Ngoại trưởng Mỹ sẽ đề cập biển Đông tại ARF
Sau khi tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông tại Mỹ hồi đầu tháng 7, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ( CSIS) đã ra báo cáo dài 22 trang về tình hình khu vực và đề xuất ý tưởng đối sách cho chính quyền Mỹ.
ARF năm nay dự kiến sẽ “ nóng” chuyện biển Đông – Ảnh: AFP
Trong báo cáo đăng trên website Csis.org, CSIS tiếp tục khẳng định sự phi lý và phi pháp trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là yêu sách “đường lưỡi bò”. Báo cáo đề xuất Mỹ chính thức công bố một bản đồ cho biển Đông dựa theo các tiêu chí về chủ quyền, luật pháp và lịch sử do CSIS soạn thảo và bản đồ này sẽ vô hiệu hóa 90% tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Báo cáo cũng đề cập hành vi của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan phi pháp trong vùng biển VN, gây căng thẳng trong một thời gian. Bên cạnh đó, CSIS bày tỏ lo ngại về các hoạt động bồi đắp, xây cất phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN với ý đồ xây đảo nhân tạo, nhằm phục vụ các toan tính về thay đổi hiện trạng lẫn lập căn cứ quân sự.
Video đang HOT
Trung tâm này kêu gọi cần chấm dứt mọi hoạt động xây dựng có thể làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông. Theo các chuyên gia của trung tâm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu vấn đề biển Đông và các hành động của Trung Quốc tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) ở Myanmar vào ngày 10.8.
Trước đó, Kyodo News dẫn các nguồn tin ngoại giao cho hay ngoại trưởng các nước tham dự ARF dự kiến sẽ ra tuyên bố chung nhấn mạnh cần giải quyết tranh chấp biển Đông bằng đối thoại và pháp luật, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982.
Theo Thanh Niên
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ đưa ra nhiều khuyến nghị
Tối 10/7 theo giờ Việt Nam, Hội thảo thường niên lần thứ tư về Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ, quy tụ các học giả hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Với chủ đề "Các xu hướng hiện tại ở Biển Đông và chính sách của Mỹ," các học giả đã đi sâu phân tích các diễn biến gần đây trên Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou -981) trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam cũng như vụ kiện pháp lý mà Philippines đang tiến hành chống Trung Quốc tại Tòa án Liên hợp quốc về Luật Biển (ITLOS).
Các diễn giả tại hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa/Vietnam )
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều khuyến nghị, đặc biệt với Mỹ, về những biện pháp đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc, góp phần hạ nhiệt căng thẳng và duy trì ổn định tại khu vực.
Tại hội thảo kéo dài hai ngày này, hai nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam - ông Trần Trường Thủy của Quỹ nghiên cứu Biển Đông và ông Vũ Hải Đăng của Hội Luật gia Việt Nam, với tư cách là các diễn giả chính đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng EEZ và thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng Năm vừa qua. Theo hai diễn giả, đây là "điểm bước ngoặt và là cấp độ quyết đoán mới của Trung Quốc."
Hai học giả khuyến nghị Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần đi đầu trong việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ủng hộ sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, trong đó có việc phân xử qua cơ chế trọng tài quốc tế.
Cũng tại hội thảo, Hạ nghị sỹ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, cho rằng chiến lược ngoại giao của Mỹ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đến nay không hiệu quả và giờ là thời điểm phải tính toán lại. Theo ông, đối đầu tại Biển Đông càng kéo dài, xung đột vũ trang càng dễ xảy ra.
Vị Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện nhấn mạnh Mỹ không chỉ phải củng cố các liên minh và quan hệ hữu nghị hiện có, mà còn cần xây dựng thêm các mối quan hệ mới ở châu Á, cả về thương mại và an ninh. Ông cũng hối thúc chính phủ Mỹ lên tiếng trực tiếp và mạnh mẽ hơn về ngoại giao với Trung Quốc.
Học giả Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh Mỹ, đề xuất Washington cần tiếp tục duy trì hiện diện tại khu vực và phối hợp chặt chẽ với các nước liên quan nhằm tìm kiếm cách thức thay đổi những tính toán mang tính cưỡng ép của Trung Quốc.
Giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc, ông Christopher Johnson, đặt câu hỏi về nguyên nhân Trung Quốc thúc đẩy các tính toán mới đây. Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thay đổi quan điểm về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, khiến nó trở nên khó dự đoán hơn dưới thời của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo ông Christopher Johnson, Trung Quốc sẽ tiếp tục "phớt lờ" quan ngại của các nước láng giềng ở Biển Đông và có thể sử dụng sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy trong quan hệ với các nước này. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách ngăn chặn sự đồng thuận của ASEAN thông qua sự phụ thuộc về kinh tế.
Theo kế hoạch, trong ngày 11/7, hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận về triển vọng chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông và việc hợp tác, xây dựng lòng tin nhằm giúp giải quyết vấn đề nóng bỏng và gai góc này./.
Theo Vietnam
Nhật kiện TQ về đảo Senkaku sẽ có 6 lợi ích, Mỹ sẽ giúp toàn diện Nhật khởi kiện TQ sẽ được Mỹ giúp đỡ toàn diện, TQ bị lên án và cô lập, có lợi cho tăng cường hợp tác với Đông Nam Á, nâng cao hình tượng của Nhật Bản. Máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 6 cho rằng, trong nhiều...