Ngoại trưởng Mỹ gửi thông điệp chúc mừng Việt Nam nhân 75 năm Quốc khánh
Ngoại trưởng Mike Pompeo thay mặt Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ gửi lời chúc mừng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2020).
Thông điệp của Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu rõ, trong năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự chuyển đổi ấn tượng trong mối quan hệ của chúng ta, cả về thương mại và đầu tư, hợp tác an ninh và giao lưu nhân dân, là minh chứng cho những người đã nỗ lực vượt qua quá khứ và xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: NBC News.
Theo thỏa thuận vừa ký kết, Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên cử các tình nguyện viên của Chương trình Hòa bình tới Việt Nam, một mốc quan trọng và mang tính biểu tượng trong năm lịch sử giữa hai nước.
Hoa Kỳ hoan nghênh Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm đầy thử thách này và đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Ngoại trưởng Mike Pompeo gửi lời chúc mừng Quốc khánh tới nhân dân Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh hai nước đang cùng nhau hợp tác để xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng hơn.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ ca ngợi Việt Nam minh bạch và chủ động ứng phó Covid-19
Có kế hoạch ứng phó ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, hành động nhanh, hiệu quả và quyết liệt từ cấp trung ương đến địa phương, minh bạch trong công tác ứng phó dịch bệnh, lan tỏa tinh thần hợp tác quốc tế... Đó là những bình luận của truyền thông Mỹ về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Một số khu chợ dân sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tổ chức kẻ vạch giãn cách, đo thân nhiệt và khử khuẩn tay trước khi vào chợ. (Ảnh: Duy Linh)
Đài phát thanh NPR của Mỹ ngày 16-4 có bài phân tích vì sao cho đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì Covid-19 và chỉ có 268 ca bệnh trong khi các quốc gia Đông - Nam Á khác đã phát hiện hàng nghìn ca nhiễm.
Theo NPR, các chuyên gia cho rằng, kinh nghiệm ứng phó trong các đại dịch trước đây, việc sớm thực hiện nghiêm chính sách giãn cách xã hội và hành động quyết liệt của các nhà lãnh đạo đã giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lay của dịch Covid-19.
NPR dẫn lời đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ tại Thái Lan, ông John MacArthur đánh giá: "Việt Nam đã có cam kết chính trị ngay từ đầu ở cấp cao nhất. Và cam kết chính trị đó đã được triển khai từ cấp trung ương đến từng thôn xóm".
Bài viết nhận định, với kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến đẩy lùi dịch SARS năm 2003 và đại dịch cúm H1N1 năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu triển khai các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 từ tháng 1-2020, ngay sau khi xuất hiện thông tin về các ca bệnh đầu tiên tại TP Vũ Hán của Trung Quốc.
"Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện hàng loạt chiến thuật, gồm có cách ly trên diện rộng và chủ động truy tìm những người tiếp xúc với người nhiễm virus SARS-CoV-2. Việt Nam còn nhận được sự khen ngợi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC về sự minh bạch trong ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế", NPR cho biết.
Bài viết thông tin thêm: "Hàng chục nghìn người đã được đưa vào các khu cách ly tại Việt Nam. Đến cuối tháng 3, Việt Nam đã cấm tất cả chuyến bay quốc tế và nội địa. Chính phủ cũng thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1-4. Truyền thông nhà nước đưa tin, các yêu cầu về giãn cách xã hội và ở trong nhà cũng được kéo dài thêm ít nhất một tuần nữa. Những người vi phạm quy định sẽ bị xử lý nghiêm". Khi các tác động về kinh tế của biện pháp giãn cách xã hội ngày càng rõ ràng hơn, một số doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam. Một doanh nghiệp đã lắp đặt "ATM gạo" để phân phát gạo miễn phí cho những người không có việc làm.
Trước đó, ngày 15-4, Tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ cũng đánh giá sự minh bạch và tiên phong ứng phó của Việt Nam trong đại dịch Covid-19 đã nhận được sự ca ngợi ở trong nước và từ cộng đồng quốc tế.
Theo bài viết này, tính đến ngày 15-4, Việt Nam đã ghi nhận 267 ca bệnh và số người được xét nghiệm tại Việt Nam cao hơn nhiều so với tại phần lớn các nước Đông - Nam Á. Tạp chí Chính sách đối ngoại có cùng quan điểm với đài phát thanh NPR khi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã hành động nhanh và hiệu quả. Khi tâm dịch chuyển sang châu Âu vào tháng 3 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch cách ly những người trở về từ nước ngoài để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan. Chính phủ cũng nhanh chóng đóng cửa trường học và các hoạt động kinh tế không thiết yếu.
Mặc dù là nước có thu nhập trung bình và ngân sách dành cho y tế chỉ bằng một phần nhỏ so với các nước phát triển khác nhưng hệ thống y tế của Việt Nam dường như không bị quá tải. Việt Nam thậm chí còn trao tặng vật tư y tế cho các nước châu Âu.
Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam rất minh bạch với nhân dân trong công tác ứng phó cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Các bộ trưởng họp báo hằng ngày và thường xuyên phát biểu trên truyền hình. Trong khi đó, các nhà mạng thường xuyên gửi tin nhắn để cập nhật tình hình dịch bệnh cho khách hàng. Thậm chí, những cảnh báo y tế của Chính phủ Việt Nam còn được dịch cho người nước ngoài.
Bài viết nhấn mạnh, nhân dân Việt Nam bày tỏ ủng hộ và ca ngợi nỗ lực chống dịch của Chính phủ. Trong thời gian này, nhân dân Việt Nam thường nhắc tới hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" và lan truyền những bài thơ yêu nước trên mạng xã hội.
Từ những lý do nêu trên, bài viết khẳng định, "Việt Nam nổi lên như một trong những câu chuyện thành công lớn trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19".
HOÀNG HÀ
Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 hay với vai trò là thành viên Hiệp hội, Việt Nam luôn tích cực, trách nhiệm và chủ động trong ASEAN. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 theo hình thức...