Ngoại trưởng Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5 1.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Ảnh: AP)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 28/7 đã hối thúc Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hôm 14/7 vừa qua, đồng thời cảnh báo nếu thỏa thuận này bị bác bỏ sẽ càng khiến Tehran nhanh chóng quay trở lại phát triển vũ khí hạt nhân.
Cảnh báo trên được Ngoại trưởng Kerry đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện tuyên bố các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa kiểm soát đa số lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ làm mọi việc để có thể ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh thỏa thuận đạt được sẽ mang lại các giải pháp toàn diện và lâu dài hơn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran so với bất cứ một phương án thay thế nào khác. Một khi được triển khai, Iran sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ vĩnh viễn và điều này cũng sẽ giúp thế giới tin tưởng chương trình hạt nhân của Tehran chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Ông bày tỏ tin tưởng đây là một thỏa thuận tốt cho cả thế giới, cho nước Mỹ cũng như các nước đồng minh và bạn bè trong khu vực và xứng đáng nhận được sự ủng hộ.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo rằng nếu Quốc hội Mỹ bác bỏ thỏa thuận hạt nhân của Iran sẽ khiến Mỹ bị cô lập với quốc tế cũng như tạo cơ hội cho Tehran tăng gấp đôi tốc độ làm giàu urani và phát triển chương trình hạt nhân của mình mà không có sự giám sát chặt chẽ.
Theo_VTV
Những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua (20 26/7)
Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ; cuộc hội đàm lịch sử giữa Ngoại trưởng Mỹ và Cuba là hai sự kiện quốc tế được chú ý nhiều nhất trong tuần qua.
1. IMF tuyên bố Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ
Ngày 20/7, IMF thông báo Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ sau khi trả khoản nợ 2 tỷ Euro (2,2 tỷ USD) mà Athens lỡ hẹn trước đó.
Trong tuyên bố của mình, người phát ngôn IMF Gerry Rice xác nhận, Hy Lạp đã thanh toán toàn bộ tiền nợ và do đó, quốc gia này "không còn khất nợ IMF". Quan chức này cũng khẳng định, IMF sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp nhằm giúp Xứ sở Thần thoại khôi phục đà tăng trưởng và sự ổn định tài chính.
Video đang HOT
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua khoản cứu trợ ngắn hạn trị giá 7,16 tỷ euro (7,8 tỷ USD) cho Hy Lạp để giúp nước này trả các khoản vay lớn cho các chủ nợ quốc tế vào đầu tuần này. Ngoài khoản nợ 2 tỷ Euro trả cho IMF, Chính phủ Hy Lạp cũng phải thanh toán khoản nợ trị giá 4,2 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong ngày 20/7.
Tuy nhiên, khoản cứu trợ trên sẽ không được dành để trả khoản nợ tiếp theo cho ECB vốn sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 20/8. Do vậy, Hy Lạp sẽ chỉ có một tháng để tiến hành đàm phán với các chủ nợ về những điều khoản trong gói cứu trợ mới kéo dài 3 năm có tổng trị giá 86 tỷ Euro, mà Eurozone đã đạt được nhất trí trên nguyên tắc trong cuộc họp thượng đỉnh vào tuần trước.
IMF tuyên bố Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ mất khả năng trả nợ
Ngày 20/7, IMF thông báo Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ sau khi trả khoản nợ 2 tỷ Euro (2,2 tỷ USD) mà Athens lỡ hẹn trước đó.
2. Hội đàm lịch sử giữa Ngoại trưởng Mỹ và Cuba
Sau lễ thượng cờ Cuba tại Đại sứ quán Cuba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc tiếp đón và hội đàm với người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Cuba tới Bộ Ngoại giao Mỹ kể từ năm 1958. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi ngày 20/7 là một ngày lịch sử và là ngày để phá bỏ các rào cản, thông qua việc khuyến khích đi lại và tự do trao đổi thông tin, cũng như nối lại hoạt động thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thăm thân nhân cho công dân hai nước.
Về phần mình, Ngoại trưởng Cuba Rodriguez nhấn mạnh, hai bên có thể tiến tới sự kiện ngày 20/7 là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Cách mạng Cuba Phidel Castro cũng như sự quyết tâm và bền bỉ của người dân Cuba.
Hội đàm lịch sử giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ - Cuba
Sau lễ thượng cờ Cuba tại Đại sứ quán Cuba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc tiếp đón và hội đàm với người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez.
3. Quốc hội Hy Lạp thông qua Dự luật cải cách thứ 2
Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2 theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ.
Dự luật cải cách này được thông qua sẽ giúp Hy Lạp nối lại các cuộc đàm phán với "bộ ba" chủ nợ là Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế về gói cứu trợ thứ 3 dành cho Athens.
Với 230 phiếu ủng hộ, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2, trong đó yêu cầu Hy Lạp chỉ bảo đảm cho các khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro và áp dụng các quy định mới cho hệ thống tư pháp dân sự của đất nước để cắt giảm chi phí. Đây được coi là thắng lợi đối với Thủ tướng Tsipras và giúp Hy Lạp có thể đàm phán với các chủ nợ về gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ Euro.
Chính phủ Hy Lạp cho biết, nước này muốn ký thỏa thuận cuối cùng về chương trình cứu trợ với các chủ nợ trước ngày 20/8 tới. Ngày 20/8 cũng là thời hạn chót để Hy Lạp phải trả khoản nợ 3,2 tỷ Euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu, sau đó nước này phải trả thêm khoản nợ 1,5 tỷ Euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 9/2015.
Quốc hội Hy Lạp thông qua Dự luật cải cách thứ 2
Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua Dự luật cải cách khắc khổ thứ 2 theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy gói cứu trợ.
4. Chính quyền Ukraine và phe ly khai đạt thỏa thuận sơ bộ rút vũ khí
Chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine đã đạt một thỏa thuận sơ bộ về mở rộng quy mô rút vũ khí khỏi miền Đông Ukraine, trong đó có cả xe tăng và những hệ thống vũ khí nhỏ hơn.
Thỏa thuận về rút vũ khí hạng nhẹ này đạt được tại cuộc họp của "Nhóm Tiếp xúc" tại Minsk, Belarus. Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Ivica Dacic tuyên bố, thỏa thuận này vẫn cần phải được ký kết chính thức; đồng thời hối thúc tất cả các bên "ngừng hoàn toàn việc tấn công và tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn đầy đủ".
Theo thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Minsk hồi tháng 2, các vũ khí cỡ nòng lớn hơn 100 mm phải được rút đi vào thời điểm này, song chính quyền Kiev và phe ly khai lại đang cáo buộc lẫu nhau về việc tiếp tục dùng đạn pháo hạng nặng và thương vong vẫn xuất hiện gần như hàng ngày.
Chính quyền Ukraine và phe ly khai đạt thỏa thuận sơ bộ rút vũ khí
Thỏa thuận về rút vũ khí hạng nhẹ đạt được giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine tại cuộc họp của "Nhóm Tiếp xúc" tại Minsk, Belarus.
5. Sách Trắng quốc phòng Nhật lên án Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông
Ngày 21/7, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2015. Sách Trắng quốc phòng đã nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
Trong Sách Trắng quốc phòng 2015, Chính phủ Nhật Bản khẳng định môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang xấu đi, có nhiều vấn đề mới phát sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhật Bản kịch liệt phản đối hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như việc nước này xây dựng thêm nhiều giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên biển Hoa Đông.
Nhật Bản cho rằng, đây là hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước và yêu cầu Trung Quốc lập tức ngưng các hành động mang tính đơn phương, có mục đích thay đổi nguyên trạng trên biển.
Trong Sách Trắng, Nhật Bản cho biết, ngân sách quốc phòng tài khóa 2015 ở mức 450 tỷ USD, bằng 1% GDP của Nhật Bản. Ngân sách quốc phòng năm 2015 đã tăng 0,8% so với tài khóa trước, trong đó có sự gia tăng của chi phí nhân sự và mua sắm các trang thiết bị quân sự phục vụ tuần tra và chiến đấu trên biển.
Cũng trong Sách Trắng năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã nêu nội dung của dự luật an ninh hiện đang được đệ trình lên Quốc hội và cho rằng, dự luật trên là cần thiết nhằm giúp nước này bảo vệ nền hòa bình và đối phó sớm với các nguy cơ an ninh có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Sách Trắng quốc phòng Nhật lên án Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông
Ngày 21/7, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2015. Sách Trắng quốc phòng đã nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
Theo_VTV
Người Việt tin sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh với Mỹ Người Việt tin rằng họ sẽ không bao giờ lặp lại cuộc chiến với Hoa Kỳ. Nhưng lịch sử lâu dài của Việt Nam trong các cuộc xung đột với Trung Quốc vẫn chưa... Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. South China Morning Post ngày...