Ngoại trưởng Nga lên tiếng về khả năng ngừng bắn ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng một lệnh ngừng bắn ở Ukraine sẽ là ngõ cụt ở thời điểm hiện tại.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: Sputnik).
“Tổng thống Nga đã nhiều lần nói về vấn đề này, đặc biệt là trong phiên hỏi đáp của ông, sự kiện của Câu lạc bộ thảo luận Valdai và trong những sự kiện khác. Chúng tôi không đồng tình với những lời nói suông. Những gì chúng tôi nghe được cho đến nay chỉ là những tuyên bố về sự cần thiết của việc đưa ra lệnh ngừng bắn, nhưng không thể che giấu được rằng mục tiêu của lệnh ngừng bắn này chỉ để kéo dài thời gian nhằm tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và giúp họ có thể tập hợp lại lực lượng, huy động quân…”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền thông Nga và nước ngoài hôm 26/12.
“Một lệnh ngừng bắn lúc này là ngõ cụt. Chúng ta cần các thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý với các điều kiện đảm bảo an ninh của Nga và tất nhiên là lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng, nhưng vẫn phải dựa trên luật pháp quốc tế, điều này sẽ khiến việc vi phạm các thỏa thuận đó trở nên bất khả thi”, ông Lavrov nói thêm.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chỉ ra rằng, các thỏa thuận trước hết phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Video đang HOT
“Nguyên nhân đầu tiên trong hai nguyên nhân chính là việc vi phạm cam kết không mở rộng NATO về phía đông và chính sách gây hấn của các nước NATO nhằm chiếm toàn bộ không gian địa chính trị cho đến tận biên giới của Nga. Ukraine cũng đã chuẩn bị kịch bản tương tự và họ vẫn tiếp tục nói về điều đó”, ông nói.
“Đối với nguyên nhân gốc rễ thứ hai, liên quan đến các hành động phân biệt đối xử mà chính quyền Kiev đã thực hiện sau cuộc đảo chính, chính thức tuyên bố và thiết lập một chính sách nhằm phá hủy mọi thứ của Nga, bao gồm ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông, văn hóa, thậm chí cả việc sử dụng tiếng Nga trong cuộc sống hàng ngày”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Nga không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho các cuộc đàm phán giải quyết xung đột Ukraine.
“Khi họ nói rằng Nga đặt ra các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán hòa bình, đó không phải là các điều kiện tiên quyết, mà là yêu cầu rằng những gì đã được thỏa thuận trước đó phải được thực hiện”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga giải thích.
“Họ đã lừa dối chúng tôi khi tuyên bố rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông và khi nhấn mạnh cam kết giải quyết xung đột dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc, trong khi họ hoàn toàn phớt lờ rằng Hiến chương không chỉ xác nhận nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ mà còn duy trì nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Trước đó, phát biểu trong chương trình 60 Minutes trên kênh truyền hình Rossiya-1 hôm 25/12, Ngoại trưởng Lavrov cho biết “về bản chất của các cuộc đối thoại đang diễn ra ở phương Tây và Ukraine: họ chỉ nói về lệnh ngừng bắn cho phép chính quyền Kiev, với sự giúp đỡ của phương Tây, một lần nữa tập hợp lực lượng và thực hiện các nỗ lực mới để thực thi mệnh lệnh của phương Tây nhằm gây ra “thất bại chiến lược” đối với Nga”.
“Một lệnh ngừng bắn không phù hợp với chúng tôi, chúng tôi cần các thỏa thuận đáng tin cậy và ràng buộc về mặt pháp lý”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định, các nguyên tắc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine do Tổng thống Vladimir Putin đưa ra xuất phát từ luật pháp quốc tế.
Hồi tháng 6, Tổng thống Putin đã nêu ra các điều khoản cụ thể hơn nhằm chấm dứt xung đột bao gồm: Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, rút toàn bộ quân đội khỏi toàn bộ lãnh thổ của các khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Ukraine đã bác bỏ và lập luận những điều kiện đó ngang với việc đầu hàng. Thay vào đó, Ukraine đưa ra một “kế hoạch chiến thắng” và kêu gọi thêm sự hỗ trợ của phương Tây.
Ngoại trưởng Nga liệt kê các điều kiện cho hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ ba điều kiện then chốt để ngừng chiến tại Ukraine. Liệu đây có phải con đường dẫn đến hòa bình?
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS của Nga ngày 6/12, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tucker Carlson, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chi tiết hóa các điều kiện mà Moskva đặt ra để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine. Những điều kiện này không chỉ liên quan đến quân sự mà còn bao trùm các vấn đề văn hóa và ngôn ngữ.
Cụ thể, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh ba điều kiện then chốt cho hòa bình: Ukraine phải từ bỏ hoàn toàn kế hoạch gia nhập NATO, đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ Ukraine, và hủy bỏ mọi cuộc tập trận có sự tham gia của quân đội nước ngoài. Ông Lavrov lưu ý rằng những điều kiện này không phải mới, mà đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu ra từ tháng 4/2022.
Một điểm quan trọng khác mà Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh là việc Ukraine "cấm tiếng Nga, phương tiện truyền thông Nga, văn hóa Nga và Giáo hội Chính thống giáo Ukraine". Ông Lavrov coi đây là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và cho rằng phương Tây đã im lặng trước những hành động này từ năm 2017.
Ngoài các điều kiện trên, Nga còn muốn Ukraine rút quân khỏi Donbass và Novorossiya, dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt của phương Tây, và Ukraine cam kết theo đuổi tình trạng không liên kết và phi hạt nhân. Tuy nhiên, Ukraine đã kiên quyết bác bỏ kế hoạch hòa bình của Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định hiện tại không có cơ sở cho các cuộc đàm phán với Ukraine. Theo ông Peskov, nhiều quốc gia đã đề nghị làm trung gian cho các cuộc đàm phán như vậy, bao gồm Qatar, và Điện Kremlin đánh giá cao thiện chí làm trung gian của Doha. Tuy nhiên, lập trường của Moskva và Kiev vẫn hoàn toàn đối lập.
Dù vậy, các chuyên gia nói với tờ Izvestia rằng với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, lập trường của Ukraine về các điều kiện tiềm năng để chấm dứt xung đột có thể trở nên linh hoạt hơn.
Một số quốc gia đã đề xuất các kế hoạch hòa bình, trong đó nổi bật là sáng kiến của Trung Quốc và Brazil vào tháng 5 năm nay. Theo ông Vladimir Vinokurov, Tổng biên tập tạp chí Diplomatic Service và là Giáo sư tại Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đây là đề xuất có cơ hội thành công lớn nhất vì tập trung vào nội dung thay vì địa điểm cụ thể.
Về phần mình, chuyên gia Andrey Kortunov tại Câu lạc bộ Valdai và Giám đốc Khoa học của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) có một nhận xét đáng chú ý: "Khi tình hình thay đổi, thật không may cho Ukraine, ý tưởng quay trở lại đường biên giới năm 1991 đang mất dần tính liên quan".
Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow muốn bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt những nước lớn như Mỹ. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik). "Tất nhiên, chúng tôi muốn có quan hệ bình thường với tất cả các nước láng giềng, nói rộng hơn là với tất cả các nước, đặc biệt là nước...