Ngoại trưởng Mỹ tới Saudi Arabia kết nối lại đồng minh
Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Saudi Arabia, củng cố quan hệ ngoại giao đang nhạt nhòa với đồng minh chủ chốt ở Trung Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thăm Saudi Arabia hôm 6/6 với sứ mệnh nhằm ổn định mối quan hệ của Washington với Riyadh sau nhiều năm bất đồng sâu sắc về các vấn đề từ Iran và an ninh khu vực đến giá dầu, Reuters đưa tin.
Bản tóm tắt về chuyến đi của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Blinken sẽ “gặp các quan chức Saudi để thảo luận về hợp tác chiến lược giữa Mỹ và Saudi về các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như một loạt các vấn đề song phương bao gồm hợp tác kinh tế và an ninh”.
Ông Blinken nói trước chuyến thăm, khẳng định sẽ thúc đẩy quan hệ bình thường hóa giữa hai đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực là Israel và Saudi Arabia.
Bộ trưởng Ngoại giao Blinken khẳng định rằng việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia đem lại lợi ích an ninh quốc gia đáng kể cho Mỹ. Vì vậy, Washington tin tưởng rằng Mỹ có khả năng và trách nhiệm quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia này.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ tham gia các cuộc họp của Hội đồng Hợp tác Mỹ- vùng Vịnh và cuộc họp của Liên minh toàn cầu gồm 80 quốc gia chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Reuters bình luận, chuyến thăm của ông Blinken rõ ràng đang cố gắng tìm lại tầm ảnh hưởng của Washington đến các quyết định lớn ở Trung Đông.
Theo truyền thông Mỹ, Saudi Arabia đã có những quyết định lớn về việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC trong những năm gần đây, điều mà lâu nay Riyadh thường có xu hướng ngó lơ do các tiếng nói từ Washington.
Tuy nhiên, Thái tử Saudi Mohammed bin Salman có xu hướng chuyển đổi và mở cửa nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu thô.
Quyết định từ Riyadh cũng khiến quan hệ với Mỹ rơi vào trầm lắng như việc Saudi Arabia đưa Syria – quốc gia mà Mỹ từng cáo buộc về chính quyền khủng bố – trở lại Liên đoàn Arab và bình thường hóa quan hệ song phương.
Theo bình luận từ Reuters, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới vương quốc này vào tháng 7 năm 2022 đã không làm giảm bớt căng thẳng và Riyadh ngày càng tìm cách khẳng định lại ảnh hưởng khu vực của mình, đồng thời ngày càng ít quan tâm đến các ưu tiên của Mỹ trong khu vực.
Và tới đây là thời điểm để Washington nỗ lực con thoi trở lại với đồng minh chủ chốt của mình tại Trung Đông.
Tuy vậy, ông Richard Goldberg, cố vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn chính sách Quỹ bảo vệ Dân chủ (FDD) có trụ sở tại Washington có quan điểm khác.
Ông cho biết việc ngăn cản mối quan hệ gần gũi hơn giữa Saudi Arabia và Trung Quốc có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken.
Trung Quốc kêu gọi các nước tôn trọng nỗ lực hòa giải ở Trung Đông
Trung Quốc hy vọng tất cả các bên có thể nắm bắt cơ hội để tăng cường đối thoại và tích cực làm việc với ông Geir Pedersen, Đặc phái viên LHQ về Syria, để thúc đẩy tiến trình chính trị của Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Tân hoa xã, ngày 30/5, một phái viên Trung Quốc kêu gọi các quốc gia bên ngoài ngừng cản trở nỗ lực đối thoại và hòa giải giữa các quốc gia ở Trung Đông và cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa giải chính trị cuộc khủng hoảng Syria.
Phát biểu tại một cuộc họp báo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Cảnh Sảng cho biết các quốc gia bên ngoài nên hoàn toàn tôn trọng ý chí của các nước Trung Đông và người dân của họ.
Ông Cảnh Sảng cho rằng việc Syria tái gia nhập Liên đoàn Arab gần đây không chỉ tạo động lực mới cho các nước Arab tăng cường sức mạnh thông qua sự đoàn kết mà còn tạo cơ hội mới cho hòa giải chính trị đối với vấn đề Syria.
Ông Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc hy vọng tất cả các bên có thể nắm bắt cơ hội để tăng cường đối thoại và tích cực làm việc với ông Geir Pedersen, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria, để thúc đẩy tiến trình chính trị của Syria.
Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh: "Trung Quốc luôn ủng hộ sự đoàn kết và phục hồi của các nước Arab, tích cực hỗ trợ Syria trở lại Liên đoàn Arab và thu hút các bên liên quan thông qua các kênh riêng của mình."
Theo ông Cảnh Sảng, Trung Quốc hoan nghênh việc chính phủ Syria gia hạn việc đi lại qua các cửa khẩu biên giới Bab Al-Salam và Al-Ra'ee, đồng thời kêu gọi bên kiểm soát phía tây bắc Syria ngừng cản trở các hoạt động viện trợ xuyên biên giới.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Jeddah của Saudi Arabia ngày 19/5, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bày tỏ kỳ vọng về một kỷ nguyên hợp tác mới trong thế giới Arab, sau khi đất nước của ông được chào đón trở lại Liên đoàn Arab (AL) sau hơn một thập niên bị đình chỉ tư cách thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Assad nói: "Tôi hy vọng rằng sự kiện này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn hành động mới của Arab vì sự đoàn kết giữa chúng ta, vì hòa bình trong khu vực của chúng ta, vì sự phát triển và thịnh vượng thay vì chiến tranh và hủy diệt."
Theo ông, hội nghị này là "cơ hội lịch sử" để giải quyết các cuộc khủng hoảng trên toàn khu vực.
Đây là lần đầu tiên ông Assad có bài phát biểu tại AL kể từ khi Syria bị đình chỉ tư cách thành viên vào năm 2011 sau cuộc đàn áp của chính quyền Damascus đối với các cuộc biểu tình chống lại ông ở Syria.
Liên minh gồm 22 thành viên này mới đây đã nhất trí khôi phục tư cách thành viên của Syria trong AL và chính thức mời ông Assad tới dự hội nghị khai mạc ngày 19/5.
Syria quay trở lại Liên đoàn Arab - đôi bên cùng có lợi? Nhiều quốc gia Arab đã công nhận chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và muốn các mối quan hệ trở lại bình thường. Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN Cuộc nội chiến Syria bùng phát từ năm 2011 khiến nước này bị...