Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc ngừng ngay kiểu đánh cá tận diệt, phá hủy môi trường
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ecuador báo động vì sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá treo cờ Trung Quốc ngoài khơi nước này. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Mỹ ’sát cánh cùng Ecuador’ chống lại các hành vi ‘phá luật’ của Trung Quốc.
Khoảng 300 tấn hải sản, trong đó có nhiều loài đặc biệt nguy cấp, được phát hiện trên tàu cá Trung Quốc bị bắt trong vùng biển Ecuador năm 2017 – Ảnh: AFP
“Đã đến lúc Trung Quốc dừng các hoạt động đánh bắt không bền vững, phá luật và làm suy thoái môi trường trên các đại dương. Mỹ sẽ sát cánh cùng Ecuador và kêu gọi Bắc Kinh ngừng tiến hành các hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU)”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh trên Twitter ngày 2-8.
Mỹ đã dành sự chú ý đặc biệt cho đội tàu Trung Quốc ngoài khơi Ecuador vài ngày gần đây. Trước khi ông Pompeo lên tiếng, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Washington sẽ sát cánh cùng Ecuador “chống lại bất kỳ sự xâm lược nào vào chủ quyền kinh tế và môi trường”.
Được gọi bằng cái tên “thành phố nổi” hay “hạm đội càn quét hải sản”, sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá Trung Quốc ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Ecuador khiến chính quyền nước này như ngồi trên đống lửa.
Video đang HOT
Ít nhất 260 tàu treo cờ Trung Quốc đã tập trung gần quần đảo Galapagos, nơi nhà bác học Charles Darwin lấy cảm hứng cho thuyết tiến hóa nổi tiếng.
Hải quân Ecuador đã được huy động để theo dõi nhất cử nhất động của “hạm đội” đã từng gây ra những vụ tận diệt hải sản, trong đó có cá mập, ngoài khơi Ecuador trong những năm gần đây.
Năm 2017, 20 người Trung Quốc đã bị bỏ tù sau khi Ecuador bắt một tàu cá treo cờ Trung Quốc trong khu bảo tồn biển của Galapagos. Khi mở hầm tàu, họ kinh hoàng phát hiện xác hàng trăm con cá mập đã bị cắt vây chất chồng trong đó.
Theo báo Washington Post, dù đội tàu Trung Quốc đang ở ngoài EEZ của Ecuador – về lý thuyết là không phạm luật, Ecuador vẫn cảm thấy bất an khi chúng “ở ngay trước cửa nhà”.
Người Ecuador tin rằng bên dưới mặt biển, những tàu cá Trung Quốc đã âm thầm thả các dây câu vào sâu trong vùng biển của Ecuador. Đáp lại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ecuador khẳng định Trung Quốc là một nước “đánh bắt có trách nhiệm” và sẽ không dung thứ cho các hành vi tàn phá môi trường biển.
Bất chấp tuyên bố của Trung Quốc, Ecuador đã bày tỏ quan ngại thông qua các kênh ngoại giao và huy động hải quân ngăn chặn mọi sự xâm nhập của tàu Trung Quốc.
Ngoại trưởng Luis Gallegos của Ecuador cho biết trong hạm đội tàu Trung Quốc đang lảng vảng gần Galapagos có một số tàu treo cờ Liberia và Panama. Theo một nhà bảo vệ môi trường Ecuador, điều này càng củng cố thêm suy đoán rằng hoạt động đánh bắt hải sản của Trung Quốc ở Nam Mỹ đang được một số nước trong khu vực tiếp tay.
Malaysia bác 'quyền lịch sử' của Trung Quốc ở Biển Đông
Malaysia gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ "quyền lịch sử" liên quan đến "đường chín đoạn" Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông.
Công hàm được Malaysia gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 29/7, nhằm bác bỏ "toàn bộ nội dung" công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc gửi ngày 12/12/2019 liên quan đến Biển Đông.
"Malaysia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán, liên quan tới khu vực hàng hải trên Biển Đông nằm trong 'đường chín đoạn'. Các yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), vượt quá giới hạn địa lý và ranh giới thực chất của Trung Quốc được quy định trong công ước", công hàm có đoạn viết.
Trưởng phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc Syed Aidid trong một cuộc họp năm 2019. Ảnh: Bộ Ngoại giao Malaysia.
Công hàm CML/14/2019 được Trung Quốc đưa ra trước Liên Hợp Quốc năm ngoái nhằm phản đối đệ trình của Malaysia với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS), trong đó Kuala Lumpur thông báo có khả năng chồng lấn chủ quyền ở một số khu vực đang được nước này phân định.
Trong công hàm, Bắc Kinh cho rằng hành động của Kuala Lumpur đã "xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông", đồng thời tuyên bố Malaysia không có quyền xác lập thềm lục địa ở vùng biển phía bắc nước này.
Đáp lại, công hàm ngày 29/7 của Malaysia nhấn mạnh các quyền trên biển của nước này hoàn toàn nằm trong quy định của UNCLOS.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn" bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông để đòi chủ quyền theo "quyền lịch sử", dù trái ngược với quy định của UNCLOS cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.
Mỹ đầu tháng 6 cũng gửi công thư cho Tổng thư ký Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là "không phù hợp với luật pháp quốc tế", đề cập đến công hàm CML/14/2019 Trung Quốc. Mỹ cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công thư phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng trên trang web của văn phòng pháp chế.
Việt Nam ngày 10/4 cũng lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam là không có giá trị.
Australia ngày 23/7 đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với "quyền lịch sử", "các quyền và lợi ích hàng hải" được thiết lập trong "quá trình thực hiện lịch sử lâu dài" ở Biển Đông, khẳng định "không có cơ sở pháp lý đối với các yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông".
Tuyên bố được Australia đưa ra 10 ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh dùng chính sách "bắt nạt", "phi pháp" để kiểm soát vùng biển.
Mỹ xem xét cho người Hong Kong định cư Mỹ đang xem xét các biện pháp cho phép người Hong Kong định cư tại nước này sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh mới cho thành phố. "Chúng tôi đang xem xét việc đó", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 30/7 khi được hỏi liệu Mỹ có gia...