Ngoại trưởng Mỹ Kerry sẽ công du Cuba để mở lại Đại sứ quán
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố một thỏa thuận nhằm nối lại quan hệ ngoại giao với Cuba, đồng thời mô tả động thái này là “bước tiến lịch sử” dẫn tới việc kết thúc lệnh trừng phạt kéo dài hàng thập kỷ của Washington đối với La Habana.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Ông Obama khẳng định: “Cuối mùa Hè này, Ngoại trưởng John Kerry sẽ công du tới thủ đô La Habana, chính thức thượng quốc kỳ Mỹ tại đại sứ quán của chúng tôi một lần nữa.”
Ông Obama cho biết việc mở lại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô La Habana không thuần túy là một biểu tượng mà với điều đó, giới ngoại giao Mỹ sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng các cuộc tiếp xúc với người dân Cuba. Tổng thống Obama một lần nữa hối thúc Quốc hội sớm bãi bỏ lệnh cấm vận mà ông đã nhiều lần cho là “lỗi thời và không phục vụ các lợi ích của Mỹ.”
Video đang HOT
Cùng ngày, Chính phủ Cuba thông báo Ngoại trưởng nước này Bruno Rodriguez sẽ chủ trì buổi lễ mở đại sứ quán lịch sử tại thủ đô Washington của Mỹ vào ngày 20/7 tới.
Thông báo của Chính phủ Cuba nêu rõ: “Vào ngày đó (20/7), Ngoại trưởng (Cuba) sẽ chủ trì buổi lễ chính thức mở cửa Đại sứ quán Cuba tại Washington với sự tham dự của một phái đoàn của La Habana.”
Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng đã xác nhận nội dung lá thư gửi Tổng thống Obama rằng Washington và La Habana sẽ mở lại đại sứ quán sớm nhất vào ngày 20/7 năm nay.
Trong khi đó, dư luận Mỹ đã có những phản ứng xung quanh diễn biến lịch sử này. Lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ tại Hạ viện, Hạ nghị sỹ Nancy Pelosi hoan nghênh quyết định bà mô tả là “dũng cảm” của Tổng thống Obama, cho rằng việc mở lại Đại sứ quán sẽ đặt ra nền tảng cho mối quan hệ mới, hiệu quả hơn với Cuba, qua đó hỗ trợ và thúc đẩy các ưu tiên chính sách của Mỹ, bao gồm cả vấn đề quyền con người, hợp tác chống ma túy, di cư, đoàn tụ gia đình, trao đổi văn hóa. Nó cũng mở ra các cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Mỹ.
Còn ứng cử viên tổng thống tiềm tàng của đảng Dân chủ năm 2016, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng hoan nghênh việc hai nước đồng ý mở lại Đại sứ quán, cho rằng việc này giúp Mỹ gia tăng can dự và ủng hộ những thay đổi tích cực ở Cuba./
.Theo Vietnam
Doanh nghiệp Mỹ yêu cầu xóa bỏ cấm vận Cuba
Ngày 2/3, phái đoàn gồm gần 100 doanh nghiệp, đại diện nghiệp đoàn và 2 cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ đã ra tuyên bố tại La Habana kêu gọi Quốc hội và chính phủ Mỹ xóa bỏ cấm vận chống Cuba.
Bàn đàm phán bình thường hóa quan hệ vòng hai Mỹ-Cuba (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTVXN tại La Habana, phái đoàn thuộc Liên minh nông nghiệp Mỹ vì Cuba (CAEUC), được thành lập sau tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngày 17/12 của Chủ tịch Cuba Raúl Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuyên bố của phái đoàn khẳng định chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ chống Cuba đã lỗi thời, gây thiệt hại cả cho chính các doanh nghiệp Mỹ.
Ông Devry Boughner Vorwerk, Giám đốc điều hành tập đoàn lương thực Cargill và là Chủ tịch CAEUC, nhận định các doanh nghiệp Mỹ vừa phải chịu sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ Argentina, Brazil, châu Âu, vừa bị chính phủ Mỹ hạn chế.
Trong tháng 1 vừa qua, CAEUC đã gây sức ép đòi Quốc hội Mỹ phê chuẩn đạo luật bình thường hóa quan hệ với Cuba và xóa bỏ cấm vận chống đảo quốc Caribe này. Dưới sự vận động của CAEUC, một số nghị sĩ Mỹ đã đề trình dự luật cho phép tự do xuất khẩu hàng hóa sang Cuba. Tuy nhiên, văn bản này đã bị cả hai viện phủ quyết do sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Năm 2000, chính quyền Mỹ cho phép các doanh nghiệp nước này được xuất khẩu lương thực sang Cuba nhưng không được tiến hành các giao dịch qua ngân hàng khiến các đối tác Cuba buộc phải trả tiền mặt. Do thiếu hụt thanh khoản, hiện tại Cuba - quốc gia nhập khẩu gần 70% nhu cầu thực phẩm và sở hữu thị trường nông sản có tiềm năng 2 tỷ USD mỗi năm - có xu hướng hướng tới các đối tác có điều kiện thanh toán ưu đãi hơn. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu lương thực từ Mỹ sang Cuba chỉ đạt 291 triệu USD trong năm 2014, giảm mạnh so với mức 349 triệu USD trong năm trước đó và kém xa mức kỷ lục 710 triệu USD năm 2008.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Hai "ông lớn" thống nhất phải giữ Hy Lạp lại EU Theo nhà trắng thông báo hôm 28-6, Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Đức Angela Merkel cùng đồng ý cho rằng việc giữ Hy Lạp lại trong khu vực đồng euro là "cực kỳ quan trọng" . Nhà Trắng tuyên bố: "Hai nhà lãnh đạo khẳng định rằng các nhóm kinh tế có liên quan hiện đang theo dõi tình hình...