Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: “Không chấp nhận hiện trạng mới”
Tại Đối thoại chiến lược và kinh tế (S&ED) ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo Trung Quốc không được phép hành động đơn phương để hiện thực hóa tham vọng chủ quyền.
Báo New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc phái đoàn Mỹ cho biết ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Kerry đã có một cuộc đối thoại rất thẳng thắn với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì phụ trách đối ngoại về vấn đề biển Đông. “Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh các nước không được phép hành động đơn phương để hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ” – quan chức này thông báo.
Quan chức trên cho biết ông Kerry khẳng định những nỗ lực “tạo hiện trạng mới” trên biển, ảnh hưởng đến an ninh khu vực là “không thể chấp nhận được”. Ngoài ra, ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc thành lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với ASEAN để ngăn chặn các hành vi đơn phương.
Biện pháp đối phó trên biển Đông
Video Link Set Wrong
Trong khi đó, báo Financial Times dẫn lời một số quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển các chiến lược quân sự mới để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc từ từ chiếm đoạt chủ quyền trên biển Đông, dẫn tới xung đột quân sự. Một quan chức ở Washington đánh giá các biện pháp hiện tại của Mỹ dùng trấn áp chiến lược “cây gậy nhỏ” (dùng tàu dân sự và bán quân sự) của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có hiệu quả.
Một phương án mới mà Mỹ đã áp dụng hồi tháng 3 là điều máy bay tuần tra P-8A tới bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đang bị phía Philippines kiểm soát. Khi đó các tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu Philippines tới tiếp tế cho lính thủy đánh bộ đóng tại bãi Cỏ Mây. Máy bay Mỹ đã bay rất thấp để người Trung Quốc quan sát thấy. “Đây là chiến lược mới. Thông điệp của Washington là chúng tôi biết rõ các người đang làm gì, hành động của các người sẽ dẫn đến hậu quả. Chúng tôi đủ sức ngăn chặn và chúng tôi đã ở đây” – một quan chức Lầu Năm Góc cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại S&ED – Ảnh: Reuters
Mới đây, người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết quân đội Mỹ sẽ thường xuyên tổ chức chiến dịch trên vùng biển và vùng trời biển Đông. Lầu Năm Góc sẽ tăng cường triển khai máy bay tuần tra và sẵn sàng công bố các hình ảnh tàu Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng phía Bắc Kinh có thể sẽ e ngại với việc hình ảnh tàu Trung Quốc quấy rối, tấn công tàu Việt Nam và Philippines được công bố công khai.
Lầu Năm Góc cũng đã yêu cầu Bộ chỉ huy Thái Bình Dương điều phối việc phát triển hệ thống cung cấp thông tin hàng hải khu vực, giúp chính phủ các nước có thông tin về hoạt động của tàu Trung Quốc trên biển. Mỹ đã cung cấp cho Philippines, Nhật và một số nước thiết bị rađa và các hệ thống giám sát. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn xây dựng một mạng lưới chia sẻ dữ liệu trong khu vực. Lầu Năm Góc cũng đang lên kế hoạch thể hiện sức mạnh, tương tự như việc triển khai máy bay B-52 tới biển Hoa Đông năm ngoái khi Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.
Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Washington cũng cân nhắc khả năng đưa tàu hải quân đến gần các khu vực tranh chấp trên biển Đông. Thậm chí một số người đã đề xuất ý tưởng táo bạo hơn như triển khai lực lượng tuần duyên Mỹ đến biển Đông để chặn hoạt động của tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc, hoặc đưa lực lượng Mỹ tới bảo vệ ngư dân Philippines và các nước khi họ bị tàu Trung Quốc quấy rối. Tuy nhiên, chính quyền Obama chưa tính đến các phương án này.
Trong khi đó từ Úc, Ngoại trưởng Julie Bishop gây chấn động khi tuyên bố: “Úc sẽ đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình, các giá trị tự do và thượng tôn pháp luật”. Phát biểu trên báo Sydney Morning Herald, bà Bishop nhấn mạnh việc các chính quyền trước đây của Úc thường im lặng khi Trung Quốc gây hấn trên biển vì e ngại Bắc Kinh là sai lầm hoàn toàn. “Trung Quốc coi thường sự yếu đuối” – bà Bishop đánh giá.
Ngoại trưởng Úc nhắc lại việc Canberra đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông, khiến các quan chức quốc phòng Trung Quốc nổi giận. Bà cho rằng thà nói thẳng hơn là để Trung Quốc hiểu sai và bác bỏ sự lo ngại kinh tế Úc có thể bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc phật ý. “Chúng ta biết rõ điều tối ưu là tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng cần lường trước những nguy cơ có thể sẽ xảy ra. Bạn phải hi vọng vào điều tốt nhất, nhưng cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” – bà Bishop cho biết. Giới truyền thông Úc bình luận đây là thông điệp rõ nhất mà chính quyền đưa ra về lập trường đối với Trung Quốc.
Khúc mắc thương mại
Theo AFP, tại S&ED hôm qua ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew đã đề cập đến những vấn đề thương mại giữa hai nước. Đầu tiên là việc tỉ giá đồng nhân dân tệ bị Bắc Kinh làm suy yếu. Ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc thắt chặt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Lew muốn các công ty nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc được hưởng quyền và lợi ích bình đẳng, rõ ràng.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ tỏ rõ quan điểm về vấn đề Biển Đông trong đối thoại Mỹ Trung
Cựu chuyên gia tình báo CIA cảnh báo Trung Quốc không nên "tưởng bở" khi thấy Mỹ từng thiếu quyết đoán ở Syria và Ukraine.
Trong hai ngày hôm qua (9/7) và hôm nay, tại Bắc Kinh, Trung Quốc diễn ra vòng 6 Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ thường niên. Lãnh đạo hai nước kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu và hàn gắn khác biệt trong một loạt vấn đề. Tuy nhiên, bất chấp những ngôn từ ngoại giao, phía Mỹ đã bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng Trung Quốc không nên tiếp tục các hành vi gây hấn trên Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Ông Kerry tại Đối thoại chiến lược Mỹ-Trung (ảnh: CNTV )
Trong ngày đầu tiên của cuộc Đối thoại, phái đoàn Mỹ và Trung Quốc đã nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực như chống biển đổi khí hậu, chống khủng bố và vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Iran. Cụ thể, hai bên đã ký tổng cộng 8 thỏa thuận về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp hai quốc gia có lượng khí thải carbon hàng đầu thế giới xích lại gần nhau trong vấn đề chính sách khí hậu.
Tuy nhiên, những vấn đề "nhức nhối" hơn như tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông, tình báo mạng và vấn đề tỷ giá thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Đáp lại phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo này cảnh báo sự đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ sẽ là "một thảm họa cho cả hai quốc gia và cả thế giới", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ không có ý định kiềm chế Trung Quốc, nhưng hy vọng Trung Quốc lựa chọn việc đóng vai trò có trách nhiệm trong xử lý các vấn đề quốc tế.
"Hãy để tôi nhấn mạnh rằng, Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc," ông Kerry nói. "Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh thượng, góp phần vào ổn định và phát triển của khu vực, chọn đóng vai trò có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế".
Tuy nhiên, bất chấp những ngôn từ ngoại giao, phía Mỹ đã không ngần ngại chỉ trích hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, một quan chức Mỹ trong phái đoàn tham dự Đối thoại tại Bắc Kinh cho biết, ông Kerry đã thảo luận về tình hình căng thẳng trên Biển Đông với các quan chức Trung Quốc. "Phái đoàn Mỹ tỏ rõ quan điểm rằng Trung Quốc không nên tiếp tục các hành vi gây hấn trên Biển Đông". Quan chức này nhấn mạnh, Mỹ đánh giá các hành động của Trung Quốc "gây bất ổn và mang tính đe dọa" và không mang lại lợi ích cho Trung Quốc xét về lâu dài. Phía Mỹ cho rằng điều quan trọng là Bắc Kinh phải điều chỉnh cách hành xử của mình.
Phái đoàn Mỹ đã đề cập những hành vi căng thẳng mà Trung Quốc gây ra đối với các nước láng giềng Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Mục tiêu của Mỹ là muốn Trung Quốc tìm cơ chế hòa bình để giải quyết tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng luật pháp quốc tế và sử dụng các cơ chế pháp lý.
Bình luận về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua, tờ Washington Post hôm qua dẫn lời cựu chuyên gia phân tích của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), ông Christopher Johnson, cho biết, Bắc Kinh đang theo đuổi chủ nghĩa phiêu lưu trên Biển Đông và biển Hoa Đông vì cho rằng Mỹ thiếu quyết đoán trong xử lý các vấn đề quốc tế, như vấn đề Syria hay cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, "nếu Trung Quốc ép quá mức, Mỹ sẽ triển khai lực lượng".
Còn trong bài bình luận mới đây trên tạp chí Forbes, các chuyên gia cho rằng "Mỹ nên đơn phương hỗ trợ những quốc gia nhỏ hơn tại Biển Đông". Bên cạnh đó, sự liên minh chặt chẽ của các nước trong khu vực về nhiều lĩnh vực có thể dần dần lớn mạnh thành các lực lượng đối trọng, nhằm tiến tới bảo vệ các ranh giới đã được quốc tế thừa nhận./.
Theo VOV
Ngoại trưởng Mỹ "lên lớp" Trung Quốc ngay tại Bắc Kinh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng tài chính Jack Lew đang có chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc. Khác với giọng hiếu chiến với láng giềng, Trung Quốc tỏ ra cực kỳ nhũn nhặn trước Mỹ. Ông Tập sợ đối đầu? Vào lúc này, giữa Trung Quốc và Mỹ đang có những bất đồng lớn trên nhiều vấn đề....