Ngoại trưởng Mỹ đến châu Phi ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc
Những mối đe dọa ngày càng gia tăng của các chiến binh Hồi giáo và ảnh hưởng của Trung Quốc trên khắp châu Phi là chủ đề chính trong chương trình làm việc của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du tại châu lục này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang có chuyến thăm đến các nước châu Phi.
Hôm qua (31/7), bà Clinton bắt đầu chuyến công du 11 ngày đến châu Phi tới ít nhất 6 quốc gia bao gồm cả quốc gia non trẻ nhất là Nam Sudan và các quốc gia khác như Uganda, Kenya, Malawi và Nam Phi.
Điểm dừng chân đầu tiên của bà Clinton là Senegal nơi mà theo các quan chức Mỹ, bà sẽ có một bài phát biểu cảnh báo các quốc gia châu Phi về những mối hiểm nguy của các chương trình đầu tư của Trung Quốc tại châu lục này. Theo nhiều chuyên gia về phát triển, các chương trình đầu tư đó chỉ giúp làm giàu cho Trung Quốc bằng con đường bóc lột châu Phi. Bà Clinton cũng sẽ nhấn mạnh rằng phát triển đúng hướng sẽ làm giảm vị thế của các nhóm cực đoan hiện đang nắm quyền tại Nigeria, Mali và Somalia.
Không đề cập đến cụ thể là Trung Quốc, bà Clinton sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo châu Phi nên cân nhắc cẩn thận các dự án đầu tư vô điều kiện do các quốc gia khác đề xuất vì các dự án đó có thể làm gia tăng các hoạt động tham nhũng, làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân tại những quốc gia nghèo đói nhất thế giới.
Hoa Kỳ đang ngày càng lo ngại về lợi ích của Trung Quốc tại châu Phi do Trung Quốc có nhu cầu lớn về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nền kinh tế đang bùng nổ của mình.
Trước đây, các quan chức Mỹ, trong đó có bà Clinton, đã bày tỏ ý kiến rằng Trung Quốc đang khai thác nguyên liệu thô của châu Phi mà không quan tâm đến nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết trong bài phát biểu tại Dakar, Senegal, bà Clinton sẽ ca ngợi nền dân của của Senegal và “nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ hướng tới đối tác” của các quốc gia trên khắp châu Phi.
Video đang HOT
Các quan chức khác của Mỹ thì cho biết bà sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo và nhân dân châu Phi để họ nhận ra rằng cách tốt nhất để có chính quyền điều hành tốt và mức sống cao hơn là hợp tác với các đối tác có tinh thần trách nhiệm như Hoa Kỳ.
Sau Senegal, bà Clinton sẽ đến thăm Nam Sudan, Uganda và Kenya.
Theo Infonet
Hillary Clinton: một nghệ thuật ngoại giao
Những gì nổi bật nhất trong nhiệm kỳ ngoại trưởng của Hillary Clinton là sự phù hợp với công việc mà bà đã chứng tỏ, với công việc mà chính bà từng tin là điều không có thực.
"Không phải là trong vòng 1 triệu năm đấy chứ?", bà trả lời thư điện tử hồi tháng 11/2008 khi nghe một trợ lý nói Tổng thống đắc cử Barack Obama đang cân nhắc việc bổ nhiệm bà.
Hillary thiếu kinh nghiệm chính sách đối ngoại so với các ngoại trưởng gần đây như Condoleezza Rice hay Colin Powell. Bà cũng không có quan hệ cá nhân gần gũi với Obama. Điều bà sở hữu là năng lượng, và danh tiếng. Clinton đã do dự, thậm chí có lúc quyết định từ chối. Cuối cùng, một trợ lý nói "khi được yêu cầu phụng sự, bà đã làm".
Rồi những gì người ta chứng kiến được là Obama và Clinton (cho dù có những đồn đoán sẽ mâu thuẫn với nhau) lại dẫn đầu một đội ngũ an ninh quốc gia ít bất hòa nhất trong nhiều thập niên. Clinton ngay từ ban đầu, đã thể hiện sự tôn trọng với người đàn ông đã đánh bại bà: "Chúng tôi làm việc cho tổng thống", bà từng nói.
Tuy nhiên, không phải Obama và Hillary không có bất đồng, và đây là một số điểm khác biệt giữa họ:
Rút quân
Theo một quan chức cấp cao Nhà Trắng, bà Clinton ủng hộ mạnh mẽ việc giữ thêm quân ở cả Afghanistan và Iraq. Nhưng về mặt công khai, bà kiên định ủng hộ quyết tâm của tổng thống để chấm dứt cuộc chiến ngày càng không được ưa chuộng của Mỹ ở hai nước này.
Putin tái cử
Trong tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố cuộc bầu cử quốc hội Nga không dự do cũng chẳng công bằng. Phát biểu trước ngoại trưởng của các nước thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, bà Hillary cho biết: "Các cử tri Nga xứng đáng có được một cuộc điều tra đầy đủ về tất cả những thông tin đáng tin cậy liên quan đến tình trạng gian lận trong bầu cử. Chúng tôi hy vọng, giới quan chức Nga sẽ hành động. Người Nga, cũng như mọi người dân khác, xứng đáng có quyền có tiếng nói được lắng nghe, có lá phiếu được tính đến".
Tuy nhiên, sau khi Putin đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4/3, Nhà Trắng không muốn làm cho mối quan hệ với Nga trở nên tồi tệ thêm bởi bất kỳ nghi vấn nào về tính hợp pháp trong chiến thắng của ông. Vì thế, ba ngày sau đó, bà Clinton ra tuyên bố: "Cuộc bầu cử là một chiến thắng rõ ràng và chúng tôi sẵn sàng làm việc với tổng thống đắc cử Putin".
Libya
Clinton cùng Lầu Năm Góc có những hoài nghi về sự can thiệp quân sự nước ngoài tại Libya, bao gồm các đề xuất để thực thi vùng cấm bay ở nước này. Tuy nhiên, khi lực lượng của Muammar Gaddafi dồn dập tấn công tổng hành dinh của quân nổi dậy ở Benghazi, ông Obama đã triệu tập các cố vấn vào một chiều thứ ba và quyết định Mỹ không thể đứng ngoài lề. Và Hillary vẫn thực thi vai trò của mình khi Obama đưa nước Mỹ vào cuộc chiến.
Có một sự thật thường xuyên bị lãng quên là ở bất kỳ chế độ nào, tổng thống là người cuối cùng ra quyết định về chính sách đối ngoại. Đó là thực tế ngay cả dưới thời của George W Bush, mặc dù Dick Cheney đã nỗ lực cao nhất để tạo lập ra một bộ máy chính sách ngoại giao độc lập. Công việc của ngoại trưởng là giúp định hình và sau đó thực thi các chính sách của tổng thống. Đây là điều mà bà Clinton rất nghiêm túc xem xét.
"Tổng thống hoàn toàn có lòng tin và tin tưởng vào Ngoại trưởng Clinton, trong những lời khuyên của bà, trong quan điểm về chính sách và trong sự đại diện hình ảnh nước Mỹ", Cố vấn An ninh quốc gia Thomas Donilon nói. Cả hai vị chính khách, Hillary và Obama đều được dẫn dắt bởi tư duy thực tế, cách tiếp cận theo từng trường hợp, và đó là một lý do vì sao không ai có thể thực sự xác định một học thuyết của Obama hay Clinton.
Hillary đã rất thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng chính trị thực thi nghệ thuật đầu tiên của ngoại giao: Khiến người khác mong muốn những điều mình muốn.
Pakistan
Quan hệ với Pakistan là một trong những thất bại của chính quyền Obama. Sau cuộc đột kích Abbottabad khiến cho mối quan hệ thêm tồi tệ, bà Clinton đã nỗ lực phục hồi quan hệ song phương bằng hai chuyến công du tới Pakistan năm ngoái.
Tuy nhiên, trong một hội nghị gần đây tại Chicago, ngoại trưởng Hillary Clinton đã thúc ép Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari nối lại các đường dây hậu cần tới Afghanistan và hành động kiên quyết hơn trong việc chống lại những phần tử Hồi giáo nổi dậy. Khi ông Zardari phàn nàn bị thúc thủ, thì bà đã bác bỏ điều này. Bà nói: "Ông không thể lùi lại phía sau rồi than "chính trị thật quá khó".
Tâm tư
Sau ba năm rưỡi ở nhiệm sở, di sản lớn nhất của bà Clinton là làm mới ngoại giao Mỹ bằng phong cách của chính bà. Bà phủ nhận các thất bại như với Pakistan hay Syria. Bà nói: "Trong thế kỷ 21, cách hiểu chung là Mỹ không thể giải quyết tất cả các vấn đề trong thế giới. Nhưng những vấn đề ấy lại không thể giải quyết được nếu thiếu Mỹ".
Trong phạm vi chính sách đối ngoại, với vai trò ngoại trưởng, bà đã giúp cho Obama có được một kỷ lục thành công ở nước ngoài - từ chấm dứt chiến tranh ở Iraq, đến tiêu diệt Osama bin Laden và lật đổ Muammar Gaddafi.
Hillary Clinton nói bà chưa có kế hoạch cụ thể cho tương lai, nhưng cũng tiết lộ ít nhiều. Bà muốn viết một cuốn sách, theo đuổi hoạt động từ thiện, đấu tranh cho phụ nữ và trẻ em. Bà có vẻ chân thành khi nói rằng, bà đơn giản là muốn nghỉ ngơi sau bốn thập niên cống hiến cho "đời sống công".
Theo VietNamNet
Jessica Alba duyên dáng trong tiệc từ thiện của Clinton Nữ diễn viên tỏa sáng với thời trang xuyên thấu khi xuất hiện tại bữa tiệc từ thiện mừng sinh nhật 65 tuổi của cựu tổng thống Mỹ và kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ từ thiện William J. Clinton, tối 14/10 ở Los Angeles. Sự kiện "A Decade of Difference" được tổ chức tại nhà hát The Hollywood Palladium ở Los...