Ngoại trưởng Mỹ thăm ‘điểm nóng’ ngay sát biên giới Venezuela
Ngày 14/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới thăm “điểm nóng” Cucuta của Colombia, nằm ngay sát biên giới với Venezuela.
Sau Peru, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (14/4) tới thăm thành phố Cucuta của Colombia, ngay sát biên giới với Venezuela. Đây cũng là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Nam Mỹ của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ bắt đầu từ hôm 12/4 vừa qua.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Getty)
Điểm nổi bật trong chuyến đi của ông Pompeo là chuyến thăm ngắn tới Cucuta và gặp gỡ những người tị nạn Venezuela.
Những tháng vừa qua, khu vực dọc biên giới giữa Venezuela và Colombia này đang nổi lên là “điểm nóng” căng thẳng, khi phe đối lập ở Venezuela tìm mọi cách đưa hàng viện trợ của nước ngoài qua đây vào lãnh thổ quốc gia, bất chấp sự phản đối của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.
Đây là một trong những điểm tập kết hàng viện trợ của Mỹ và một số quốc gia đồng minh ở Mỹ-latinh chờ để được đưa vào Venezuela.
Tất cả 4 quốc gia trong hành trình của ông Pompeo, gồm Chile, Paraguay, Peru và Colombia đều ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn của Mỹ hiện nay với chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Chính vì thế, bên cạnh việc thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác song phương, chuyến công tác của người đứng đầu ngành Ngoại giao Mỹ được đánh giá là nỗ lực duy trì ảnh hưởng và tìm kiếm sự ủng hộ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội tại Venezuela đang có những tác động không nhỏ tới khu vực vốn được Mỹ coi là “sân sau” chiến lược.
Chuyến đi của ông Pompeo diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc họp ngoại trưởng của nhóm Lima tại thủ đô Santiago, Chile nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Venezuela.
Video đang HOT
(Nguồn: Reuters)
Theo THU HOÀI/VOV
Mỹ chọn can thiệp quân sự Venezuela, Nga có cứu được Caracas?
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, phương án can thiệp quân sự vào Venezuela là lựa chọn khả thi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 12/4 (giờ địa phương) đã trả lời đài truyền hình Mega TV của Chile rằng, Mỹ vẫn đặt mọi công cụ thể hiện cho những nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục nền dan chủ tại Venezuela vẫn còn đặt trên bàn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, sự can thiệp của quân đội vẫn là một lựa chọn có vẻ khả thi nhất trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra, trong đó Washington đã ủng hộ tổng thống tự xưng Juan Guaido và tố cáo Nicolas Maduro.
"Chúng tôi đã nói rõ mục tiêu của mình là thuyết phục [Tổng thống Venezuela Nicolas] Maduro đến lúc phải ra đi. Chúng tôi sẽ để mọi lựa chọn trên bàn để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng công việc hiện nay là tìm giải pháp chính trị ngoại giao để cứu người dân Venezuela khỏi Cuba, người Nga và tên bạo chúa Nicolas Maduro này" - ông Mike Pompeo nói.
Khi được hỏi liệu cuối năm nay có phải là hạn chót của Washington gây sức ép cho ông Maduro từ chức hay không, Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận rằng, ông hy vọng ông Maduro rời khỏi chức vụ Tổng thống Venezuela sớm hơn thời điểm này.
Điều này chưa được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga dành cho Venezuela khiến cho việc ra đi của Maduro trở nên khó khăn hơn.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng, Nga đã có sự can thiệp mà không có thẩm quyền, không có sự đồng ý của người dân Venezuela.
"Thật là đạo đức giả khi Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS) và Nhóm Lima bị buộc tội can thiệp vào Venezuela trong khi người Nga đã hiện diện quân sự trên mặt đất" - ông Pompeo nói.
Việc Ngoại trưởng Mỹ vẫn đề cập đến phương án can thiệp quân sự dù Mỹ không được sự ủng hộ của Nhóm Lima cũng như không nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã cho thấy thời điểm Mỹ quyết định sử dụng vũ lực ở Venezuela đang đến gần.
Sau khi đã tìm nhiều cách để lôi kéo đồng minh ủng hộ cho Tổng thống lâm thời Juan Guaido, Mỹ không ít lần nhắc tới các biện pháp quân sự ở Caracas và luôn tỏ ra sẵn sàng thực hiện biện pháp quân sự bất cứ lúc nào vào quốc gia Nam Mỹ này.
Nếu Mỹ thực sự lựa chọn biện pháp quân sự đối với Venezuela, đây cũng sẽ là lựa chọn khó khăn đối với Nga.
Moscow đã có sự hiện diện quân sự ở Venezuela liên quan đến các hợp đồng mua bán thiết bị quân sự giữa hai nước.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ cáo buộc rằng Moscow đang cố gắng tạo ra một "Syria thứ hai" ở Venezuela, đồng thời trích dẫn một thỏa thuận năm 2001 được ký bởi cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, được Quốc hội Venezuela phê chuẩn làm cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của các binh lính Nga tại Venezuela.
"Chúng tôi đã chuyển thiết bị quân sự sang Venezuela theo thỏa thuận này. Điều này đòi hỏi quá trình bảo trì. Thời gian để thực hiện bảo trì đã đến" - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov giải thích.
Như lập luận của ông Lavrov, Nga mới chỉ có căn cứ pháp lý cho việc đưa quân nhân sang bảo trì thiết bị kỹ thuật. Họ không tham chiến ở Venezuela.
Trong khả năng Mỹ thực sự thúc đẩy phương án quân sự, Moscow sẽ thật khó mà hành động theo đúng luật pháp quốc tế.
Venezuela luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Nga tại Nam Mỹ, khu vực vốn được coi là sân sau của Washington. Nếu Tổng thống Maduro bị thay thế bởi Guaido, chính sách của Caracas sẽ ngả về Washington thay vì Moscoww như hiện nay.
Ngày 24/3, biên đội máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Nga gồm một chiếc An-124-100 cùng một chiếc Il-62M đã hạ cánh xuống thủ đô Caracas của Venezuela.
Bằng việc đưa lính tới Venezuela, Nga đang phát đi một thông điệp rõ ràng tới Mỹ rằng quốc gia Nam Mỹ này đang nằm dưới sự bảo vệ của Moscow, trong bối cảnh chính quyền Mỹ liên tục gia tăng sức ép với Tổng thống Maduro.
Động thái của Nga sẽ ngăn cản hoặc làm chậm bất cứ nỗ lực nào của Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Maduro trong tương lai.
Tuy nhiên, trong tình huống Mỹ bất chấp các luật pháp quốc tế và kiên quyết dùng biện pháp quân sự, Moscow thực sự phải tính đến trường hợp lợi ích thực sự của họ ở Venezuela sẽ bị mất đi.
Khoảng cách địa lý là một trong những bất lợi của Moscow nếu thực sự đối đầu quân sự với Mỹ ở Venezuela.
Hải Lâm
Theo Datviet
Nước sôi lửa bỏng, Venezuela và Nga bàn chuyện hợp tác Venezuela và Nga đang thảo luận về khả năng ký kết thỏa thuận trong lĩnh vực điện sau khi một loạt sự cố mất điện xảy ra trước đó ở Venezuela. Phó Tổng thống Venezuela, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ông Ricardo Menendez nói với các phóng viên. "Một chủ đề thảo luận quan trọng khác là chủ đề về điện, khía cạnh...