Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa lúc bán đảo Triều Tiên “dậy sóng”
Chuyến thăm của ông Kerry diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 18/5 có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Seoul, thảo luận về liên minh song phương Mỹ- Hàn trong bối cảnh leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và bà Park Geun-hye (Ảnh Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ Kerry tới Seoul chiều 17/5 sau chặng dừng chân tại Trung Quốc. Ông Kerry đã tới chào hỏi xã giao tại văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, nơi ông và Tổng thống Park Geun-hye đã trao đổi một số quan điểm về tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng như các vấn đề trong khu vực.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên lại “dậy sóng” sau khi Triều Tiên ngày 9/5 vừa qua tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se, bàn thảo về các vấn đề nóng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như việc chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tới Washington (Mỹ) dự kiến diễn ra vào giữa tháng 6 tới.
Sau các cuộc hội đàm, hai nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc này cũng đang có kế hoạch tổ chức một cuộc họp báo chung. Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc lần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng dự kiến tới thăm căn cứ quân sự của Mỹ ở Seoul và có bài diễn thuyết về vấn đề an ninh mạng tại trường đại học Hàn Quốc./.
Video đang HOT
Phương Anh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Vì sao châu Á "run sợ" trước tên lửa của tàu ngầm Triêù Tiên?
Chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiếp tục với tiến độ chóng mặt. Mới đây, nước này đã bắn thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới.
Cụ thể, đó là một cuộc "phóng thử nghiệm" tên lửa để kiểm tra xem liệu động cơ đẩy của tên lửa này có đủ sức để xuyên qua bề mặt nước biển hay không. Triều Tiên đang hướng đến việc phát triển các loại tên lửa bắn từ tàu ngầm bởi chúng có thể sống sót sau khi đối phương công kích trước và cho phép nước này phản công bằng đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa bắn từ tàu ngầm cũng có tầm hoạt động xa hơn. Triều Tiên đang gặp khó khăn khi nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với hành trình đường bay dài. Trong khi đó, một tàu ngầm Triều Tiên đóng gần lãnh thổ Mỹ sẽ không đặt nặng vấn đề tầm xa của tên lửa, mà vẫn có thể tấn công các thành phố lớn của Mỹ.
Một binh sĩ Hàn Quốc tỏ rõ sự bất an trong đôi mắt mình khi canh gác biên giới.
Những bước tiến của quá trình phát triển tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên có thể sẽ mang lại những hệ quả dưới đây.
Nó sẽ khiến Mỹ ngày càng lo sợ Triều Tiên hơn trước
Cho đến giờ, các thành phố ở Mỹ không phải chịu những sự đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên như các thành phố ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, việc Triều Tiên có tên lửa phóng từ tàu ngầm mặc dù không làm thay đổi sự bất an tại các nước châu Á, nhưng giờ đây Mỹ cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ gửi thông điệp đến Mỹ rằng họ sẽ phải chịu hậu quả khôn lường nếu họ tấn công Triều Tiên.
Tuy nhiên, động thái này của Triều Tiên sẽ khiến Mỹ thực thi những biện pháp mạnh tay hơn với nước này. Cụ thể, việc Triều Tiên triển khai tên lửa sẽ làm Mỹ mạnh tay cấm vận và phong tỏa ngân sách của Triều Tiên tại các ngân hàng châu Á. Mỹ cũng đẩy mạnh phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa và thuyết phục Hàn Quốc mua Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao (THAAD) của mình. Nó cũng khiến những người có tư tưởng đối đầu trong chính phủ Mỹ càng có nhiều chứng cớ cho lý lẽ của họ.
Nó sẽ khiến Hàn Quốc chú trọng hơn trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa
Tên lửa bắn từ tàu ngầm của Triều Tiên sẽ khiến Hàn Quốc có nhu cầu mua hệ thống THAAD, một hệ quả mà Bình Nhưỡng không mong muốn. Hiện vẫn còn nhiều người trong chính phủ Hàn Quốc vẫn không đồng tình với việc đưa THAAD cho quân đội nước này, do họ cho rằng Triều Tiên thực tế bị khiêu khích bởi những hành động của Hàn Quốc và Mỹ. Nhưng việc Triều Tiên sản xuất tên lửa đã khiến lý lẽ của họ không còn vững vàng như trước.
Các nước châu Á và Mỹ luôn rất nhạy cảm trước các hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên.
Họ có thể nói rằng Triều Tiên về mặt khách quan sẽ muốn sản xuất vũ khí hạt nhân bởi sự đe dọa thường trực của Mỹ và vì Bình Nhưỡng đang thua kém rất nhiều nước về sức mạnh quân sự thông thường. Nhưng Triều Tiên không có lý do chính đáng nào để sản xuất các loại tên lửa xuyên lục địa, tên lửa tàu ngầm, hàng trăm đầu đạn hạt nhân. Giờ đây, nếu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được bắn đi từ dưới nước và gần như không thể tìm thấy được, thì phần thắng trong cuộc tranh luận về việc mua về hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc sẽ thuộc về cánh diều hâu trong chính phủ.
Nó cũng khiến Seoul xem xét lại lựa chọn tấn công trước
Đã có một giả thuyết cho rằng chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ dần dần đẩy Seoul đến việc tấn công trước. Do không có một hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc đầu đạn hạt nhân của riêng mình, Hàn Quốc rất yếu trước các loại vũ khí của Triều Tiên. Trong lịch sử, Mỹ đã từng có ý định không kích vào các tên lửa đặt tại Cuba năm 1962, hoặc Israel đã không kích Iraq (1981) và Syria (2007), do đó việc Hàn Quốc có ý định tấn công trước khi những chương trình vũ khí của Triều Tiên vượt quá tầm kiểm soát là điều có thể xảy ra.
Sự xuất hiện của tên lửa phóng từ tàu ngầm sẽ làm Hàn Quốc thay đổi ý định.
Thứ nhất, nếu Triều Tiên có thể triển khai chúng một cách hiệu quả, giá trị của một đợt tấn công trước của Hàn Quốc sẽ giảm đi đáng kể. Các loại phương tiện phóng tên lửa dưới biển rất khó để bị tấn công trước và do đó, lựa chọn khả dĩ nhất đối với Hàn Quốc chỉ còn là hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua phát triển công nghệ tên lửa và chống tên lửa của hai nước và Mỹ.
Thứ hai, nếu Triều Tiên có tên lửa bắn từ tàu ngầm thật sự, đất nước này sẽ không còn gặp nguy hiểm vì các cuộc không kích nữa. Thời gian để Mỹ cũng như Hàn Quốc có thể tấn công từ trên không sẽ ngày càng ngắn đi.
Cho dù hệ quả là gì đi chăng nữa, Triều Tiên vẫn sẽ tiếp tục phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và càng khiến những chính trị gia có tư tưởng đối đầu tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ có cớ cho lý lẽ của mình.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Anh Tuấn /Infonet
Hàn Quốc triệu tập họp an ninh khẩn đối phó Triều Tiên thử tên lửa Ngày 12-5, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp gồm các quan chức an ninh hàng đầu để đối phó với việc Triều Tiên vừa thông báo phóng thử "thành công" một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Tham dự cuộc họp gồm có các bộ trưởng: ngoại giao, quốc phòng và thống nhất cùng...