Ngoại trưởng Mỹ Kerry: Mong đắm mình trong âm thanh của Việt Nam
Trước thềm chuyến công du VN đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry mong được đắm mình vào những hình ảnh và âm thanh của VN, từ bún chả Hà Nội tới bánh xèo TPHCM, từ giao thông hối hả tới sự bình dị, tao nhã của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Qua thông điệp bằng video trước thềm chuyến công du Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông và Đông Nam Á từ ngày 11-18/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam, cho biết rất mong được trở lại Việt Nam.
Ông cho biết so với lần đầu tiên ông đặt chân tới Việt Nam với tư cách là một sĩ quan hải quân trẻ, giờ đây ông đã già hơn, tóc đã bạc đi, nhưng nhắm mắt lại, ông vẫn có thể nhớ về Việt Nam trong thời gian chiến tranh, đến từng chi tiết như mùi củi cháy, hình ảnh những con trâu, những dòng kênh, cây đước, ngư dân và những con thuyền gỗ.
Ông cho biết điều ông ấn tượng nhất là Việt Nam đã thay đổi nhiều trong 5 thập niên qua. Từ một Việt Nam vào năm 1991, khi ông trở lại với tư cách là một thường dân và một thượng nghị sỹ Mỹ, với đường phố tràn ngập xe đạp và hầu như không có ô tô hay xe máy, thì nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia hiện đại, đầy sinh lực.
Video đang HOT
Ông mong muốn mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng hướng tới tương lai và Việt-Mỹ cùng nhau phối hợp nắm bắt các tiềm năng chung phía trước. Ông nhấn mạnh hợp tác về môi trường là một trong những lĩnh vực quan trọng.
“Và khi chúng ta làm như vậy, tôi thực sự mong đắm mình vào các hình ảnh và âm thanh của Việt Nam – từ bún chả ở Hà Nội tới bánh xèo ở thành phố Hồ Chí Minh, từ giao thông hối hả và xe ôm chạy ngược xuôi trên đường phố tới sự bình dị tao nhã của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn”, ông cho hay.
Trong thông cáo báo chí phát đi vào ngày 10/12, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong chuyến công du Việt Nam, ông Kerry dự kiến sẽ có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại Hà Nội nhằm thúc đẩy Quan hệ Đối tác Toàn diện được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama công bố hồi tháng 7, đồng thời thảo luận về một loạt các vấn đề song phương và khu vực. Trong khi đó tại TPHCM, ông sẽ chú trọng đến sự phát triển của mối quan hệ thương mại song phương, vai trò ngày càng quan trọng của giáo dục và thăm đồng bằng sông Cửu Long.
“Trong tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á giữ vai trò đặc biệt quan trọng và chuyến công du Việt Nam cùng Philippines của Ngoại trưởng nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ…với khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay.
Trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, ông Kerry đã từng phục vụ trong hải quân Mỹ và làm việc trên tàu tuần tra các sông trên đồng bằng sông Mekong. Sau khi trở về ông Kerry đã trở thành người tích cực tham gia chống chiến tranh.
“Tại sao các ngài lại đòi hỏi một người trở thành người cuối cùng chết ở Việt Nam? Làm sao các ngài lại đòi hỏi một người trở thành người cuối cùng chết vì một lỗi lầm”, ông đau đớn nói trong một phiên chất vấn trước Thượng viện Mỹ năm 1971.
Theo Dantri
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cái bắt tay Obama-Castro
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ngay lập tức giảm nhẹ tầm quan trọng của cái bắt tay vào ngày hôm qua giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Castro tại lễ tưởng niệm Nelson Mandela ở Nam Phi.
Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Raul Castro.
Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Hạ viện về Iran vào cuối ngày hôm qua 10/12, ông Kerry đã phản ứng lại chỉ trích của một nghị sỹ đảng Cộng hòa trước cái bắt tay chào nhau giữa ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro. Ông cho hay, cái bắt tay không thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba. "Đôi khi bắt tay chỉ là bắt tay", ông Kerry giải thích.
Ông Kerry cũng cho rằng mọi người nên tập trung vào tưởng nhớ Nelson Mandela, cố Tổng thống Nam Phi, người anh hùng đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cho nhân quyền đã qua đời vào ngày thứ năm tuần trước.
"Ông ấy (Obama) không được chọn ai là người tới dự tang lễ. Họ ở đó để tưởng nhớ Mandela. Và chúng tôi trân trọng mọi người trên khắp thế giới, với những niềm tin khác nhau...trân trọng Nelson Mandela", ông Kerry cho hay.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng chỉ ra rằng trong bài phát biểu tại buổi tưởng niệm ở Johannesburg, ông Obama đã kêu gọi "các nhà lãnh đạo vinh danh cuộc đấu tranh vì tự do của Mandela bằng cách ủng hộ cho quyền cơ bản của người dân nước họ".
Tuy nhiên, cái bắt tay không định trước giữa ông Obama và ông Castro được nhiều người xem là cái bắt tay "lịch sử", nhất là khi Obama ngay từ đầu nhiệm kỳ của mình và gần đây nhất là tháng trước, đã tỏ ý sẽ thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba.
Cái bắt tay của Obama không phải là cái bắt tay đầu tiên của một nhà lãnh đạo Mỹ đối với một lãnh đạo của nước được xem là địch với nước Mỹ. Tổng thống Richard Nixon đã từng bắt tay Chủ tịch Cuba Fidel Castro, anh trai của ông Raul Castro và Tổng thống Harry Truman cùng Franklin Roosevelt đã từng bắt tay lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.
Theo Dantri
Kerry thừa nhận chương trình nghe lén "đi quá xa" Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 31/10 lần đầu tiên thừa nhận trong một số trường hợp, chương trình do thám của Mỹ đã đi quá xa. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. "Tôi khẳng định với các bạn, những người vô tội không bị lạm dụng trong chương trình này, nhưng có nỗ lực thu thập thông tin", ông Kerry cho biết với...