Ngoại trưởng Mỹ tới Jordan thảo luận vấn đề nóng của Trung Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/11 tới thủ đô Amman của Jordan để thảo luận với các nhà lãnh đạo khu vực về các điểm nóng của Trung Đông, trong đó có tình hình căng thẳng giữa Israel và Palestine, cuộc chiến chống nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AP)
Thông báo của một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thời gian ở Amman, Ngoại trưởng John Kerry sẽ hội kiến với Quốc vương nước chủ nhà Abdullah và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Chủ đề trọng tâm của các cuộc hội đàm này là tình hình căng thẳng và đụng độ gia tăng tại khu vực Đông Jerusalem trong vài tuần qua giữa cảnh sát Israel và người Palestine xung quanh nhà thờ al-Aqsa mà cả người Hồi giáo và người Do Thái đều coi là vùng đất thánh linh thiêng nhất của họ.
Theo lời quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kerry không có kế hoạch gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong chuyến công du lần này vì “ông Kerry đã có các cuộc đàm thoại với ông Netanyahu trong các ngày 6/11 và 10/11 vừa qua.” Để góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa Israel và Palestine, ông Kerry đã phải hủy chuyến thăm tới Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự diễn đàn hàng năm của các nhà lãnh đạo thế giới về an ninh toàn cầu.
Cũng trong ngày 12/11, phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm 10 năm nhà lãnh đạo Palestine Yassser Arafat qua đời, Tổng thống Mahmoud Abbas cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh tôn giáo toàn cầu nếu chính phủ Israel thay đổi nguyên trạng, theo đó cho phép các tín đồ Do Thái được cầu kinh trong nhà thờ al-Aqsa ở Jerusalem.
Video đang HOT
Mốc thời gian chính trong cuộc đời ông Arafat
Ông Abbas khẳng định người biểu tình Palestine có quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ khu thánh địa linh thiêng này và rằng người Hồi giáo và Cơ đốc giáo sẽ “không bao giờ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.”
Các cuộc biểu tình và đụng độ đã liên tục xảy ra xung quanh khu nhà thờ này kể từ hồi tháng trước khi Israel ra lệnh đóng cửa một ngày khu thánh địa do người Hồi giáo quản lý này. Ngày 5/11 vừa qua, Jorrdan cũng đã triệu hồi Đại sứ về nước, phản đối điều mà Amman gọi là “xâm phạm” khu thánh địa al-Aqsa.
Ngoài tình hình căng thẳng tại Đông Jerusalem, Ngoại trưởng John Kerry cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo về cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria. Một thách thức đối với Ngoại trưởng John Kerry là ngày 12/11, đúng ngày ông Kerry có mặt tại Jordan, Israel thông báo kế hoạch xây dựng thêm 174 ngôi nhà cho người Do Thái ở khu vực Đông Jerusalem.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức lên tiếng cảnh báo kế hoạch vừa được thông qua này của Israel không chỉ làm cho tình hình Jerusalem căng thẳng hơn mà nó còn gây tổn thương tới tiến trình hòa bình mà Mỹ đã thúc đẩy trong hơn một năm qua./.
Theo Vietnam
Vì sao các thế giới Ả Rập không muốn cùng Mỹ chống IS?
- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa mới kết thúc chuyến công du chóng vánh đến Trung Đông mà không nhận được sự ủng hộ toàn diện của thế giới Ả Rập chống IS.
Những ngày qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố mạnh mẽ về một chiến dịch quân sự chống phiến quân Hồi giáo IS. Mỹ cũng tìm kiếm sự ủng hộ và tham gia của các đồng minh phương Tây, Trung Quốc và thế giới Ả Rập.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa kết thúc chuyến thăm Trung Đông để tìm kiếm đồng minh chống IS.
Nếu như Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau lời kêu gọi của Mỹ, ngoại trừ một số quốc gia như Anh, Pháp sẵn sàng không kích IS, phần còn lại của phương Tây cũng loại trừ khả năng trực tiếp hỗ trợ Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq.
Tình hình ở Trung Đông cũng không khá hơn khi thế giới Ả Rập lại tỏ ra khá thờ ơ trong việc cùng Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Tờ New York Times bình luận: "Trong khi thế giới Ả Rập miễn cưỡng bày tỏ sự ủng hộ với Mỹ về một cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo IS. Quốc gia mong muốn trở thành đồng minh của Hoa Kỳ thực tế nhất lại chính là... Syria".
Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, cũng tham gia cuộc gặp tại Jeddah với Mỹ và các quốc gia Ả Rập ngày 11/9 nhưng không ký tuyên bố chung. Ngoại trưởng Kerry đã giảm nhẹ động thái này, nói rằng đồng minh quan trọng của Mỹ đang phải giải quyết một số vấn đề nhạy cảm nhưng vẫn tham gia chiến dịch chống IS.
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là miễn cưỡng đảm nhận vai trò đi đầu trong liên minh chống IS. Một phần do lo ngại cho 49 công dân Thổ Nhĩ Kỳ đang bị IS bắt giữ làm con tin, một lý do khác là nếu như IS suy yếu, đồng nghĩa với việc chính phủ Syria hay nhóm người Kurds tìm kiếm độc lập ở Iraq sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Vì vậy, sự hòa hợp dân tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ trong tương lai.
Thế giới Ả Rập miễn cưỡng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Đối với các quốc gia Ả Rập khác, việc đánh bại IS cũng có thể tạo điều kiện để Iran khẳng định vị thế ở Trung Đông, quốc gia do người Shiite nằm quyền lãnh đạo chủ yếu. Trong khi chính phủ Saudi Arabia, Qatar đều là những người dòng Sunni, tương tự như nhóm phiến quân IS.
Ngay ở trong nước, người dân Mỹ cũng khá thận trọng khi được hỏi về cuộc chiến chống IS. Nhiều người ủng hộ việc quân đội Mỹ mở chiến dịch quân sự "chống khủng bố" nhưng họ đều cho rằng nước Mỹ cần tránh xa lầy như cuộc chiến tại Iraq hay Afghanistan trước đây.
Sau chuyến thăm Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cấp tốc bay đến Paris để dự hội nghị Thượng đỉnh nhằm tìm kiếm giải pháp chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mỹ ký thỏa thuận tăng gấp đôi quân đồn trú ở Australia Mỹ và Australia ngày 12/8 ký kết thỏa thuận quốc phòng lâu dài cho phép quân đội hai nước hợp tác sâu rộng hơn. "Thỏa thuận lâu dài này sẽ mở rộng và làm sâu sắc thêm sự đóng góp của hai nước đối với an ninh khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trước báo giới ngày 12/8....