Ngoại trưởng Nga: Các cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah nhằm kéo Mỹ tham chiến
Ngoại trưởng Nga cho rằng mục tiêu của những cuộc tấn công từ Israel nhằm vào Hezbollah gần đây nhằm thúc đẩy sự can thiệp quân sự của Mỹ vào khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của lệnh ngừng bắn và giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The National (UAE) ngày 23/9, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho rằng các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Hezbollah ở Liban là “kích động leo thang căng thẳng, nhằm thúc đẩy sự can thiệp quân sự của Mỹ vào khu vực”. Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, ông Lavrov cảnh báo rằng một số thế lực đang cố gắng đẩy tình hình leo thang đến mức tối đa để kéo Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Cuộc không kích của Israel mới đây ở ngoại ô phía Nam Dahieh của Beirut đã gây thiệt hại nặng nề, với ít nhất 45 người thiệt mạng, bao gồm một chỉ huy cấp cao của Hezbollah. Cuộc tấn công này diễn ra sau vụ nổ liên quan đến các thiết bị liên lạc của Hezbollah, mà Israel bị cáo buộc là đứng sau.
Ông Lavrov cho rằng Hezbollah đang thể hiện sự kiềm chế, mặc dù họ có tiềm lực để phản ứng mạnh mẽ hơn, nhưng những nỗ lực này chỉ nhằm khiêu khích lực lượng Hezbollah, từ đó khiến sự can thiệp quân sự của Mỹ trở thành điều không thể tránh khỏi. “Tôi tin rằng Hezbollah đang hành xử một cách kiềm chế, xét đến khả năng mà họ sở hữu. Có thế lực muốn khiêu khích họ với cùng mục đích là khiến sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi”, ông Lavrov nói, nhưng không trực tiếp nêu tên Israel.
Nga có mối quan hệ chặt chẽ với Iran, quốc gia ủng hộ cả Hamas và Hezbollah, những nhóm dân quân đang chiến đấu chống lại Israel. Ông Lavrov cũng đề cập đến vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran vào tháng 7 vừa qua, khẳng định rằng vụ việc này cũng nhằm mục tiêu đẩy Washington vào cuộc chiến.
Bên cạnh đó, Nga đã nhiều lần phản đối hành động quân sự của Israel ở Gaza. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ví hành động của Israel với cuộc bao vây Leningrad của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Nga tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp hai nhà nước, trong đó Israel và Palestine sẽ “cùng tồn tại như những người hàng xóm tốt”, nhưng chỉ khi giải pháp này đảm bảo an ninh cho cả hai bên mà không gây nguy hiểm cho an ninh của bên khác.
Tình hình căng thẳng giữa Israel và Hezbollah đã leo thang kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái, với các cuộc đụng độ gần như diễn ra hàng ngày. Hezbollah đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm ủng hộ Hamas, nhóm đã thực hiện cuộc đột kích lớn vào miền Nam Israel vào ngày 7/10/2023, gây thiệt hại nặng nề. Hơn một năm sau, với phần lớn Gaza bị tàn phá và số lượng thương vong ngày càng tăng, trong khi lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện ở Liban tiếp tục gia tăng.
Để tránh leo thang thêm, ông Lavrov kêu gọi một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và lâu dài ở Gaza, đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập để chấm dứt vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông. Ông Lavrov cảnh báo rằng nếu không có giải pháp này, bạo lực sẽ tiếp tục bùng phát, đẩy khu vực vào những cuộc xung đột không hồi kết.
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ông Lavrov đã nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và các quốc gia Arab, đặc biệt là 6 quốc gia vùng Vịnh. Ông đánh giá cao sự hợp tác giữa Nga và các nước như UAE, Saudi Arabia và Qatar, trong đó các quốc gia này đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cho các thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine. Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ sự ủng hộ đối với quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, cho rằng điều này sẽ bảo vệ lợi ích của cả hai quốc gia cũng như khu vực rộng lớn hơn.
Video đang HOT
Về mối quan hệ Nga-Iran, ông Lavrov khẳng định quan hệ này dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế, bác bỏ những cáo buộc rằng Iran đang cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza 'hạ nhiệt' căng thẳng Trung Đông
Vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban trong những ngày qua.
Điều này dường như phần nào đã trút được những lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông.
Người dân sơ tán khỏi thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 11/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN
Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 26/8, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục làm việc để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thả con tin Israel, mặc dù vòng đàm phán mới nhất tại Ai Cập vào đầu tuần kết thúc mà không có thỏa thuận nào.
Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho hay, trong vòng đàm phán vừa qua, các nhà hòa giải đã thảo luận về những chi tiết cuối cùng của một thỏa thuận tiềm năng.
Các nhà đàm phán Mỹ hy vọng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar sẽ nhận được bản sao của đề xuất mới nhất ngay trong những ngày tới, mặc dù thời gian chưa rõ ràng do khó liên lạc với ông.
Trước đó một ngày, các nguồn tin an ninh Ai Cập tiết lộ rằng vòng đám phán hòa bình mới nhất đã kết thúc tại Cairo mà không đạt được thỏa thuận nào, khi cả phong trào Hamas của Palestine và Israel đều không nhất trí với một số điều kiện do các bên trung gian đưa ra.
Phát biểu trên Al Arabi TV, Bassem Naim, một thành viên văn phòng chính trị của Hamas khẳng định quan điểm của nhóm này là "sẵn sàng đàm phán những gì đã được thống nhất" trong đề xuất công bố ngày 2/7, nhưng sẽ không chấp nhận các điều kiện mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thêm vào.
Quan chức trên cho biết những điểm vướng mắc còn lại trong khung thỏa thuận tuy đáng kể nhưng vẫn được coi là có khả năng hóa giải. Trong một bài đăng trên mạng xã hội, Đặc phái viên hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) Tor Wenesland cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán ở Ai Cập. "Không còn thời gian để lãng phí. Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn và thả con tin đang diễn ra ở Cairo là rất quan trọng để cứu mạng sống dân thường, giảm căng thẳng trong khu vực và tạo điều kiện cho Liên hợp quốc hợp tác với Chính quyền Palestine, đẩy nhanh các nỗ lực nhằm giải quyết các nhu cầu cấp thiết của người dân đang phải chịu đựng lâu dài ở Gaza".
Những "nút thắt" khó gỡ
Những tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 24/8/2024. Ảnh: Tân Hoa Xã/TTXVN
Một trong những bất đồng lớn mà cả Hamas và Israel chưa tìm được tiếng nói chung là sự hiện diện của quân đội Israel ở khu vực được gọi là hành lang Philadelphia, một dải đất hẹp dài 14,5 km dọc theo biên giới phía Nam của Gaza với Ai Cập. Hamas phản đối mong muốn của Israel tiếp tục đóng quân ở đó trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết cần phải kiểm soát khu vực biên giới Ai Cập để ngăn chặn Hamas bổ sung kho vũ khí của mình thông qua các đường hầm và Israel cần một "cơ chế" để ngăn chặn lực lượng Hamas quay trở lại miền Bắc.
Trong khi đó, Hamas nói rằng bất kỳ sự hiện diện lâu dài nào của Israel ở Gaza sẽ dẫn tới sự chiếm đóng quân sự. Ai Cập, quốc gia đóng vai trò trung gian hòa giải chính trong các cuộc đàm phán, cũng kiên quyết phản đối sự hiện diện của Israel ở phía bên kia biên giới với Gaza.
Theo các quan chức Mỹ tham gia đàm phán, đề xuất ngừng bắn hiện tại kêu gọi quân đội Israel rút quân khỏi "các khu vực đông dân cư" ở Gaza. Tuy nhiên, cuộc tranh luận ngay thời điểm này cũng tập trung vào việc phân chia hành lang Philadelphia, đâu là khu vực đông dân cư và không có dân cư.
Trong một tuyên bố ngày 25/8, phái đoàn đàm phán của Hamas đã công khai nhấn mạnh lại yêu cầu của nhóm rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm "một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, cho phép người dân ở phía Bắc trở về nhà và thực hiện nghiêm túc những cam kết liên quan đến cứu trợ và tái thiết, trao đổi con tin".
Hiện các nhà hòa giải của Mỹ, Ai Cập, Qatar đều đang nỗ lực chạy đua với thời gian để thúc đẩy hai bên đạt được một lệnh ngừng bắn. Theo nhận định của giới phân tích, một thỏa thuận ngừng bắn sẽ mang đến cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran hoặc Hezbollah vào
Israel sau vụ ám sát một chỉ huy Hezbollah ở Beirut và một thủ lĩnh Hamas ở Tehran vào tháng trước. Israel cam kết sẽ đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, làm dấy lên nguy cơ về một cuộc chiến lan rộng và tàn khốc hơn.
Nguy cơ xung đột thấp
Việc vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra vào ngày 25/8 bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và Hezbollah vào cuối tuần trước dường như phần nào đã trút được một số lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng hơn.
Cụ thể, Israel đã tiến hành các cuộc không kích phủ đầu nhằm vào lực lượng Hezbollah khi Hezbollah cho biết đã tự thực hiện cuộc tấn công "giai đoạn đầu" để trả thù cho cái chết của chỉ huy cấp cao Fu'ad Shukr.
Sáng 25/8, Hezbollah tuyên bố họ đã phóng 320 quả rocket và một loạt thiết bị bay không người lái về phía Israel. Cùng ngày, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết khoảng 100 máy bay chiến đấu đã đánh phá và phá hủy hàng ngàn ống phóng tên lửa của Hezbollah ở hàng chục địa điểm phóng từ Liban. Sau đó, IDF tiếp tục thực hiện thêm các cuộc tấn công trong ngày. Theo phía Israel, họ đã thực hiện các cuộc không kích trên sau khi xác định Hezbollah đang chuẩn bị bắn tên lửa và rocket về phía lãnh thổ mình.
Một số quan chức Mỹ và Israel tin rằng cuộc tấn công lớn của Hezbollah, phần lớn đã bị lực lượng Israel vô hiệu hóa bằng cuộc không kích phủ đầu, đã loại bỏ đòn bẩy mà Hamas hy vọng sẽ gây sức ép buộc Israel nhượng bộ thêm.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích khu vực cho rằng nguy cơ cuộc leo thang ngày 25/8 tiến triển thành một cuộc xung đột toàn diện là thấp, nhưng có thể dẫn đến những sự cố không lường trước được.
Refaat Badawi, một nhà phân tích chính trị và cựu cố vấn của thủ tướng Liban, lưu ý rằng hành động trả đũa của Hezbollah nằm trong "quy tắc giao tranh" và việc Israel nhấn mạnh thành công của nước này trong các cuộc tấn công phủ đầu cũng cho thấy nước này mong muốn tránh xảy ra thêm xung đột.
Sức ép để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn đang gia tăng trong bối cảnh người dân tại Dải Gaza phải đối mặt với nạn đói hoành hành, tình trạng thiếu nước trầm trọng, mất mát nhà cửa và khủng hoảng bệnh tật do cuộc chiến kéo dài hơn 10 tháng qua của Israel tại vùng đất phong tỏa của người Palestine. Theo cơ quan y tế Gaza, cuộc xung đột tại Gaza đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40.435 người Palestine và làm bị thương 93.534 người khác.
Quân đội Israel ngày 25/8 đã ra lệnh sơ tán thêm tại khu vực Deir al-Balah ở trung tâm Gaza, nơi hàng nghìn người Gaza đang trú ẩn.
Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho biết, trong ngày 26/8, không có chuyến hàng viện trợ nào được thực hiện do rủi ro an ninh sau khi, Israel ra lệnh sơ tán mới đối với Deir al-Balah.
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn Ngày 23/9, Pháp đã yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn cấp sau vụ Israel tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Liban. Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, miền nam Liban, ngày 22/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân chứng kể khoảnh khắc cao ốc sụp đổ ngay trước mắt vì động đất

Cao ốc ở Bangkok đổ sập sau động đất, hàng chục người đang mắc kẹt

Khoảng 10 trận động đất xảy ra sau trận gây rung chuyển Myanmar, Thái Lan

Đàm phán hòa bình Ukraine: "Vũ điệu tango" của ông Putin làm khó ông Trump

Ông Trump áp thuế gấp 10 lần làm chao đảo ngành ô tô, các nước dọa trả đũa

Trung Quốc tăng tốc trong cuộc đua năng lượng xanh, sạch

Nhìn lại thảm họa động đất vừa xảy ra ở Myanmar qua biểu đồ địa chấn

Quân Ukraine vội rút chạy ở Kursk sau mệnh lệnh "thép" của Tổng thống Putin

Nga gợi ý cung cấp nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ cho ông Musk

Quan chức Nga: Mỹ muốn trở thành cường quốc quyền lực nhất Bắc Cực

Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp, Thái Lan tìm cách cứu 81 người mắc kẹt

Thời tiết ẩm ướt và những lưu ý về sức khỏe
Có thể bạn quan tâm

Du lịch Hà Nội đón đoàn khách Iran đầu tiên đến Thủ đô
Du lịch
09:38:02 29/03/2025
Khởi tố thanh niên đánh gãy tay người khác khi tham gia lễ hội
Pháp luật
09:13:18 29/03/2025
Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não
Sức khỏe
09:09:08 29/03/2025
Tâm thư day dứt của Kim Sae Ron và bi kịch của ngôi sao không thể yên nghỉ
Sao châu á
09:05:48 29/03/2025
Cẩm Ly: Nhiều người phản đối, nói Minh Vy hại tôi khi cho hát dân ca
Tv show
09:02:54 29/03/2025
1,5 triệu mắt xem ViruSs-Pháo đối chất ồn ào tình ái, dân mạng có quá rảnh rỗi?
Sao việt
08:58:55 29/03/2025
Cảnh nóng với Kim Soo Hyun góp phần "hủy hoại" Sulli: Hết bị lộ khắp MXH còn nhận bão chỉ trích
Hậu trường phim
08:53:26 29/03/2025
Phim Việt bị chê nhảm nhí, xúc phạm người xem bất ngờ dừng chiếu
Phim việt
08:50:33 29/03/2025
Sự hết thời của "nam thần phương Đông": Bị đuổi khỏi showbiz vì bê bối, cả đời mang danh "trạch vương"
Nhạc quốc tế
08:43:20 29/03/2025
Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?
Tin nổi bật
08:21:56 29/03/2025