Ngoại trưởng Mỹ gửi ‘tâm thư’ sau thông tin bất mãn nội bộ vì xung đột Hamas-Israel
Ngoại trưởng Antony Blinken thừa nhận những tổn thương tinh thần mà xung đột Hamas-Israel đã gây ra cho nhân sự Bộ Ngoại giao Mỹ, giữa lúc truyền thông đưa tin về sự bất mãn trong cơ quan này vì phản ứng của Washington.
Theo AFP, Ngoại trưởng Blinken đã gửi thư cho toàn thể nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ vào tối 19.10. Trong thư, ông đề cập đến những hoàn cảnh “thách thức” ảnh hưởng đến ngoại giao đoàn của Mỹ từ khi xung đột mới nhất giữa Israel và lực lượng Hamas của người Palestine bùng nổ cách đây 2 tuần.
Giới lãnh đạo Mỹ, bao gồm Tổng thống Joe Biden và ông Blinken, đã cam kết hậu thuẫn Israel trong xung đột, công khai ủng hộ việc nước này tiến hành các cuộc tấn công trả đũa Hamas từ ngày 7.10, khiến hàng nghìn dân thường Palestine ở Dải Gaza thiệt mạng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp báo giới trước khi rời Cairo (Ai Cập) hôm 15.10. Ảnh REUTERS
Ít nhất một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chức vì cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với xung đột. Quan chức Josh Paul cho biết trên LinkedIn rằng ông ra đi vì “bất đồng chính sách liên quan đến việc [chính phủ Mỹ] tiếp tục cung cấp cho Israel các hỗ trợ gây sát thương”.
Một nguồn tin cho biết thư gửi toàn thể nhân viên của ông Blinken không phải là phản hồi trước những tường thuật về sự thất vọng trong Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong thư, ông Blinken đã kể lại chuyến công tác gần đây của ông ở Trung Đông, với các điểm dừng chân bao gồm Israel và một số nước Ả Rập, trong đó nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã ghé qua vài nước nhiều hơn một lần.
“Tôi biết rằng, đối với nhiều người trong số các bạn, thời gian này không chỉ là thử thách về mặt chuyên môn mà còn về mặt cá nhân”, ông viết trong bức thư mà AFP xem được.
Ông Blinken cho biết chính phủ Mỹ đau buồn trước “mọi sinh mạng vô tội bị tước đoạt trong xung đột này”.
“Đó là lý do tại sao Tổng thống Biden đã nói rõ… rằng mặc dù chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền tự vệ của Israel, vấn đề còn lại vẫn quan trọng ra sao”, ông viết trong thư, đề cập đến sự cần thiết phải tôn trọng “pháp quyền và các tiêu chuẩn nhân đạo quốc tế”.
Điểm xung đột: Thách thức lớn khi tấn công Gaza; vì sao Mỹ chưa muốn Israel đánh Hezbollah?
“Chúng ta cũng hãy đảm bảo duy trì và mở rộng không gian tranh luận và bất đồng chính kiến để làm cho chính sách và thể chế của chúng ta tốt hơn… Chúng ta còn một chặng đường khó khăn phía trước. Nguy cơ hỗn loạn và xung đột lớn hơn là có thật”, ông Blinken cho biết.
Trước đó trong tuần này, Huffington Post đưa tin rằng một số nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ không hài lòng với chính sách của Washington đối với xung đột Hamas-Israel, và một người nói với tờ báo rằng “một cuộc phản kháng” đang diễn ra trong cơ quan này.
Hàn Quốc nâng khuyến cáo đi lại đến Israel và Liban
Ngày 19/10, Chính phủ Hàn Quốc nâng khuyến cáo đi đến 2 nước Israel và Liban, đồng thời hối thúc các công dân rời khu vực này trong bối cảnh xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas leo thang.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Gaza ngày 12/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ đã nâng khuyến cáo đi đến Israel và Liban lên mức 3 và quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Bộ trên giải thích lý do nâng mức khuyến cáo đi lại do những nguy cơ an ninh phát sinh từ căng thẳng gia tăng giữa Israel và phong trào Hezbollah tại Liban.
Theo đó, bộ trên khuyến cáo người dân Hàn Quốc đang sống tại các quốc gia Trung Đông này lập tức rời khỏi đây.
Những người có kế hoạch đến Israel và Liban cũng được khuyến cáo nên cân nhắc hủy hoặc hoãn chuyến đi.
Bộ trên cũng cho biết sẽ giám sát chặt chẽ tình hình trên thực địa và cân nhắc tiếp tục điều chỉnh khuyến cáo đi lại nếu cần thiết. Hiện Hàn Quốc đưa ra khuyến cáo đi đến Dải Gaza ở mức 4, cao nhất trong hệ thống cảnh báo gồm 4 mức. Những người Hàn Quốc đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà chính phủ nước này đang áp dụng khuyến cáo đi lại mức 4 có thể bị xử phạt theo luật pháp hiện hành.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết chính phủ tiếp tục nỗ lực sơ tán toàn bộ 10 công dân nước này đang mắc kẹt ở Dải Gaza.
Bà Retno nói rằng thường xuyên liên lạc với đại diện của công dân Indonesia ở Gaza. Indonesia duy trì kênh liên lạc thường xuyên với Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và nhiều bên khác nhau có thể hỗ trợ quá trình sơ tán công dân an toàn. Tuy nhiên, việc sơ tán vẫn chưa thể được thực hiện do tình hình vẫn còn khó khăn.
Ngày 13/10 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã sơ tán được 4 công dân khỏi Bờ Tây và các khu vực lân cận. Trong khi đó, 129 người Indonesia cư trú tại Tel Aviv, Jerusalem và một số khu vực ở Bờ Tây quyết định không trở về nhà vì cảm thấy vẫn an toàn.
Nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ khi tới 11 điểm dừng ở Trung Đông trong 5 ngày Với 11 điểm dừng tại Trung Đông trong vòng 5 ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cố gắng cho thấy chính quyền Mỹ ủng hộ phản ứng quân sự của Israel và khuyến khích nước này bảo vệ dân thường ở Dải Gaza. Từ đêm khuya cho đến sáng sớm Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP Sau khi trao đổi cùng...