Ngoại trưởng Mỹ tới Iraq bàn giải pháp chặn phiến quân Hồi giáo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm (23/6) đã tới thủ đô Baghdad của Iraq, trong nhiệm vụ thúc đẩy sự đoàn kết và ổn định tại nước này, nhằm chống lại các cuộc tấn công của phiến quân Hồi giáo đang ngày một lan rộng và đe dọa gây chia rẽ sâu sắc.
Chuyến đi của ông Kerry diễn ra khá bất ngờ bởi nó được Bộ ngoại giao Mỹ hoàn toàn giữ kín vì lí do an ninh. Vị ngoại trưởng bay từ Jordan sang Iraq sau khi kết thúc chuyến công du khu vực Trung Đông. Ông Kerry sẽ gặp thủ tướng nước chủ nhà Nuri al-Maliki, và “các nhà lãnh đạo Iraq thuộc đủ thành phần chính trị”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Các phiến quân Hồi giáo tại Iraq vẫn đang thắng thế trước quân chính phủ
Tuần trước, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố kế hoạch cử 300 cố vấn quân sự tới để hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq, vốn đang phải chiến đấu với các phiến quân Hồi giáo của phong trào nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL), và đang cân nhắc ra lệnh không kích.
Ông Kerry “sẽ thảo luận các hành động Mỹ sẽ tiến hành để hỗ trợ Iraq đối phó với mối đe dọa từ ISIS, và hối thúc các lãnh đạo nước này triển khai càng nhanh càng tốt việc hình thành chính phủ mới”, bà Psaki khẳng định.
Chuyến thăm diễn ra một ngày sau khi ông Kerry hé lộ sự ủng hộ của Washington đối với thủ tướng Maliki đang giảm sút, cho dù vị ngoại trưởng khẳng định Mỹ “không hề chọn lựa” lãnh đạo cho Iraq.
“Mỹ muốn thấy người Iraq tự tìm nhà lãnh đạo của họ và đó là người đại diện cho toàn thể người dân Iraq”, ông Kerry tuyên bố tại Cairo hôm 22/6.
Video đang HOT
Phiến quân tiến nhanh sang phía Tây
Trong ngày Chủ nhật, các phiến quân Hồi giáo dòng Sunni đã tiến quân mạnh sang phía Tây, sát hại 21 người, sau khi các lực lượng an ninh bỏ chạy khỏi một loạt thị trấn, khiến các phiến quân càng mở rộng kiểm soát tuyến biên giới với Syria.
Ngày càng nhiều khu vực trên biên giới Iraq – Syria rơi vào tay quân nổi dậy
Các quan chức cho biết, các tay súng đã chiếm giữ được 2 cửa khẩu quan trọng trong ngày Chủ nhật tại Anbar, chỉ một ngày sau khi chiếm được một thị trấn tại tỉnh Qaim sát biên giới với Syria.
Sân bay có tầm quan trọng chiến lược tại thị trấn Tal Afar ở phía Bắc cũng được cho là đã rơi vào tay quân nổi dậy.
“Nhìn chung chúng ta sẽ phải cảnh giác”, Tổng thống Mỹ Obama trả lời kênh truyền hình CBS, và đề nghị tính tới khả năng các phiến quân “tràn sang một số quốc gia đồng minh của chúng ta như Jordan. Tư tưởng cực đoan của họ là một mối đe dọa trong trung và dài hạn.”.
Kể từ khi đánh mất Mosul đầu tháng 6, chính phủ Iraq đến nay đã để các phiến quân làm chủ nhiều thành phố, thị trấn lớn, chủ yếu tại tỉnh Anbar. Theo các chuyên gia quân sự, việc ISIS làm chủ các cửa khẩu và chốt biên phòng sẽ giúp họ dễ dàng vận chuyển vũ khi và đạn dược tới các chiến trường khác nhau.
Theo Dantri
Mỹ-Nga nhất trí vào bàn đàm phán "gỡ rối" Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ có cuộc đàm phán bên lề một hội nghị tại Paris, Pháp, nhằm tháo ngòi căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Obama đã phái Ngoại trưởng Kerry tới Kiev để tháo ngòi căng thẳng tại đây.
Mỹ đã cáo buộc Mátxcơva triển khai quân ở khu vực tự trị Crimea của Ukraine, miên tả đây là "hành động gây hấn". Tổng thống Mỹ Obama cáo buộc Nga "tìm kiếm vũ lực để gây ảnh hưởng lên một quốc gia láng giềng". Kremlin đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc này.
Tại cuộc họp báo ngày hôm qua, trong tuyên bố công khai đầu tiên về Ukraine, ông Putin phủ nhận những binh sỹ được trang bị "tận răng" ở Crimea là người Nga. Ông Putin cho hay họ là "lực lượng tự vệ địa phương" ủng hộ thân Nga, đang bảo vệ các căn cứ khỏi "những kẻ dân tộc chủ nghĩa".
Mátxcơva kịch liện lên án cuộc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych ở Ukraine và không công nhận chính phủ mới của nước này.
Tuy nhiên, dù bất đồng, hai bên đã tỏ ý muốn mở ra một cuộc đối thoại. Ông Lavrov và ông Kerry dự kiến gặp nhau bên lề hội nghị đã được lên kế hoạch trước về Li-băng tại Paris vào ngày 5/3.
Ông Obama ngày 4/3 cũng đề xuất một kế hoạch hòa bình, theo đó kêu gọi điều một nhóm quan sát viên quốc tế tới Ukraine để đảm bảo quyền lợi của người gốc Nga. Nga hiện chưa bình luận về đề xuất này.
Giới phân tích cho rằng cuộc gặp của ông Kerry và Lavrov được xem như là phép thử cho một cuộc đối thoại về Ukraine.
Lực lượng thân Nga hiện đang kiểm soát vùng tự trị ở miền nam Ukraine, Crimea. Theo BBC, căng thẳng vẫn tiếp tục tăng cao vào đêm qua ở Crimea, song không có thông tin xảy ra bạo lực.
Trước đó, vào đầu tuần này, căng thẳng leo thang khi Nga cảnh báo có thể triển khai quân ở miền đông Ukraine để bảo vệ người Nga và những người nói tiếng Nga ở đó.
Trong một số diễn biến mới, Nato và Nga cũng dự kiến đàm phán ở Brussels. Lãnh đạo Nato Anders Fogh Rasmussen trước đó cho rằng Nga vẫn tiếp tục "vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Còn người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Catherine Ashton sẽ tiếp tục đến Kiev để đàm phán với chính phủ mới. Trong khi đó, Nga đã thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày hôm qua 4/3.
Vũ Quý
Theo Dantri
Putin cáo buộc Kerry "nói dối", Mỹ "hậm hực" Tổng thống Nga Putin ngày 4/9 cho rằng Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã "nói dối" về mức độ ảnh hưởng của al-Qaeda ở Syria. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nhận xét của ông Putin là "phi lý" và ông đã hiểu sai điều ông Kerry thực sự muốn nói. Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) đã bị Tổng thống Nga...