Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu, tìm đồng minh cạnh tranh với Trung Quốc và Nga
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa thông báo rút gần 12.000 quân ra khỏi Đức, chuyển trụ sở Bộ chỉ huy sang Bỉ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 11/5 bắt đầu chuyến thăm châu Âu trong 5 ngày. Chuyến thăm tới CH Séc, Slovenia, Áo, Ba Lan được cho là nỗ lực của Mỹ nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia Trung và Đông Âu trong cuộc đối đầu địa chính trị với Trung Quốc và Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Global Times
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa thông báo rút gần 12.000 quân ra khỏi Đức, chuyển trụ sở Bộ chỉ huy sang Bỉ với nhiều lần chỉ trích Đức trong vấn đề chi tiêu quốc phòng, cũng như cáo buộc Đức lợi dụng Mỹ trong lĩnh vực thương mại.
Trong thông báo mới nhất, Mỹ cho biết sẽ triển khai thêm 1.000 quân tới Ba Lan- một trong những đồng minh thân cận và mạnh mẽ nhất của Mỹ trong khu vực. Ba Lan là một trong số rất ít quốc gia NATO đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% và đang hoan nghênh việc Mỹ tái triển khai quân trên lãnh thổ nước này. Theo các quan chức Mỹ, Mỹ và Ba Lan đang trải qua mối quan hệ hợp tác song phương với mức độ chưa từng có.
Video đang HOT
Dự kiến tại Ba Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng, đảm bảo mạng 5G và cải thiện cơ sở hạ tầng năng lượng khu vực.
Hiện có nhiều lo ngại tại châu Âu về kế hoạch rút quân và tái triển khai quân của Mỹ, làm nảy sinh bất đồng và chia rẽ giữa các nước châu Âu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhiều lần trấn châu Âu, cho rằng kế hoạch điều động binh không gây tổn hại cho NATO và nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Nga vào châu Âu.
“Những thay đổi này sẽ đạt được các mục tiêu chiến lược trong việc tăng cường khả năng răn đe của Mỹ và NATO trước Nga. Kế hoạch của Mỹ cũng nhằm thúc đẩy sức mạnh NATO, tái cam kết với các đồng minh cũng như cải thiện sự linh hoạt chiến lược của Mỹ cũng như Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ”, ông Esper nhấn mạnh.
Vấn đề an ninh năng lượng là chủ đề hàng đầu trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Đông Âu khi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 nối Nga với Đức gần hoàn thành. Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi các quốc gia tẩy chay Tập đoàn Huawei của Trung Quốc trong việc phát triển mạng lưới 5G. Tại Slovenia, Ngoại trưởng Mỹ dự kiến ký Tuyên bố chung về vấn đề phát triển công nghệ 5G.
Sau một loạt các quan chức Mỹ đến thăm châu Âu để củng cố chiến lược chống Trung Quốc, giới quan sát nhận định chuyến thăm này mang ý nghĩa biểu tượng hơn. Nếu Mỹ muốn giải quyết các vấn đề quan trọng của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào thời điểm này, Ngoại trưởng Mỹ nên đến Bỉ, Pháp hay Đức. Chọn các quốc gia Trung và Đông Âu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như muốn tạo ấn tượng thành công trong chính sách đối ngoại trước thềm bầu cử Mỹ./.
Australia nói không muốn làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc
Ngoại trưởng Australia Payne khẳng định quan hệ Canberra - Bắc Kinh vô cùng quan trọng và họ không có ý định làm tổn hại tới nó.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tổ chức cuộc hội đàm hai ngày tại Washington với những người đồng cấp Australia. Trong cuộc họp báo chung hôm 28/7, Pompeo ca ngợi Australia vì dám đứng trước sức ép từ Trung Quốc, khẳng định Washington và Canberra sẽ tiếp tục hợp tác để tái khẳng định luật pháp ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy yêu sách.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Canberra và Washington nhất trí với các quy tắc pháp luật cũng như nhắc lại cam kết giải quyết các vấn đề như luật an ninh Hong Kong. Tuy nhiên, bà nói thêm Australia không hoàn toàn tán thành mọi thứ với Bắc Kinh hay Washington.
"Quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc rất quan trọng. Chúng tôi không có ý định làm tổn hại nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không có ý định làm những điều đi ngược lại lợi ích của mình", Payne khẳng định.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne tại cuộc họp báo ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 28/7. Ảnh: Reuters.
Bà cho biết Australia và Mỹ chia sẻ mối quan tâm chung về một khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do, thịnh vượng và an toàn, cùng các vấn đề liên quan như Trung Quốc.
"Dù vậy chúng tôi không tán thành mọi thứ. Đó là một phần của mối quan hệ tôn trọng, một phần của mối quan hệ đã tồn tại hơn 100 năm về sự bình đẳng, hữu nghị", Ngoại trưởng Australia khẳng định.
Payne không nói rõ về những bất đồng với Washington, nhưng cho biết Australia đã tự đưa ra quyết định và phán quyết của riêng mình dựa trên lợi ích và an ninh quốc gia.
Australia hôm 23/7 đã đệ công hàm lên Liên Hợp Quốc, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không có giá trị và không phù hợp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển". Hồi đầu tháng nước này cũng thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh mới tại thành phố.
Quan hệ Australia và Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây, kể từ khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh đang cố can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng vì vấn đề Covid-19, sau khi Australia kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc dịch bệnh.
TT Macron phản pháo Ngoại trưởng Pompeo, nói 'phương Tây đang suy yếu' Tổng thống Pháp Macron cảnh báo phương Tây đang suy yếu, phản đối quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu "đang cùng nhau chiến thắng". "Phương Tây đang suy yếu", Tổng thống Emmanuel Macron nói tại hội nghị an ninh Munich hôm 15/2. "Từ vài năm trước, không chỉ dưới chính quyền hiện...