Ngoại trưởng Mỹ nêu điều kiện về hòa bình ở Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine, mà có thể có lợi cho Nga, sẽ không dẫn đến hòa bình lâu dài, báo RT của Nga đưa tin.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu ở Phần Lan hôm 2/6.
Phát biểu tại tòa thị chính Helsinki ở Phần Lan hôm 2/6, ông Blinken tái khẳng định sự ủng hộ của Washington với Kiev, đồng thời nói về viễn cảnh chấm dứt xung đột.
Video đang HOT
“Bây giờ, trong vài tuần hoặc vài tháng tới, một số quốc gia sẽ kêu gọi ngừng bắn. Nhìn bề ngoài, điều đó nghe có vẻ hợp lý. Ai lại không muốn các bên tham chiến hạ vũ khí cơ chứ? Ai lại không muốn chấm dứt cảnh chết chóc?”, ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, “một thỏa thuận ngừng bắn chỉ đóng băng xung đột tại chỗ, giúp Nga củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ và có thể mở lại cuộc tấn công sau này”.
Ông Blinken nói “viễn cảnh ngừng bắn như vậy không phải là nền hòa bình lâu dài”. “Điều đó sẽ chỉ có lợi cho đối phương và càng gây tổn hại cho Ukraine”, ông Blinken nói, cho rằng một thỏa thuận hòa bình cần đảm bảo “chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc đến việc Nga phải đóng góp vào quá trình phục hồi hậu xung đột ở Ukraine, theo RT.
“Nếu và một khi Nga sẵn sàng hành động vì hòa bình thực sự, Hoa Kỳ sẽ phản ứng phù hợp cùng Ukraine, cũng như các đồng minh và đối tác khác trên thế giới”, ông Blinken nói trong bài phát biểu.
Giới chức phương Tây từng khẳng định hòa bình thực sự ở Urkaine cần do Kiev lựa chọn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng nêu quan điểm rằng Nga phải trả lại 4 vùng lãnh thổ mới sáp nhập và cả bán đảo Crimea.
Ngược lại, Moscow muốn Kiev chấp nhận “thực tế mới” về lãnh thổ để thúc đẩy đàm phán hòa bình. Ukraine cũng cần khẳng định lập trưởng trung lập, từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, theo RT.
Armenia và Azerbaijan xúc tiến nối lại đàm phán hòa bình
Theo trang Financial Times, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev sẽ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình vào ngày 14/5 tại Brussels (Bỉ).
Cuộc gặp này diễn ra theo sáng kiến của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nguồn thạo tin cho biết Chủ tịch Michel sẽ chủ trì cuộc gặp giữa Thủ tướng Pashinyan và Tổng thống Aliyev. Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ cuộc gặp tại Munich (Đức) vào tháng 2. Theo một nguồn tin giấu tên, cuộc gặp này là một dấu hiệu tiến triển quan trọng.
Trong khi đó, một quan chức của Ủy ban châu Âu đánh giá đây là một phần trong nỗ lực nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan, là động thái nối lại các cuộc gặp ba bên và là diễn biến mới nhất sau các cuộc đàm phán hòa bình quan trọng và tích cực tại Washington (Mỹ) vào tuần trước.
Ngày 4/5 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các cuộc đàm phán giữa Armenia và Azerbaijan tại Washington đã đạt được "tiến bộ rõ rệt" và có thể tiến tới một thỏa thuận nhằm giải quyết căng thẳng. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan ra thông báo xác nhận nước này và Armenia đã đạt được hiểu biết về một số điểm của thoả thuận hòa bình song phương trong tương lai sau các cuộc đàm phán ở Mỹ. Tuy nhiên, hai bên chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt tình trạng xung đột kéo dài hàng thập niên.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh - khu vực nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tiến hành hàng chục cuộc gặp cấp cao, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp đối với các vấn đề, trong đó có việc phân định biên giới và trao đổi tù nhân. Quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 vừa qua thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực Nagorny-Karabakh.
Hai diễn biến mới liên quan Trung Quốc trong xung đột Nga - Ukraine Gần đây, Trung Quốc được nhắc tới nhiều sau khi đưa ra đề xuất 12 điểm cho xung đột Nga - Ukraine và vướng vào cáo buộc của phương Tây rằng nước này đang cân nhắc gửi vũ khí cho Nga. Đề xuất giải pháp cho xung đột Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và ông Vương Nghị tại cuộc gặp ở...