Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới với Ấn Độ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tối qua tới thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên kể từ khi nhậm chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cử chỉ rất ngoại giao sau khi kết thúc bài phát biểu về quan hệ đối tác chiến lược mới Mỹ – Ấn Độ.
Trong chuyến thăm 3 ngày, ông Kerry sẽ hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Salman Khurshi để giải tỏa những quan ngại của Ấn Độ xung quanh việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và kế hoạch đàm phán với lực lượng Taliban.
Phát biểu ngay sau khi tới New Delhi, ông Kerry nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong việc giúp đỡ ổn định tình hình ở quốc gia láng giềng Afghanistan, nhất là trong việc tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 5/4/2014.
“Nền dân chủ lớn nhất thế giới này có thể đóng vai trò trung tâm trong việc giúp chính phủ Afghanistan cải thiện hệ thống bầu cử và xây dựng cơ cấu tổ chức độc lập, đáng tin cậy nhằm giải quyết các xung đột”, ông nhấn mạnh.
Ông cũng cảnh báo về những khó khăn sẽ nổi lên sau khi Mỹ rút hết quân chiến đấu khỏi chiến trường Afghanistan.
“Sẽ có rất nhiều khó khăn nổi lên sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường Tây Nam Á này”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo.
Trong bối cảnh đó, theo ông Kerry, hai nước Mỹ và Ấn Độ cần phải tăng cường hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức tiềm tàng trong khu vực.
“Nền dân chủ lớn nhất thế giới và nền dân chủ lâu đời nhất thế giới cần phải cùng nhau nỗ lực hơn nữa nhưng không phải để đe dọa bất cứ ai, mà là nhằm tăng cường sức mạnh ứng phó với các thách thức trong khu vực hoặc từ một số nước khác”, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ kêu gọi.
Ông cũng kêu gọi hai nước đẩy mạnh thực thi Hiệp ước đầu tư song phương, Thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ – Ấn Độ, hợp tác trong lĩnh vực hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường của nhau.
Ông cũng bày tỏ chia buồn sâu sắc về thiệt hại do mưa lũ hoành hành ở miền Bắc Ấn Độ làm ít nhất 1.000 người chết và tuyên bố ủng hộ New Delhi 1,5 triệu USD giúp đỡ các nạn nhân.
Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, ông Kerry sẽ cùng người đồng cấp Ấn Độ Salman Khurshid đồng chủ trì Đối thoại Chiến lược Ấn Độ – Trung Quố nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, quốc phòng, an ninh, năng lượng và giáo dục.
Video đang HOT
Trước khi tới New Delhi, ông Kerry cho biết chính quyền của Tổng thống Barack Obama tin tưởng mạnh mẽ rằng một nước Ấn Độ hùng mạnh phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ và Washington nhiệt liệt ủng hộ sự trỗi dậy của New Delhi.
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang bị chấn động bởi tin cựu kỹ thuật viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden đã rời khỏi Hồng Kông (Trung Quốc) để tới một “nước thứ ba”, được cho là Ecuador sau khi quá cảnh tại Mátxcơva.
Các quan chức tháp tùng ông Kerry từ chối bình luận về thông tin trên.
Theo Dantri
CCTV: Nhật chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc?
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nội dung chương trình phỏng vấn như sau:
Theo nguồn tin của báo chí Nhật Bản, ngày 11-6 vừa qua, đảng Dân chủ tự do - đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tổng kết ra cái gọi là Luật Cảnh giới bảo đảm an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trọng tâm của đạo luật này là trao quyền cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tàu công vụ Trung Quốc không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của phía Nhật Bản, Tokyo sẽ cho phép lực lượng phòng vệ và cảnh sát biển Nhật Bản cưỡng chế ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku.
Ngoài ra, mới đây, quan chức Nhật Bản cũng cho biết, Bộ quốc phòng nước này đang xem xét thành lập một lực lượng mới chuyên trách nhiệm vụ đoạt lại quyền kiểm soát những hòn đảo Nhật Bản nằm ở xa dễ bị nước ngoài xâm phạm. Một báo cáo của "túi khôn" Mỹ được đưa ra mới đây chỉ ra rằng, những phát ngôn hữu khuynh của thủ tướng Shinzo Abe và một số chính khách Nhật Bản đang gây tranh cãi lớn, đây là trở ngại lớn cho an ninh khu vực Đông Bắc Á.
Trung Quốc có thể nhận thấy, mới đây Nhật Bản liên tiếp có những động tác tăng cường lực lượng, dường như còn sẽ không ngừng phát ra những tín hiệu khuynh hữu khác.
CCTV: Một vấn đề rất cần phân tích là Nhật Bản chia hải vực quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ra thành 3 khu vực: Ngoài 24 hải lý - gọi là khu vực giám sát cảnh giới; từ 12 hải lý đến 24 hải lý - gọi là khu vực giám sát chặt chẽ; trong phạm vi 12 hải lý - gọi là khu vực cấm tuyệt đối. Nếu theo đề án hiện tại của Nhật Bản, việc dùng vũ lực để cưỡng chế tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku được hiểu như thế nào? Sẽ cưỡng chế bằng biện pháp nào, dùng vũ lực gì, dùng vũ lực thật sự hay chỉ nổ súng cảnh báo?
Dùng vũ lực cưỡng chế đồng nghĩa với xung đột vũ trang
Doãn Trác: Bao gồm tất cả những yếu tố trên, đây là một khái niệm tổng thể, tàu chiến của Lực lượng tự vệ Nhật Bản cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp Trung Quốc không được trang bị vũ khí ở quanh khu vực Điếu Ngư/Senkaku chính là hành động sử dụng vũ lực. Bất luận anh có nổ súng, nã pháo hay không, đây đều là sử dụng vũ lực. Vì tàu chiến của Nhật Bản là tàu chiến phục vụ cho quân đội, tàu chiến cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp tồn tại hợp pháp của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý (theo cách lý giải của phía Trung Quốc-ND).
CCTV: Hay nói cách khác tàu chiến của anh chỉ cần va vào tôi một cái cũng là sử dụng vũ lực?
Doãn Trác: Tàu chiến của anh tiến vào phạm vi 12 hải lý để đuổi tàu chấp pháp của tôi, bất luận anh dùng biện pháp gì để cưỡng chế đều là sử dụng vũ lực, đây là vấn đề không phải bàn cãi. Dĩ nhiên cái gọi là sử dụng vũ lực ở đây còn có một cách giải thích trực tiếp hẹp hơn là nổ súng, nã đại bác, dùng tên lửa, trực tiếp tấn công chúng ta.
Trên thực tế tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản cũng có đại bác, pháo 40, pháo 20, tàu Trung Quốc để dành vị trí lắp nhưng đều không lắp, đều là phi vũ trang, chỉ có một số vũ khí hạng nhẹ đề phòng hải tặc, nhưng tàu Nhật Bản có đại bác. Nếu Nhật Bản dùng đại bác thì lại là chuyện khác, nhưng chỉ cần tàu chiến của lực lượng này tham gia...
CCTV: Điều này cho thấy Nhật Bản đang tiếp tục tiến bước, tình trạng này sẽ khiến cho xác suất xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong phạm vi 12 hải lý ở đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ tăng cao. Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra vì từ năm 2012, Trung Quốc đã có tiến hành hàng loạt hành động như tuần tra thường quy đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, bảo vệ chủ quyền... Một số tàu hải giám của Trung Quốc khi vào phạm vi 12 hải lý, nếu phải nghiêm chỉnh chấp hành cái gọi là đề án của Nhật Bản thì xác suất xảy ra xung đột chắc chắn sẽ tăng cao đúng không thưa ông?
Hạm đội tàu chiến hùng hậu của Nhật Bản thuộc loại mạnh nhất châu Á.
Doãn Trác: Và mỗi bước leo thang đều do Nhật Bản gây ra trước, ví dụ đầu tiên Nhật Bản bắt ngư dân của Trung Quốc, chúng ta mới phải đi bảo vệ ngư dân. Bọn họ đã sử dụng thuyền chấp pháp để bắt ngư dân của Trung Quốc và còn đòi kết án, tàu chấp pháp của Trung Quốc tiến hành chấp pháp, nếu bọn họ lại sử dụng tàu chiến thì mâu thuẫn lại leo thang. Nếu tàu chiến của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đi vào phạm vi 12 hải lý cưỡng chế đuổi tàu Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc xảy ra xung đột vũ trang, vì chắc chắn Trung Quốc sẽ phải bảo vệ tàu chấp pháp không được trang bị vũ khí.
Chắc chắn tàu chiến của Trung Quốc sẽ phải kéo đến, anh vào được thì chúng tôi cũng vào được, chúng tôi không nổ phát súng đầu tiên, không bước vào đầu tiê. Nhật Bản cất bước đầu tiên, bước thứ hai chắc chắn phải là Trung Quốc. Trong vấn đề này, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác.
CCTV: Hiện tại quân đội của Trung Quốc chưa tiến vào, nếu quân đội Nhật Bản tiến vào, chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp tương ứng để đối phó. Mới đây báo chí Nhật Bản đưa tin rằng, Bộ quốc phòng Nhật Bản không loại trừ khả năng tàu chiến của Lực lượng phòng vệ nước này tham gia vào hoạt động phòng ngự đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trước vấn đề này, ông Đằng Kiến Quần - chuyên gia của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế có nhận định gì?
Nhật đang chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc
Đằng Kiến Quần : Thực tế cho thấy, tàu chiến của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã áp sát đảo Điếu Ngư/Senkaku, những sự kiện mới xảy ra gần đây như thăm dò tàu ngầm của Trung Quốc ở quanh vùng biển này hoặc cử một lực lượng gồm hơn 1.000 người đến Đảo Santa Catalina nằm ở California để tổ chức tập trận tác chiến đổ bộ... Thế nên hiện tại có thể thấy Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự chuẩn bị này đã được tiến hành từ lâu, Trung Quốc tuyệt đối không được ôm bất cứ ảo tưởng gì mà buộc phải có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt quân sự, trong đó có sự tham gia của Mỹ. Nếu Trung Quốc còn ôm ảo tưởng gì thì chắc chắn điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Quân đội Nhật tập trận đổ bộ với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.
CCTV: Ông Doãn Trác có đồng tình với quan điểm của ông Đằng Kiến Quần là Nhật Bản đang chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku hay không?
Doãn Trác: Chắc chắn là chính phủ và quân đội Nhật Bản sẽ phải có sự chuẩn bị này vì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, tàu chiến nước này đang chuẩn bị tiến vào đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiếp cận vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Nhật Bản chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột Điếu Ngư/Senkaku. Chính vì thế ông Đằng Kiến Quần nói rất có lý, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên nhưng anh buộc phải chuẩn bị sẵn sàng sau khi Nhật Bản nổ phát súng đầu tiên, anh sẽ phải làm gì. Anh buộc phải xem xét phương án này.
CCTV: Vừa nãy ông cũng đã nói Nhật Bản cũng đang cùng Mỹ ráo riết tổ chức các đợt huấn luyện, tập trận cướp đảo..., tuy nhiên dường như trong vấn đề này, Mỹ tỏ thái độ lập lờ, không dứt khoát, có lúc lại tỏ ra rất bàng quan, có lúc lại kín đáo bày tỏ ủng hộ Nhật Bản. Nếu rơi vào trạng thái khai chiến hoặc xung đột vũ lực leo thang, Mỹ sẽ có hành động gì?
Mỹ không thể giữ thái độ trung lập
Đằng Kiến Quần: Tôi tin rằng xuất phát từ góc độ chiến lược, Mỹ sẽ trực tiếp tham gia. Chúng ta có thể thấy, tháng 4 vừa qua, ông Kerry có bài phát biểu ở Đại học Tokyo, nói rằng Mỹ sẽ thực hiện giấc mơ Thái Bình Dương, đây là lời đáp trả đối với giấc mơ Trung Hoa của chúng ta, chính vì thế giấc mơ này chính là đóng vai trò chủ đạo trong sự sắp đặt của cả khu vực này. Ông Kerry không cho phép bất kỳ ai khiêu khích vị thế chủ đạo của Mỹ ở khu vực này.
Nhưng siêu cường Mỹ chắc chắn sẽ không khoanh tay ngồi nhìn đồng minh Nhật Bản bị uy hiếp và xâm chiếm lãnh thổ trong trường hợp chiến sự nổ ra.
Ngoài ra, sau khi kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản, Tokyo cũng vô cùng hụt hẫng. Xét trên cấp độ chiến lược, Mỹ - Nhật sẽ có suy nghĩ chung là tiếp tục chiếm vị thế bá chủ trong khu vực này, không cho phép bất kỳ quốc gia nào khiêu khích vị thế chủ đạo về mặt quân sự của họ. Xét trên góc độ kỹ thuật, đồng minh quân sự Mỹ - Nhật đã làm những gì, ta đều đã thấy rất rõ. Mới đây cuộc tập tập trận quân sự trên quy mô lớn đã được tổ chức tại California, và tháng 9-2012, một cuộc tập trận khác dự định được tổ chức ở khu vực sát quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng sau đó đã hủy vì quá nhạy cảm.
Chính vì thế, dù xét cấp độ chiến lược hay góc độ quân sự, Mỹ đều đang chuẩn bị tham gia vào cuộc xung đột này. Dĩ nhiên, mọi sự va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ, không những sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hai nước, mà còn gây thiệt hại lớn cho cả khu vực. Chắc chắn nhà lãnh đạo hai nước đều có đủ trí tuệ để kiểm soát cuộc khủng hoảng này.
CCTV kết luận trong tuần vừa qua, lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển, không quân Nhật Bản được điều động toàn bộ để tập kết ở bờ biển phía Nam California để triển khai cuộc tập trận chung mới Mỹ, mục đích của cuộc tập trận là nâng cao khả năng tác chiến trên bộ và dưới nước của Nhật Bản, vừa ráo riết tập trận với nước đồng minh, vừa gấp rút tăng cường lực lượng phòng ngự, sửa đổi đạo luật phòng ngự, hành vi chỉ làm theo ý mình của Nhật Bản đã gây bất an trên toàn thế giới (theo quan điểm của phía Trung Quốc-ND).
Theo Dantri
Máy bay Nga liên tiếp "thâm nhập", do thám bầu trời Mỹ Các thanh sát viên Nga hôm nay (16/6) sẽ bắt đầu một loạt chuyến bay thanh sát trên bầu trời Mỹ theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Các chuyên gia Nga sẽ tiến hành hai nhiệm vụ thanh sát liên tiếp trên máy bay Tupolev Tu-154 M/LK-1 từ ngày 16/6 đến 1/7, Bộ Quốc phòng...