Ngoại trưởng Mỹ sắp tới Paris xoa dịu Pháp
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hứa hẹn sẽ có những trao đổi tốt hơn với Pháp trong chuyến công du Paris vào tuần tới.
Ngoại trưởng Blinken sẽ đến Paris từ ngày 4/10 đến 6/10 để tham dự cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như gặp gỡ các quan chức Pháp, theo thông báo ngày 1/10 từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông sau đó bay từ Paris đến Mexico City trong chuyến công du đầu tiên tới quốc gia láng giềng với tư cách người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.
Pháp tháng trước rất giận dữ khi Australia hôm 15/9 hủy hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD với nước này để chuyển sang hợp tác với Anh và Mỹ chế tạo tàu ngầm hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ở Washington DC ngày 14/9. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
“Chúng tôi đồng tình rằng thông báo ngày 15/9 lẽ ra sẽ suôn sẻ hơn nếu có tham vấn sâu rộng và cởi mở hơn giữa các đồng minh”, Karen Donfried, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu, nói.
“Các cuộc gặp sắp tới ở Paris nằm trong cam kết của chúng tôi nhằm hướng tới một quá trình tham vấn sâu rộng hơn trong tương lai. Chúng tôi nhận thấy rằng điều này sẽ mất thời gian cũng như công sức và nó cần được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng cả hành động”.
Pháp cáo buộc Mỹ phản bội, chỉ trích Australia “đâm sau lưng” khi ký kết thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân. Paris đã rút đại sứ ở cả Mỹ và Australia nhằm thể hiện phản đối.
Căng thẳng bắt đầu được xoa dịu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. Đại sứ Pháp Philippe Etienne đã quay trở lại Washington DC hôm 29/9 và nhanh chóng có các cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan.
Australia công bố quyết định đóng tàu ngầm hạt nhân khi nước này gia nhập một liên minh mới với Anh và Mỹ, gọi tắt là AUKUS. Đây là một trong hàng loạt sáng kiến của Tổng thống Biden nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực.
Các quan chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken, trong chuyến thăm sắp tới, sẽ thảo luận với Pháp về chính sách châu Á của chính quyền Biden.
“AUKUS không được tạo ra để thay thế các thỏa thuận hay những quan hệ đối tác hiện có”, Donfried nhấn mạnh. “Trái lại, chúng tôi hoan nghênh cơ hội thảo luận về cách đưa EU và những đối tác khác vào các sáng kiến của chúng tôi về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong tương lai”.
Ngoại trưởng Blinken dự kiến đồng chủ trì một phiên họp của OECD tại Paris, thảo luận về việc thúc đẩy kinh tế xanh, một tháng trước hội nghị về biến đổi khí hậu COP21 ở Glasgow, Scotland.
Pháp hủy họp thượng đỉnh quốc phòng với Anh
Pháp hủy cuộc gặp cấp bộ trưởng quốc phòng với Anh nhằm phản đối thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân của Australia.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly trực tiếp ra quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh song phương dự kiến diễn ra tuần này với người đồng cấp Anh Ben Wallace, nguồn tin giấu tên tiết lộ hôm 19/9.
Bộ Quốc phòng Pháp chưa bình luận, trong khi Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận.
Bộ trưởng Parly trong một sự kiện ở Paris hồi tháng 7. Ảnh: Reuters .
Giới chức Anh trước đó tỏ ý hy vọng cuộc gặp vẫn được tổ chức, bất chấp căng thẳng giữa Pháp với Mỹ, Anh và Australia. "Chúng tôi có quan hệ đối tác mạnh mẽ và chặt chẽ với Pháp, họ là đối tác đáng tin cậy", quan chức quốc phòng Anh giấu tên cho hay.
Australia hôm 16/9 tuyên bố hủy hợp đồng đóng 12 tàu ngầm tấn công lớp Barracuda trị giá 40 tỷ USD với tập đoàn Naval Group của Pháp. Thay vào đó, nước này quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao.
Thủ tướng Australia Scott Morrison bác bỏ cáo buộc của Pháp rằng nước này nói dối về việc hủy hợp đồng, khẳng định ông đã nêu quan ngại về thỏa thuận với Paris "từ vài tháng trước".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 16/9 cố gắng xoa dịu cơn thịnh nộ của Pháp, khi gọi nước này là đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi quyết định của Australia là "cú đâm sau lưng" đồng minh và niềm tin của họ đã bị phản bội.
Căng thẳng xảy ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ tại châu Á và Thái Bình Dương, do lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng từ Trung Quốc. Trong khi đó, Pháp sắp nhậm chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong vài ngày tới về vấn đề này.
Pháp phát hiện cựu cảnh sát là kẻ giết người hàng loạt Sau 35 năm truy lùng, giới chức Pháp xác định một cựu cảnh sát là kẻ thực hiện hàng loạt vụ giết người, cưỡng hiếp giai đoạn 1986-1994. Laure Beccuau, công tố viên Paris, hôm 30/9 cho biết giám định ADN đã tìm ra mối liên quan giữa dấu vết di truyền tìm thấy tại hiện trường các vụ án và một cựu...