Ngoại trưởng Nga liệt kê các điều kiện cho hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ ba điều kiện then chốt để ngừng chiến tại Ukraine. Liệu đây có phải con đường dẫn đến hòa bình?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS của Nga ngày 6/12, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tucker Carlson, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chi tiết hóa các điều kiện mà Moskva đặt ra để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. Những điều kiện này không chỉ liên quan đến quân sự mà còn bao trùm các vấn đề văn hóa và ngôn ngữ.
Cụ thể, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh ba điều kiện then chốt cho hòa bình: Ukraine phải từ bỏ hoàn toàn kế hoạch gia nhập NATO, đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ Ukraine, và hủy bỏ mọi cuộc tập trận có sự tham gia của quân đội nước ngoài. Ông Lavrov lưu ý rằng những điều kiện này không phải mới, mà đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu ra từ tháng 4/2022.
Một điểm quan trọng khác mà Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh là việc Ukraine “cấm tiếng Nga, phương tiện truyền thông Nga, văn hóa Nga và Giáo hội Chính thống giáo Ukraine”. Ông Lavrov coi đây là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và cho rằng phương Tây đã im lặng trước những hành động này từ năm 2017.
Video đang HOT
Ngoài các điều kiện trên, Nga còn muốn Ukraine rút quân khỏi Donbass và Novorossiya, dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt của phương Tây, và Ukraine cam kết theo đuổi tình trạng không liên kết và phi hạt nhân. Tuy nhiên, Ukraine đã kiên quyết bác bỏ kế hoạch hòa bình của Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định hiện tại không có cơ sở cho các cuộc đàm phán với Ukraine. Theo ông Peskov, nhiều quốc gia đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán như vậy, bao gồm Qatar, và Điện Kremlin đánh giá cao thiện chí làm trung gian của Doha. Tuy nhiên, lập trường của Moskva và Kiev vẫn hoàn toàn đối lập.
Dù vậy, các chuyên gia nói với tờ Izvestia rằng với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, lập trường của Ukraine về các điều kiện tiềm năng để chấm dứt xung đột có thể trở nên linh hoạt hơn.
Một số quốc gia đã đề xuất các kế hoạch hòa bình, trong đó nổi bật là sáng kiến của Trung Quốc và Brazil vào tháng 5 năm nay. Theo ông Vladimir Vinokurov, Tổng biên tập tạp chí Diplomatic Service và là Giáo sư tại Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đây là đề xuất có cơ hội thành công lớn nhất vì tập trung vào nội dung thay vì địa điểm cụ thể.
Về phần mình, chuyên gia Andrey Kortunov tại Câu lạc bộ Valdai và Giám đốc Khoa học của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) có một nhận xét đáng chú ý: “Khi tình hình thay đổi, thật không may cho Ukraine, ý tưởng quay trở lại đường biên giới năm 1991 đang mất dần tính liên quan”.
Ông Trump có thể thúc đẩy lệnh ngừng bắn trước khi đàm phán về xung đột Ukraine
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ cố gắng mang lại lệnh ngừng bắn cho cuộc xung đột Ukraine, trước khi thúc đẩy Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ, nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Đội ngũ của ông Trump đã đưa ra các ý tưởng khác nhau - và đang được ông Mike Waltz, người được tổng thống đắc cử lựa chọn làm Cố vấn an ninh quốc gia - xem xét.
Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong đó, có rất ít người ủng hộ tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine.
Có một khoảng cách lớn giữa các điều kiện mà các quan chức ở Nga và Ukraine đã vạch ra cho một cuộc đàm phán ngoại giao.
Tuần này, ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, đã nói với tờ báo Thụy Điển Dagens industri rằng việc quay trở lại tình hình trước năm 2022 sẽ là "điểm khởi đầu" cho các cuộc đàm phán. Tuyên bố này dường như đề cập đến yêu cầu trước đó của Kiev về việc kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả Crimea, trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra.
Trước khi Kiev tiến hành cuộc tấn công vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ ra lệnh ngừng bắn ngay khi Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi các vùng đã sáp nhập Nga.
Đề xuất này đã bị rút lại và theo Moskva, không có cuộc đàm phán nào có thể diễn ra nếu binh sĩ Ukraine vẫn hiện diện tại vùng Kursk. Kiev muốn giữ lại vùng lãnh thổ đã bị kiểm soát làm "quân bài" mặc cả.
Một số đồng minh của ông Trump đã vạch ra cách thức mà họ tin rằng có thể giải quyết cuộc xung đột. Tướng đã về hưu Keith Kellogg, người vừa được ông Trump chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, ủng hộ "đóng băng" cuộc xung đột và đình chỉ nỗ lực của Kiev để trở thành thành viên NATO. Ông Richard Grenell, cựu đại sứ của ông Trump tại Đức, cũng được cân nhắc làm cố vấn an ninh quốc gia, đã thúc giục tạo ra "vùng tự trị" như một phần của giải pháp giải quyết xung đột Ukraine.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Nga đã nhanh chóng giành được ưu thế trên tiền tuyến. Một số quan chức quân sự Ukraine đã cảnh báo rằng lực lượng Kiev đang trên bờ vực sụp đổ.
Tổng thống Ukraine đang thay đổi hướng đi trong cuộc chiến với Nga? Tổng thống Volodymyr Zelensky đang thay đổi cách tiếp cận đối với cuộc chiến Ukraine, chuyển từ lập trường cứng rắn sang cân nhắc giải pháp ngoại giao. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi áp lực trong nước, tình hình chiến trường và tác động từ chính trị quốc tế, đặc biệt là việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump...