Ngoại trưởng Nga cảnh báo về đề xuất tấn công Điện Kremlin của quan chức Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS đăng ngày 27/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết các bình luận của các quan chức Mỹ về khả năng thực hiện một cuộc tấn công tiêu diệt nhằm vào Nga cho thấy rõ ràng rằng Mỹ không loại trừ khả năng ám sát Tổng thống Vladimir Putin.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, ông Lavrov nói rằng một số quan chức Lầu Năm Góc thực sự đã đe dọa tiến hành một cuộc tấn công vào Điện Kremlin. Ông nói: “Điều chúng tôi đang nhắc đến là mối đe dọa loại bỏ người đứng đầu nhà nước Nga”.
Ngoại trưởng Nga tiếp tục cảnh báo về suy nghĩ này: “Nếu có ai đó đang thực sự nuôi dưỡng những ý tưởng như vậy, thì người đó nên suy nghĩ rất cẩn thận về những hậu quả có thể xảy ra của những kế hoạch như vậy”.
Video đang HOT
Theo RT, ông Lavrov đang đề cập đến một bài báo đăng trên tờ Newsweek hồi tháng 9, trong đó nói rằng các quan chức quốc phòng Mỹ đang xem xét một số lựa chọn để đáp trả nếu Nga tấn công hạt nhân, trong đó có cả lựa chọn về cuộc tấn công “để ám sát ông Putin ở giữa Điện Kremlin”.
Những lo ngại về xung đột hạt nhân có thể xảy ra đã dấy lên ở phương Tây sau khi Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 9 nói rằng Nga sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ Nga và người dân nếu toàn vẹn lãnh thổ của nước này bị đe dọa. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch triển khai vũ khí nguyên tử, khẳng định rằng không bao giờ nên tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngoại trưởng Nga đã cáo buộc một số đối tác của Mỹ áp dụng cách tiếp cận đối đầu trong lĩnh vực hạt nhân.
Ông Lavrov cũng nhắc lại những tuyên bố của Ukraine về vấn đề này, nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từng yêu cầu các nước NATO tấn công hạt nhân nhằm ngăn chặn Nga.
Trước đó, ngày 4/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng bình luận về đề xuất ám sát Tổng thống Putin của Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham. Bình luận về tuyên bố của Thượng nghị sĩ Graham rằng “ai đó ở Nga nên ám sát ông Putin” trên kênh truyền hình Fox News ngày 3/3, ông Peskov nói: “Không phải ai cũng có thể giữ được bình tĩnh trong những ngày này, một số người đã mất lý trí”.
Trước đó, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cũng chỉ trích những bình luận của Thượng nghị sĩ Graham là “không thể chấp nhận được và thái quá”. Nga đã yêu cầu Mỹ giải thích chính thức.
Trước đây, Mỹ từng có những nỗ lực nhắm tới sinh mạng của các nhà lãnh đạo nước ngoài. Nhà lãnh đạo cách mạng của Cuba Fidel Castro đã trở thành mục tiêu của vô số âm mưu ám sát do CIA dàn dựng. Quân đội Mỹ công khai săn lùng các nhà lãnh đạo nước ngoài trong thời gian gần đây, như trường hợp cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Nga: Có tiến triển tích cực về gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
Ngày 16/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng có những tiến triển tích cực trong việc chuẩn bị gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, nhưng nhấn mạnh rằng những thỏa thuận đạt được trước đó cần phải được thực thi đầy đủ.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển tại Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Peskov cho biết thêm "công việc đang được thực hiện để đảm bảo rằng một phần trong cái gọi là thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen liên quan đến nguồn cung của chúng tôi đang được giải quyết". Theo ông, "đã có một số tiến triển tích cực nhưng điều quan trọng là những thỏa thuận đã đạt được trước đó phải được thực hiện đầy đủ".
Trong khi đó, phát biểu với hãng tin RT, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết nước này ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc nhưng với điều kiện các chuyến hàng đến các nước có nhu cầu cần được kiểm soát.
Theo ông Siluanov, phát biểu tại Bali (Indonesia) khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng "chúng tôi ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, nhưng chúng tôi cũng ủng hộ (ý tưởng) rằng ngũ cốc được cung cấp theo các thỏa thuận Biển Đen sẽ đến các quốc gia cần thiết chứ không phải đến các nước phương Tây và các quốc gia có nền kinh tế châu Âu như đang diễn ra hiện nay".
Ngày 22/7, tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức Nga và Ukraine đã ký các thỏa thuận riêng rẽ với Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hạn vào ngày 19/11 này. Hiện các bên liên quan đang nỗ lực thúc đẩy kéo dài thỏa thuận này. Ngoài ra còn có một biên bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Nga và LHQ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga với thời hạn 3 năm.
Nga: Tổng thống Putin không đến Mỹ tham dự kỳ họp 77 của Đại hội đồng LHQ Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tới New York (Mỹ) tham dự kỳ họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9 và không có kế hoạch phát biểu qua liên kết video. Người dẫn đầu đoàn Nga dự họp là Ngoại...