảnh báo rằng quân đội Mỹ vốn có thể bắn hạ máy bay Nga. Trong khi đó, Moscow khẳng định phi công Nga không phá vỡ bất cứ quy tắc quốc tế nào và nhấn mạnh Su-24 không mang vũ khí.
Trong cuộc điện đàm, ông Lavrov đã đưa ra câu trả lời ngắn với ông Kerry về vụ Su-24 lượn sát tàu Mỹ: Bộ Quốc phòng Nga đã cho ông lời giải thích. Nói cách khác, ông Lavrov không phải là người quyết định cho quân đội Nga.
“Thực tế là ông Lavrov và ông Kerry thường xuyên đối thoại là dấu hiệu rất tích cực. Họ có thể đồng ý và bất đồng về những vấn đề nhất định, nhưng mối quan hệ cá nhân này sẽ giúp ích cho quan hệ hai nước”, CNNdẫn lời một nhà phân tích giấu tên ở Moscow, nhận xét.
Phương Vũ
Theo VNE
Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về tình hình Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua điện đàm với người đồng cấp Mỹ bàn về những biện pháp cần thực hiện để củng cố lệnh ngừng bắn ở Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và người đồng cấp Mỹ John Kerry. Ảnh:Reuters.
Hai ngoại trưởng thảo luận thực hiện "những biện pháp cụ thể nhằm củng cố lệnh ngừng bắn ở Syria", AFP dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ cuối tháng 2 và nhìn chung đang được tuân thủ.
Những biện pháp sẽ bao gồm cải thiện quá trình tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo và đối phó chủ nghĩa khủng bố ở Syria.
Cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry "diễn ra ngày 1/4, do Washington đề xuất", thông báo cho biết thêm. Ông Lavrov nhắc lại việc Nga kêu gọi đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, khu vực "tích cực được dùng" để đưa phiến quân Hồi giáo vào Syria.
Vấn đề này kêu gọi "cần có hành động phù hợp nhanh nhất có thể, bao gồm cả thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", theo thông báo. Nga nhiều lần tố Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các nhóm Hồi giáo đối lập với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh của Moscow, trong cuộc chiến kéo dài 5 năm qua.
Lệnh ngừng bắn đạt được cuối tháng 2, do Nga và Mỹ dẫn đầu, áp dụng với chính phủ Assad và phe đối lập nhưng không bao gồm những nhóm phiến quân như Nhà nước Hồi giáo và Mặt trận Nusra.
Các cuộc đàm phán, do Liên Hợp Quốc dẫn đầu, về một thỏa thuận hòa bình sẽ sớm được nối lại ở Geneva, Thụy Sĩ, nhưng các bên vẫn còn bất đồng về số phận ông Assad.
Như Tâm
Theo VNE
Nga-Mỹ bàn về hiến pháp mới cho Syria Nga và Mỹ đã đồng ý thiết lập một kế hoạch cho sự chuyển tiếp chính trị tại Syria và thảo ra một bản hiến pháp mới sẵn sàng vào tháng 8.2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc gặp ngày 24.3 ở Moscow - Ảnh: Reuters Sau cuộc gặp ngày 24.3 với Tổng thống Nga Vladimir...