Ngoại trưởng Mỹ thăm các nước khu vực Tây Phi
Ngày 22/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du 1 tuần tới khu vực Tây Phi trong bối cảnh an ninh tại khu vực Sahel đang xấu đi.
Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông tới Nam sa mạc Sahara trong 10 tháng qua.
Dự kiến trong chuyến công du lần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến 3 nước Côte d’Ivoire, Nigeria và Angola. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến trong chuyến công du này, ông Blinken sẽ đến các nước gồm Côte d’Ivoire, Nigeria và Angola. Lần gần đây nhất, ông Blinken tới khu vực này là vào tháng 3/2023.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi Molly Phee, mục đích chuyến thăm Tây Phi của Ngoại trưởng Antony Blinken là hỗ trợ toàn diện các quốc gia trong khu vực củng cố xã hội, ngăn chặn sự mở rộng mối đe dọa khủng bố tại khu vực Sahel.
Ông Blinken sẽ kêu gọi các nước Tây Phi ưu tiên bảo đảm an toàn cho dân thường trong các hoạt động quân sự, đồng thời thúc đẩy phát triển cộng đồng, đặc biệt ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
Video đang HOT
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken diễn ra trong bối cảnh an ninh tại khu vực Sahel ngày càng bất ổn, với sự gia tăng hoạt động của các nhóm khủng bố và bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia.
Sự chuyển dịch trong 'phương trình' Mỹ-Trung
Ngay từ đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken từng tuyên bố Mỹ sẽ chỉ đàm phán với Trung Quốc nếu điều đó dẫn đến "kết quả hữu hình" để giải quyết tranh chấp giữa hai đối thủ chiến lược.
Tới nửa cuối nhiệm kỳ, cách tiếp cận đó dường như đã thay đổi khi từ mùa Hè năm nay, Mỹ đã chủ động thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc. Điều này đã giúp "phương trình" Mỹ-Trung trong nửa cuối năm có những chuyển dịch theo hướng thực chất và mang tính xây dựng hơn sau những những mâu thuẫn tưởng chừng khó có thể hóa giải trong nửa đầu năm.
Phát biểu trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) tại Washington DC., ngày 26/10/2023, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bày tỏ hy vọng quan hệ Trung-Mỹ sẽ trở nên ổn định hơn sau những sóng gió giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoại trưởng Vương Nghị nêu rõ Trung Quốc mong muốn "mở rộng hợp tác" với Mỹ. Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken bày tỏ hy vọng về "những cuộc đối thoại mang tính xây dựng" giữa hai bên. Ảnh: AFP/TTXVN
Có thể mô tả quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới trong năm nay bằng hai sắc thái đối lập: căng thẳng và hòa dịu. Đầu năm, quan hệ song phương trở nên "căng như dây đàn" khi máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc đi qua không phận Mỹ ở ngoài khơi bang South Carolina. Trung Quốc khẳng định đây là khinh khí cầu được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc xuất hiện trong không phận Mỹ là ngoài ý muốn.
Sự cố này đã khiến Ngoại trưởng Blinken hoãn chuyến thăm Trung Quốc, đồng thời "đóng băng" tình trạng hòa hoãn vừa chớm nở giữa hai cường quốc. Tình trạng thiếu lòng tin chiến lược khiến hai bên gần như ngừng các cuộc đối thoại, liên lạc với nhau - điều lẽ ra rất cần để giúp hai nước kiểm soát bất đồng. Nhiều cọ xát giữa Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra sau đó, từ tăng cường hiện diện quân sự và thách thức lẫn nhau ở những vùng biển chiến lược hay những khu vực mà hai bên tranh giành ảnh hưởng, cho đến bất đồng trong vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), xung đột Nga-Ukraine... Tất cả đã đẩy quan hệ Mỹ-Trung gần như "chạm đáy".
Dẫu vậy, như nhận định của chuyên gia Susan Shirk tại Đại học California San Diego (Mỹ): "Đôi khi quan hệ Mỹ-Trung phải xuống tới mức nguy hiểm trước khi chính phủ hai nước có thể đầu tư nhiều nỗ lực hơn vào việc cải thiện quan hệ". Sự "đầu tư" này được thể hiện qua hàng loạt hoạt động ngoại giao con thoi mà Mỹ khởi động vào giữa năm. Với mục tiêu xây dựng lại liên lạc và lòng tin giữa hai nước, Mỹ đã cử ít nhất 4 quan chức cấp cao tới Bắc Kinh, đồng thời cùng Trung Quốc thành lập các nhóm chuyên trách kinh tế, tài chính.
Đáp lại "cành ô liu" này của Washington là chuyến thăm Mỹ của các quan chức cấp cao Trung Quốc, nổi bật là của Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Các chuyển động ngoại giao tích cực này đã giúp hiện thực hóa cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 bên lề hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở San Francisco (Mỹ). Giới quan sát đánh giá cuộc gặp đã mang đến bối cảnh lý tưởng để Mỹ và Trung Quốc nhen nhóm lại tinh thần đối thoại và hợp tác mà lãnh đạo hai nước thúc đẩy trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Bali (Indonesia) hồi cuối năm ngoái.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung mang lại cơ hội để hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau và mở rộng hợp tác, đồng thời phát huy tác dụng tích cực trong việc ổn định quan hệ song phương vốn đang đi xuống theo hình xoắn ốc. Việc hai nước nối lại liên lạc quân sự để tránh những "xung đột nóng" xảy ra do những sự cố bất ngờ hoặc tính toán sai lầm là khâu quan trọng nhất trong "hàng rào bảo vệ" quan hệ. Hai bên cũng nhất trí nối lại hợp tác chống ma túy, kiểm soát ngăn việc vận chuyển tiền chất fentanyl vào Mỹ, đồng thời gia tăng số chuyến bay vào năm tới, mở rộng giao lưu nhân dân trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao, kinh doanh....Kết quả đạt được từ cuộc gặp cho thấy cả Bắc Kinh và Washington đều ý thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc quản trị sự khác biệt để ngăn quan hệ song phương rơi vào vòng xoáy xung đột.
Hợp tác về vấn đề biến đổi khí hậu cũng là điểm sáng trong quan hệ Mỹ-Trung năm 2023. Hai quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới đã nhất trí lập nhóm làm việc về khí hậu, trong đó tập trung vào chuyển đổi năng lượng, giảm khí methane, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tăng hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên, phát triển các thành phố phát thải ít carbon và chống nạn phá rừng. Ông Jake Werner, quyền Giám đốc chương trình Đông Á tại Viện Quincy, nhận định năng lượng sạch và biến đổi khí hậu là "một trong những khía cạnh mang tính xây dựng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung". Việc thiết lập một cấu trúc thể hiện lợi ích chung được hai bên công nhận lẫn nhau có vai trò then chốt đối với lợi ích của Mỹ bởi điều nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh lẫn hợp tác lành mạnh với Trung Quốc.
Trên thực tế, quan hệ Mỹ-Trung luôn có những mâu thuẫn lợi ích. Các biện pháp bảo hộ hay kiểm soát xuất khẩu được áp dụng khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng cạnh tranh ngôi vị toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Với lý do "an ninh quốc gia", Mỹ tiếp tục tìm cách kiềm chế Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng công nghệ bằng cách hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm ở Trung Quốc - điều mà Bắc Kinh cho là "chống toàn cầu hóa". Mỹ cũng đạt các thỏa thuận với Hà Lan và Nhật Bản nhằm siết chặt kiểm soát xuất khẩu máy móc sản xuất chip công nghệ cao cho Trung Quốc. Với lập luận tương tự, Trung Quốc đã cấm các công ty trong nước mua chip từ nhà sản xuất Mỹ Micron Technology, đồng thời tăng cường kiểm soát xuất khẩu hai nguyên liệu thô chiến lược để sản xuất chất bán dẫn là gali và germani. Trung Quốc cũng chuyển sang củng cố hệ thống công nghệ trong nước bằng chiến lược quốc gia dựa trên cấu trúc chip nguồn mở.
Cạnh tranh địa chính trị cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi những tranh cãi xung quanh việc Mỹ thắt chặt quan hệ đồng minh với Philippines và tiến hành cuộc tập trận chung ngoài khơi Manila càng "làm nóng" thêm những hồ sơ gây bất hòa quan hệ Mỹ-Trung.
Khó có thể nói rằng quan hệ Mỹ-Trung đang nồng ấm trở lại, bởi suy cho cùng, cách tiếp cận của hai bên vẫn còn quá nhiều khác biệt. Đối với Mỹ, Trung Quốc là nước duy nhất có đủ năng lực kinh tế, quân sự, công nghệ, chính trị để thách thức trật tự và lợi ích của Mỹ. Do đó, Washington xác định cạnh tranh là điều khó tránh khỏi nhưng vẫn cần phải quản lý và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Điều này được thể hiện qua cách tiếp cận 3 điểm của Chính quyền Tổng thống Biden trong quan hệ với cường quốc châu Á đang trỗi dậy, đó là hợp tác ở những lĩnh vực hai bên có lợi ích chia sẻ, cạnh tranh nếu cần thiết và đối đầu nếu bắt buộc để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc lại duy trì 3 nguyên tắc cơ bản đối với quan hệ Mỹ-Trung, gồm tôn trọng lẫn nhau, tồn tại hòa bình và hợp tác cùng thắng.
Bà Liu Yuanling, trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định trong thời gian tới, hai bên cần sự ổn định để từng bước cải thiện quan hệ song phương và xây dựng lại lòng tin.
Trong khi đó, ông Ralph Cossa, Chủ tịch danh dự Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế, nhận định mâu thuẫn Mỹ-Trung hiện nay chính là vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa cường quốc số 1 thế giới và cường quốc đang vươn lên vị trí đó. Vì vậy, để quản lý mối quan hệ này vẫn cần đến 4 chữ C gồm "3 điều nên làm và 1 điều nên tránh". Đó là: "cooperation" (hợp tác) khi có thể, "compete"(cạnh tranh) khi thích hợp, "confront"(đối đầu) khi cần thiết và tuyệt đối tránh "conflict" (xung đột) trực tiếp.
Là hai cường quốc hàng đầu, Mỹ và Trung Quốc đều nhận thức được rằng cần phải điều phối mối quan hệ một cách có trách nhiệm bởi những thách thức toàn cầu, từ các vấn đề chính trị an ninh, đến biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ, vẫn cần hai bên hợp tác cùng nhau. Điều này đòi hỏi sẽ cần nhiều hơn nữa các hành động thực tế từ cả hai phía để đưa quan hệ song phương thực sự đi vào "đường ray" ổn định, đối thoại và hợp tác vì lợi ích chung của cả hai nước và toàn thế giới.
Áp lực với đồng USD thúc đẩy Mỹ hàn gắn quan hệ với Trung Quốc? Các nhà phân tích cho rằng Ngoại trưởng Antony Blinken có thể đã tìm cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh vì Washington đang cảm thấy áp lực từ việc Trung Quốc rút hỗ trợ đồng USD và Chính phủ Mỹ đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Chủ tịch Trung...