Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố hết kiên nhẫn với Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay 17/3 cho biết chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với Triều Tiên đã chấm dứt trong bối cảnh Washington liên tục gây sức ép lên Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của nước này.
Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Rex Tillerson được đưa ra trong chuyến thăm của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tới Hàn Quốc hôm nay 17/3, theo BBC.
“Tất cả các phương án đều đã được cân nhắc và Mỹ đang xem xét một loạt các biện pháp mới về kinh tế, an ninh, ngoại giao” để đối phó với Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Tillerson nói sau khi tới thăm Khu vực phi quân sự (DMZ) ngăn cách Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se cho biết Seoul và Washington cùng nhau chia sẻ mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn diện đối với Triều Tiên mặc dù Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết theo đuổi tham vọng hạt nhân của nước này.
Cũng theo Ngoại trưởng Byung-se, hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại mà Mỹ đang triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc chỉ nhằm đối phó với Triều Tiên, chứ không đe dọa bất kỳ quốc gia nào khác. Phát biểu này của ông Byung-se được cho là nhằm vào Trung Quốc – quốc gia liên tục phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa chung Mỹ – Hàn vì cho rằng điều này sẽ làm tổn hại tới an ninh của Bắc Kinh.
Trước đó, trong chuyến công du đầu tiên tới Nhật Bản hôm 16/3, Ngoại trưởng Tillerson cho biết 2 thập niên nỗ lực nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã không đạt hiệu quả, do vậy cần một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết vấn đề nan giải này. Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc hành động nhiều hơn để gây áp lực cho Bình Nhưỡng.
Một số hình ảnh trong chuyến thăm tới Hàn Quốc của Ngoại trưởng Rex Tillerson:
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đáp chuyến bay tới căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc hôm 17/3.
Video đang HOT
Ông Tillerson bắt tay các quan chức Hàn Quốc tại căn cứ Osan.
Ngoại trưởng Mỹ bắt tay Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn trước khi bắt đầu cuộc họp tại thủ đô Seoul.
Ông Tillerson và ông Kyo-ahn cùng trao đổi các vấn đề chung trong cuộc họp tại Seoul.
Ngoại trưởng Tillerson chụp ảnh cùng Tướng Vincent K. Brooks (phải) – Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, và Tướng Leem Ho-young (trái) – Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy các lực lượng liên quân Hàn-Mỹ tại làng Panmunjom ở Khu vực phi quân sự chia tách Triều Tiên và Hàn Quốc.
Hai lính Triều Tiên (hàng sau cùng), trong đó có một người cầm máy ảnh, quan sát các hoạt động của ngoại trưởng Mỹ tại ngôi làng Panmunjom nằm trên giới tuyến phân cách hai miền Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ trò chuyện cùng binh lính hai nước Mỹ và Hàn Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bắt tay người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-Se trong cuộc họp báo chung tại Seoul ngày 17/3.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Ứng viên tổng thống Hàn Quốc chỉ trích tổ hợp phòng thủ tên lửa với Mỹ
Ông Moon Jae-in, ứng viên hàng đầu cho chức tổng thống Hàn Quốc, không ủng hộ việc triển khai nhanh chóng tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối.
Ứng viên hàng đầu của chức tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters
Ông Moon hôm qua cho rằng chính phủ Hàn Quốc đã không kiểm soát tốt, vội vàng triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà không có sự đồng thuận của công chúng, Reuters đưa tin.
Là người dẫn đầu các cuộc khảo sát về người có thể là tổng thống tương lai của Hàn Quốc, ông Moon bày tỏ quan điểm về kế hoạch mà Mỹ và Hàn Quốc công bố từ tháng 7 năm ngoái.
Các thành phần đầu tiên của THAAD đã được chuyển đến căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc tuần trước. Hệ thống THAAD gồm radar hiện đại và các tên lửa đánh chặn được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo, được dùng nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Ông Moon cũng đề nghị Trung Quốc ngừng ngay lập tức việc đáp trả khi áp đặt một số hạn chế với các công ty đang kinh doanh với đối tác Hàn Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Yoo Il-ho hôm 11/3 cho biết Hàn Quốc không có chứng cứ về việc Trung Quốc trừng phạt và Bắc Kinh cũng không công bố là nhắm vào các công ty Hàn Quốc.
Ứng viên Moon khẳng định Hàn Quốc cần thể hiện quan điểm rõ ràng với Trung Quốc, phản đối bất cứ động thái nào thể hiện sự bất công, kêu gọi hai bên giải quyết bất đồng thông qua ngoại giao.
Bắc Kinh đã phản đối gay gắt việc Washington đưa THAAD đến Seoul, bày tỏ lo ngại hệ thống này có thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ và đe doạ an ninh Trung Quốc. Sau khi bà Park Geun-hye bị phế truất, Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử muộn nhất vào ngày 9/5.
Khánh Lynh
Theo VNE
Vì sao Trung Quốc một mực phản đối triển khai hệ thống tên lửa THAAD? Báo chí khu vực không loại trừ khả năng việc triển khai THAAD khiến địa chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sẽ có thay đổi lớn, khi Seoul, Washington và Tokyo gia tăng hợp tác quân sự để đối đầu với một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán. Bấm vào đây để xem ảnh cỡ lớn Hệ thống phòng thủ tên...