Ngoại trưởng Mỹ: Hoa Kỳ có ‘Kế hoạch B’ cho lệnh ngừng bắn ở Syria
Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cảnh báo chính phủ Syria tuân thủ tiến trình ngừng bắn bởi Mỹ đã có kế hoạch dự phòng nếu lệnh ngừng bắn đổ vỡ.
Sau khi Nga và Mỹ ký thỏa thuận ngừng bắn ở Syria vào ngày 22/02. Chính phủ của tổng thống Syria Bashar al-Assad và các nhóm phiến quân đã lên tiếng chấp nhận kế hoạch chấm dứt chiến sự này.
Tuy nhiên, vẫn còn những nghi ngờ lẫn nhau từ cả hai phía.
Quân nổi dậy được sự hỗ trợ của Arab Saudi cho rằng quân đội Syria và không quân Nga vẫn sẽ không kích dựa trên danh nghĩa tấn công khủng bố IS và mặt trận al-Nusra.
Về phần mình, chính phủ ở Damascus cũng cho rằng sự giúp đỡ của nước ngoài dành cho phiến quân có thể phá hỏng thỏa thuận.
Để trấn an cả hai phía, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã có bài phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ ở Washington.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
Theo đó, Hoa Kỳ cảnh báo rằng sẽ khó giữ được một Syria toàn vẹn lãnh thổ nếu chiến sự ở quốc gia này không được chấm dứt.
“Sẽ là quá muộn để giữ toàn vẹn lãnh thổ Syria nếu chúng ta phải chờ đợi lâu hơn nữa. Hoa Kỳ sẽ sớm có biện pháp khắc phục nếu thỏa thuận ngừng bắn có kẽ hở. Và chúng tôi sẽ chứng minh bằng hành động trong những ngày tới.”
Video đang HOT
Ông Kerry cũng tuyên bố rằng: Quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria, thành lập một chính phủ để thay thế chính phủ hiện tại là điều kiện vô cùng quan trọng để thỏa thuận ngừng bắn được thực hiện chuẩn mực.
“Nếu thỏa thuận ngừng bắn thành công thì trong một, hai tháng tiếp theo, Assad sẽ phải đưa ra một quyết định thực sự về sự hình thành của quá trình chuyển tiếp chính trị ở Syria.”
Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo chính phủ Damascus hiện tại rằng: Nếu quá trình chuyển đổi chính trị không diễn ra. Phía Hoa Kỳ sẽ áp dụng nhiều biện pháp trong “kế hoạch B”, những biện pháp đó bao gồm cả các hành động quân sự.
“Một cuộc thảo luận quan trọng đã diễn ra về những hành động trong “kế hoạch B” nếu chúng ta không thành công trên bàn đàm phán”.
Trong một diễn biến khác, Pháp cho biết các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Đức hy vọng thỏa thuận chấm dứt chiến sự có thể có hiệu lực ngay.
Kế hoạch này là kết quả của chính sách ngoại giao mạnh mẽ nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria kéo dài 5 năm khiến 250.000 người thiệt mạng và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa gây ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Lệnh ngừng bắn Nga-Mỹ: Loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi 'cuộc chơi' Syria
Những điều khoản trong lệnh ngừng bắn Nga-Mỹ ở Syria cho thấy ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria sẽ bị giảm xuống mức thấp nhất.
Ngày 22/02, chính quyền Nga đã chính thức lên tiếng, công bố những thông tin đầu tiên về lệnh ngừng bắn mà nước này đã đạt được sau khi đàm phán với Mỹ để áp dụng tại Syria.
Nội dung lệnh đàm phán xuất hiện 2 nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ:
1. Các phe nhóm không có trong phạm vi áp dụng của lệnh ngừng bắn gồm: "IS, Mặt trận Al-Nusra, hoặc các nhóm khủng bố khác được xác định bởi HĐBA LHQ". Các liên minh chống khủng bố sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ truy quét các nhóm được coi là khủng bố này.
2. Các bên tham gia có nghĩa vụ phải "ngừng mọi hình thức tấn công, bằng bất cứ loại vũ khí nào, bao gồm cả rocket, pháo cối, và tên lửa chống tăng có định hướng" và "hạn chế tìm cách đoạt thêm lãnh thổ từ các bên khác trong bản thỏa thuận".
Tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Vladimir Putin
Nhìn vào 2 điểm quan trọng của lệnh ngừng bắn, dễ dàng nhận ra lực lượng người Kurd ở Syria không nằm trong danh sách "khủng bố" bởi kể cả đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ cũng coi người Kurd ở Syria là lực lượng có khả năng chống lại IS hiệu quả nhất.
Ngay sau khi lệnh ngừng bắn này được công bố, Bộ ngoại giao Mỹ đã tuyên bố: Vì Thổ là 1 thành viên của ISSG nên cũng phải tuân thủ các điều kiện ngừng bắn và ngừng pháo kích vào lực lượng YGP ở Syria.
Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể can thiệp vào tình hình Syria dưới hình thức pháo kích chống "khủng bố người Kurd" nữa. Và cũng càng không có lý do gì để Thổ Nhĩ Kỳ đem quân vào Syria.
Người Kurd có thể thoải mái hơn trong hành động tiêu diệt khủng bố ở bắc Aleppo sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Bởi ở Idlib và một phần miền Bắc Syria, đặc biệt là Bắc Aleppo tồn tại một liên minh khủng bố lớn Jaish al Fatah (JAF) được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi.
Từ khi thành lập, JAF là liên minh của bảy nhóm vũ trang, ba trong số bảy nhóm đó là: al-Nusra, Ahrar tro-Sham và Jund al-Aqsa đều có liên hệ trực tiếp với al-Qaeda hoặc có một tư tưởng tương tự. 3 nhóm này chiếm tới 90% số chiến binh của liên minh.
JAF đóng vai trò như tấm bình phong ngăn cách người Kurd với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ chịu sự tấn công của cả Nga và Mỹ. Khả năng liên minh này bị tiêu diệt hoặc rút chạy là rất cao.
Đến lúc đó, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria sẽ gần như không còn.
Có vẻ như những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng căng thẳng với Nga đã vượt quá sức chịu đựng của các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ và NATO.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Lễ hội đầu xuân độc đáo của triều đình phong kiến xưa Thời phong kiến, triều đình nghỉ ăn tết khá dài và trong thời gian đó ngoài việc ăn chơi còn có những lễ hội khá độc đáo. Lễ tiến xuân ngưu Lễ tiến xuân ngưu tức là lễ hội tiến con trâu bằng đất để tống khí lạnh của mùa đông và đón khí ấm áp của mùa xuân đang đến. Nó thường...